Kết quả nghiên cứu sau thử nghiệm

Một phần của tài liệu thực trạng tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non tại tp hồ chí minh (Trang 108 - 155)

6 tuổi trong hoạt động vui chơi

3.2.3.Kết quả nghiên cứu sau thử nghiệm

3.2.3.1. Kết quả so sánh nhận thức về TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong

HĐVC của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thử nghiệm

Kết quả bảng 3.7 cho thấy, nhận thức về TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thử nghiệm có sự khác biệt rõ rệt. Nhận thức của nhóm đối chứng sau thử nghiệm không có gì thay đổi so với trước thử nghiệm. Còn ở nhóm thực nghiệm sau khi có tác động của các biện pháp thử nghiệm có sự thay đổi về mức độ, ở các tiêu chí nhận thức về TTL của trẻ đều ở mức cao. Kết quả này đã chứng minh tính hiệu quả của các biện pháp thử nghiệm trong việc phát triển nhận thức về TTL của trẻ. Đa số các trẻ trong nhóm này đều có nhận thức rằng, tự lực là tự mình làm lấy, không nhờ vả người khác, phải cố gắng thực hiện đến cùng không bỏ dở công việc.

Bảng 3.7. Nhận thức về TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi HĐVC của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thử nghiệm

Tiêu chí Biểu hiện Nhóm Điểm TB Mức ý nghĩa

Tính chủ động trong khi chơi

Chọn góc chơi Đối chứng 2,15 0,000 Thực nghiệm 2,85

Chọn vai chơi Đối chứng 2,05 0,000 Thực nghiệm 2,85

Lựa chọn đồ chơi Đối chứng 2,05 0,000 Thực nghiệm 2,80 Rủ bạn cùng chơi Đối chứng 2,10 0,000 Thực nghiệm 2,85 Kỹ năng giải quyết vấn đề và ý chí, kiên trì trong giờ chơi

Bạn muốn đổi vai với Đối chứng 2,00 0,004 Thực nghiệm 2,65

Thay đổi vai đã chơi Đối chứng 2,00 0,000 Thực nghiệm 2,70 Sáng tạo trong khi chơi Dùng vật thay thế Đối chứng 2,10 0,000 Thực nghiệm 2,85 Nghĩ ra trò chơi độc đáo để thu hút các bạn Đối chứng 1,80 0,000 Thực nghiệm 2,60 Kỹ năng tự nhận xét, đánh giá Kỹ năng tự nhận xét, đánh giá về mình Đối chứng 1,95 0,000 Thực nghiệm 2,85 Cất dọn đồ chơi Đối chứng 1,95 0,000 Thực nghiệm 2,85

3.2.3.2. So sánh mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

trong hoạt động vui chơi của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thử nghiệm

theo từng tiêu chí

Bảng 3.8. Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC theo tiêu chí tính chủ động trong khi chơi

Tiêu chí Biểu hiện Nhóm Điểm TB Mức ý nghĩa

Tính chủ động trong khi chơi

Tự phân vai, nhận vai chơi Đối chứng 2,30 0,011 Thực nghiệm 2,70 Tự chọn góc chơi, chủ đề chơi Đối chứng 2,40 0,042 Thực nghiệm 2,75 Tự bàn bạc, thảo luận về nội dung chơi

Đối chứng 2,25

0,010 Thực nghiệm 2,65

Biết tự chọn đồ chơi Đối chứng 2,45 0,020 Thực nghiệm 2,80 Biết tự chọn và rủ bạn cùng chơi Đối chứng 2,25 0,001 Thực nghiệm 2,85

Qua bảng 3.8 cho thấy, tính chủ động trong khi chơi của trẻ ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thử nghiệm có sự thay đổi về mức độ biểu hiện hành vi. Nhóm đối chứng có sự thay đổi nhưng không đáng kể, các biểu hiện về tính chủ động của nhóm này vẫn ở mức trung bình, còn ở nhóm thực nghiệm có biểu hiện ở mức cao. Qua quan sát cho thấy, trẻ đã biết tự chọn góc chơi, tự phân vai không còn lệ thuộc vào sự chỉ định của GV. Trẻ đã biết bàn bạc, thảo luận trước khi chơi để trình bày ý tưởng , thống nhất với nhau về nội dung chơi, tìm kiếm đồ chơi…kết quả ở bảng 3.8 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thử nghiệm với mức ý nghĩa < α = 0,05.

