Lựa chọn MT và thời gian lên men thích hợp

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn sinh hoạt chất kháng nấm fusarium gây hại trên cây cà chua (lycopersicon esculentum mill ) (Trang 56 - 59)

Môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của VSV. Một MT lên men tốt là MT vừa thuận lợi cho sự sinh trưởng vừa cho hiệu suất kháng sinh cao. Vì vậy, để chọn MT lên men thích hợp nhất cho chủng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nuôi chủng S. pseudogriseolus trên 4 loại MT khác nhau: Guaze – 1, Guaze – 2, ISP – 1 và ISP – 4. Sau 24, 48, 72, 96, 120, 144 h lên men, tiến hành khảo sát khả năng kháng Fusarium của chủng XK bằng phương pháp khoan lỗ thạch. Kết quả được trình bày trong bảng 3.2 và minh họa trong hình 3.7; 3.8.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các loại MT đến hoạt tính kháng Fusarium của chủng S. pseudogriseolus theo thời gian

Thời gian (h)

Hoạt tính kháng nấm Fusarium của chủng S. pseudogriseolus

( D – d, mm) trên các MT khác nhau

Guaze – 1 Guaze – 2 ISP – 1 ISP – 4

24 2,230 ± 0,14 1,28 ± 0,46 0,860 ± 0,19 3,37 ± 0,47 48 13,17 ± 0,31 9,28 ± 0,24 4,430 ± 0,61 6,17 ± 0,21 72 22,02 ± 0,82 20,0 ± 0,73 20,10 ± 1,12 20,0 ± 0,65 96 20,00 ± 0,82 16,4 ± 0,36 11,83 ± 0,82 15,5 ± 0,59 120 8,250 ± 0,74 12,5 ± 0,14 6,370 ± 0,50 8,07 ± 0,74 144 6,140 ± 0,04 4,36 ± 0,26 2,600 ± 0,51 5,83 ± 0,93 Kết quả cho thấy, ở cả 4 môi trường chủng XK đều có hoạt tính kháng

Fusarium. Điều này chứng tỏ chủng XK này có thể sinh trưởng và sinh hoạt tính kháng Fusariumtrên nhiều loại môi trường khác nhau.

10 15 20 25 nt kháng nấm (D - d , mm)

Hình 3.7: Biểu đồ ảnh hưởng của thành phần MT đến hoạt tính kháng Fusarium của chủng S. pseudogriseolus theo thời gian

Mặt khác, trên cả 4 MT, hoạt tính kháng Fusarium trong giai đoạn đầu (24 h) rất thấp, không đáng kể. Sau đó, hoạt tính tăng dần lên nhưng tốc độ tăng tương đối chậm (48 h) và đạt cao nhất ở 72 h trên cả 4 loại MT. Hoạt tính kháng nấm bắt đầu giảm dần đến 144 h. Trong 4 loại MT khảo sát thì MT Guaze – 1 cho hoạt tính kháng nấm cao nhất ở các thời điểm 48, 72, 96 và 144 h so với các MT còn lại ở cùng thời điểm. Đặc biệt, ở 72 h trên MT Guaze – 1 hoạt tính kháng nấm đạt giá trị cao nhất 22,02 mm. Điều này hoàn toàn phù hợp vì khi nuôi cấy XK từ 72 – 96 h là thời gian thích hợp nhất để thu nhận các sản phẩm trao đổi chất bậc 2 như chất kháng sinh, enzym. Trong khi đó, thời gian trước 72 h là thời XK sinh trưởng phát triển hệ sợi tạo sinh khối. Sau 120 h trở đi thì sinh khối và khả năng tạo chất kháng nấm của XK giảm [1,2]. Hơn nữa, do thành phần cơ bản của 4 loại MT này có tỉ lệ tương đương nhau nên hoạt tính kháng nấm của chủng nghiên cứu không khác nhau nhiều.Kết quả này hoàn toàn phù hợp các tác giả Nguyễn Hoàng Minh Huy (2006) [10], khi kết luận trên MT Guaze – 1, XK có thể tạo sinh khối thấp nhưng cho hoạt chất kháng sinh cao. Tác giả Bùi Thị Việt Hà (2006) khi chọn MT giàu nguồn cacbon là tinh bột để nuôi cấy và lên men. Theo tác giả H Nishimura và H Otsuka

(1969) đã kết luận chủng S. pseudogriseolus sống được trên nhiều MT sống khác nhau có thể sinh kháng sinh tsushimycin [36].

So sánh hiệu quả tổng hợp hoạt tính kháng Fusarium của chủng S. pseudogriseolus trên cả 4 loại MT, chúng tôi nhận thấy thành phần MT và thời gian nuôi cấy đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh hoạt tính kháng nấm của XK như nhiều nghiên cứu trước đã khẳng định [14, 17].Với mục đích lựa chọn MT lên men thích hợp, chúng tôi chọn Guaze – 1 và xác định 72 h là thời gian tối ưu cho XK sinh hoạt chất kháng Fusariumcao nhất để sử dụng cho những nghiên cứu tiếp theo.

Guaze – 1 Guaze – 2 ISP – 1 ISP – 4

Hình 3.8. Hoạt tính kháng Fusarium của chủng D7 trên 4 loại MT sau 72 giờ nuôi cấy.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn sinh hoạt chất kháng nấm fusarium gây hại trên cây cà chua (lycopersicon esculentum mill ) (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)