Bảng 3.9. Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC theo tiêu chí tính hợp tác và kỹ năng giải quyết vấn đề trong khi chơi

Tiêu chí Biểu hiện Nhóm Điểm TB Mức ý nghĩa Hợp tác trong khi chơi Hợp tác với bạn để tiến hành trò chơi Đối chứng 2,15 0,002 Thực nghiệm 2,70

Biết tự điều khiển trò chơi Đối chứng 2,20 0,002 Thực nghiệm 2,75 Kỹ năng giải quyết vấn đề và ý chí, kiên trì trong giờ chơi

Biết giải quyết các tình huống nảy sinh trong khi chơi

Đối chứng 1,95

0,000 Thực nghiệm 2,60

Biết thỏa hiệp, tự kiềm chế khi chơi với bạn

Đối chứng 2,05

0,005 Thực nghiệm 2,65 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy, tính hợp tác và kỹ năng giải quyết vấn đề trong khi chơi của trẻ ở nhóm thực nghiệm sau thử nghiệm có sự thay đổi về mức độ biểu hiện hành vi với điểm trung bình ở mức cao dao động từ 2,60 đến 2,75, kết quả này cho thấy các biện pháp thử nghiệm có tác động lớn đến mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ ở tiêu chí này. Qua trao đổi trực tiếp với GV phụ trách ở nhóm thực nghiệm, các cô nhận định: qua sự tác động của các biện pháp thử nghiệm trẻ đã có sự thay đổi, trẻ đã biết hợp tác với bạn thể hiện rõ nhất trong việc biết thỏa thuận với bạn trước khi chơi và phối hợp với bạn trong việc tìm kiếm đồ chơi để tạo ra các sản phẩm với những tình huống có vấn đề mà GV đã tạo ra. Qua quan sát cũng cho thấy, trẻ đã biết giải quyết các vấn đề nảy sinh trong trò chơi một cách nhạy bén. Như khi được GV tạo tình huống GV đang dạy học cho học sinh thì bị mệt, các trẻ đã biết giải quyết nhanh chóng bảo cô giáo ngồi nghỉ mệt, lấy nước cho cô uống, thấy cô ngồi không nổi trẻ liền bảo lấy xe chở cô đến bệnh viện cho bác sĩ khám và chữa bệnh. Kết quả cũng cho thấy giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thử nghiệm có sự khác biệt ý nghĩa với mức ý nghĩa <α = 0,05. Vì vậy có thể khẳng định các biện pháp tác động trong thử nghiệm đối với nhóm thực nghiệm là có ý nghĩa.

Bảng 3.10. Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC theo tiêu chí tính sáng tạo và tự tin trong khi chơi

Tiêu chí Biểu hiện Nhóm Điểm TB Mức ý nghĩa

Sáng tạo trong khi chơi

Biết tạo ra những tình huống mới trong khi chơi

Đối chứng 1,80

0,000 Thực nghiệm 2,55

Có nhiều ý tưởng trong quá trình chơi

Đối chứng 1,80

0,000 Thực nghiệm 2,70

Tự tạo đồ chơi mới trong lúc chơi

Đối chứng 1,60

0,000 Thực nghiệm 2,45

Biết sáng tạo nội dung chơi

Đối chứng 1,75

0,000 Thực nghiệm 2,70

Biết nghĩ ra các trò chơi độc đáo để thu hút bạn cùng chơi

Đối chứng 1,55

0,000 Thực nghiệm 2,25

Biết phát triển chủ đề chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên

Đối chứng 2,00 0,000 Thực nghiệm 2,70 Tự tin, hứng thú trong khi chơi

Chơi vui vẻ, hăng say, thích thú

Đối chứng 2,45

0,000 Thực nghiệm 2,90

Mạnh dạn, tự tin khi tham gia trò chơi

Đối chứng 2,30

0,000 Thực nghiệm 2,90

Nhìn vài bảng 3.10, biểu hiện hành vi tự lực của trẻ theo tiêu chí tính sáng tạo và tự tin trong khi chơi của trẻ ở nhóm đối chứng có thay đổi nhưng vẫn ở mức trung bình là chủ yếu. Còn ở nhóm thực nghiệm sau thử nghiệm thì biểu hiện hành vi tự lực của trẻ theo tiêu chí này ở mức cao là chủ yếu chỉ có việc “tự tạo đồ chơi mới trong lúc chơi” và “Biết nghĩ ra các trò chơi độc đáo để thu hút bạn cùng chơi” có sự thay đổi so với trước thử nghiệm nhưng vẫn ở mức trung bình. Qua quan sát trẻ chơi, cho thấy tính sáng tạo của trẻ về cơ bản có sự tăng lên rõ rệt, trẻ đã biết vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm của mình đã được GV cung cấp về PTGT, về Bác Hồ, quê hương đất nước nên trong nội dung chơi của trẻ có sự mới lạ hơn, hấp

dẫn hơn. Như ở góc xây dựng, trẻ đã biết xây lăng Bác Hồ, xây cầu vượt, xây đường hầm Thủ Thiêm, với gợi ý của cô trẻ cũng đã biết xây đường đi để nối các góc chơi với nhau như đường từ góc gia đình đến cửa hàng rau quả …Ở góc chơi này, các trẻ ở nhóm đối chứng vẫn xây các công trình như mọi ngày, không có những chi tiết mới lạ, chưa biết liên kết các góc chơi.

Còn biểu hiện về sự tự tin và hứng thú trong khi chơi của trẻ ở hai nhóm này cũng có sự khác biệt rõ rệt. Trẻ ở nhóm đối chứng chỉ thỉnh thoảng mới thể hiện còn ở nhóm thực nghiệm biểu hiện này ở mức rất cao với điểm trung bình là 2,90. Trao đổi trực tiếp với GV ở nhóm thực nghiệm, cô T.T cho biết: trẻ rất tự tin và chơi vui vẻ hứng thú, vì vốn sống và kinh nghiệm của trẻ đã tăng lên nên trẻ biết vận dụng vào trong trò chơi làm phong phú nội dung chơi với những tình huống được tạo ra trong trò chơi cũng làm cho trẻ thích thú và chơi hăng say. Khi hết giờ chơi, trẻ vẫn còn muốn chơi tiếp. Đây cũng là một minh chứng cho tính hiệu quả của các biện pháp thử nghiệm Qua kiểm nghiệm T cho thấy với mức ý nghĩa <α = 0,05 là có sự khác biệt ý nghĩa giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thử nghiệm về tiêu chí này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.11. Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC theo tiêu chí tính kiên trì, bền bỉ theo đuổi trò chơi đến cùng

Tiêu chí Biểu hiện Nhóm Điểm TB Mức ý nghĩa Tính kiên trì, bền bỉ theo đuổi trò chơi đến cùng Kiên trì thực hiện đúng luật chơi Đối chứng 1,95 0,000 Thực nghiệm 2,75 Có sự nỗ lực, cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của vai chơi

Đối chứng 2,00 0,001 Thực nghiệm 2,60 Chơi đến cùng không bỏ giở giữa chừng Đối chứng 2,05 0,004 Thực nghiệm 2,70

Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy, tính kiên trì, bền bỉ theo đuổi trò chơi đến cùng của trẻ ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thử nghiệm có sự thay đổi về mức độ biểu hiện hành vi. Nhóm đối chứng có sự thay đổi nhưng không đáng kể, các biểu hiện về tính kiên trì, bền bỉ theo đuổi trò chơi đến cùng của nhóm này vẫn ở mức trung bình, còn ở nhóm thực nghiệm có biểu hiện ở mức cao. Qua quan sát cho thấy, trẻ thể hiện được ý thức trách nhiệm của mình trong trò chơi, trẻ đã có sự sự cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của vai chơi và không bỏ giở giữa chừng. Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thử nghiệm với mức ý nghĩa < α = 0,05.

Bảng 3.12. Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC theo tiêu chí tự nhận xét, đánh giá khi kết thúc trò chơi

Tiêu chí Biểu hiện Nhóm Điểm TB Mức ý nghĩa Tự nhận xét, đánh giá khi kết thúc trò chơi Biết tự nhận xét, đánh giá về mình và các bạn sau khi chơi

Đối chứng 2,15 0,000 Thực nghiệm 2,85 Biết cất dọn đồ chơi gọn gàng, để đúng nơi qui định Đối chứng 2,40 0,018 Thực nghiệm 2,80

Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy, kỹ năng tự nhận xét, đánh giá và cất dọn đồ chơi của trẻ giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thử nghiệm có sự khác biệt. Biểu hiện hành vi tự lực này ở nhóm thực nghiệm sau thử nghiệm ở mức rất cao. Với sự tác động của các biện pháp thử nghiệm đã làm thay đổi hành vi của trẻ ở nhóm này. Trẻ đã biết tự đánh giá, nhận xét sau khi chơi, không chờ đợi sự yêu cầu của GV, cách đánh giá, nhận xét của trẻ cũng cao hơn trẻ đã biết nhận xét đánh giá theo nội dung chơi, các quan hệ trong trò chơi giữa trẻ với các bạn chứ không còn nhận xét chung chung nữa.

3.2.3.3. Kết quả so sánh nhận thức về TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC của nhóm thực nghiệm trước và sau thử nghiệm

Bảng 3.13. Nhận thức về TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC của nhóm thực nghiệm trước và sau thử nghiệm

Tiêu chí Biểu hiện Nhóm Điểm TB Mức ý nghĩa

Tính chủ động trong khi chơi

Chọn góc chơi Trước TN 2,25 0,001 Sau TN 2,85

Chọn vai chơi Trước TN 2,00 0,000 Sau TN 2,85

Lựa chọn đồ chơi Trước TN 1,90 0,000 Sau TN 2,80 Rủ bạn cùng chơi Trước TN 2,05 0,000 Sau TN 2,85 Kỹ năng giải quyết vấn đề và ý chí, kiên trì trong giờ chơi

Bạn muốn đổi vai với Trước TN 2,10 0,004 Sau TN 2,65

Thay đổi vai đã chơi Trước TN 2,25 0,024 Sau TN 2,70 Sáng tạo trong khi chơi Dùng vật thay thế Trước TN 2,20 0,000 Sau TN 2,85 Nghĩ ra trò chơi độc đáo để thu hút các bạn Trước TN 1,90 0,002 Sau TN 2,60 Kỹ năng tự nhận xét, đánh giá Kỹ năng tự nhận xét, đánh giá về mình Trước TN 2,20 0,000 Sau TN 2,85 Cất dọn đồ chơi Trước TN 2,15 0,000 Sau TN 2,85

Kết quả bảng 3.13 cho thấy , nhận thức về TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC của nhóm thực nghiệm trước và sau thử nghiệm có sự khác biệt rõ rệt. Điểm trung bình về nhận thức ở thời điểm trước thử nghiệm là ở mức trung bình và sau thử nghiệm là ở mức cao. Điều này cho thấy có sự thay đổi trong nhận thức về TTL

của trẻ giữa hai thời điểm. Đồng thời khi thực hiện kiểm nghiệm T – Test với mức ý nghĩa ở các tiêu chí đều < α = 0,05 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về nhận thức TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC của nhóm thực nghiệm trước và sau thử nghiệm. Vì vậy có thể nói các biện pháp thử nghiệm là có ý nghĩa đối với nhóm thực nghiệm.

3.2.3.4. So sánh mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

trong HĐVC của nhóm thực nghiệm trước và sau thử nghiệm theo các tiêu chí

Bảng 3.14. Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC theo tiêu chí tính chủ động trong khi chơi

Tiêu chí Biểu hiện Nhóm Điểm TB Mức ý nghĩa

Tính chủ động trong khi chơi

Tự phân vai, nhận vai chơi Trước TN 2,35 0,044 Sau TN 2,70 Tự chọn góc chơi, chủ đề chơi Trước TN 2,30 0,015 Sau TN 2,75 Tự bàn bạc, thảo luận về nội dung chơi

Trước TN 2,25

0,010 Sau TN 2,65

Biết tự chọn đồ chơi Trước TN 2,50 0,048 Sau TN 2,80 Biết tự chọn và rủ bạn cùng chơi Trước TN 2,50 0,018 Sau TN 2,85

Qua bảng 3.14 cho thấy, tính chủ động trong khi chơi của trẻ ở nhóm thực nghiệm trước và sau thử nghiệm có sự thay đổi về mức độ biểu hiện hành vi. Theo kết quả trên, ở thời điểm trước khi thử nghiệm điểm trung bình của các biểu hiện chỉ ở mức độ thỉnh thoảng. Sau khi tiến hành các biện pháp thử nghiệm thì điểm trung bình của các biểu hiện tăng lên rõ rệt. Hầu hết các biểu hiện về tính chủ động trong khi chơi của trẻ đều đạt trung bình từ 2,65 đến 2,85 tương ứng với mức cao, cho thấy các biểu hiện của tính chủ động trong khi chơi của trẻ thể hiện ở mức độ là thường xuyên. Qua trao đổi trực tiếp với GV phụ trách nhóm thực nghiệm, các cô

nhận định: trẻ đã có tính chủ động hơn trong trò chơi. Trẻ đã tự lực trong việc phân vai chơi, biết rủ bạn cùng chơi, trẻ cũng đã chủ động hơn trong việc lên kế hoạch và thống nhất cách chơi qua việc thỏa thuận , bàn bạc trước khi chơi. Đồng thời kết quả kiểm nghiệm cho thấy các biểu hiện về tính chủ động trong khi chơi của trẻ với mức ý nghĩa đều < α = 0,05 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê ở tiêu chí này của nhóm thực nghiệm ở thời điểm trước và sau thử nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.15. Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC theo tiêu chí tính hợp tác và kỹ năng giải quyết vấn đề trong khi chơi

Tiêu chí Biểu hiện Nhóm Điểm TB Mức ý nghĩa Hợp tác trong

Một phần của tài liệu thực trạng tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non tại tp hồ chí minh (Trang 108 - 155)