khuẩn trên thế giới và Việt Nam.
Trên thế giới
Hiện tượng cây trồng bị nhiễm nấm đã trở nên phổ biến và tăng lên đáng kể trong nhiều thập kỉ qua. Các nhà bệnh học thực vật trên toàn thế giới đã bỏ ra nhiều năm để điều tra tình hình sử dụng chất kháng sinh từ XK trong việc ngăn chặn các bệnh ở thực vật.
Bộ Nông nghiệp, Hải sản và thực phẩm Anh (MAFF) đã đưa ra chỉ định tất cả các chất kháng sinh dùng trong y học không được phép sử dụng trong nông nghiệp [9, 44].
Ở Hà Lan, 2 chất kháng sinh được phép sử dụng là streptomycin và validamyxin.
Năm 1954, Trung Quốc đã phân lập được Streptomyces.sp 5406 có khả năng sinh chất kháng sinh phòng chống bệnh thối rễ và đã áp dụng trên 6 triệu ha trồng
bông và đã thu được kết quả khả quan [29].
Năm 2002, Ấn Độ đã phân lập chủng Streptomyces sp.201 có khả năng sinh kháng sinh mới là z – methylheptyl iso – nicotinate. Chất kháng sinh này có khả năng kháng được nhiều loại nấm gây bệnh như Fusarium oxysporum, F. solani gây hại trên rau màu.
Tại Nhật Bản năm 2003, kháng sinh yatakemycin đã được tách chiết từ xạ khuẩn Streptomyces sp. TP – A0356. Hơn nữa, Nhật Bản cũng đã có những chế phẩm chống các bệnh đạo ôn, khô vằn rất có hiệu quả như blastidin S, kasugamyxin, validamyxin [39]. Năm 2011, tác giả Bảo – Xin Zhang và công sự đã tìm ra chất kháng mới milbemycins từ chủng XK đột biến S. bingchenggensis X-4
có khả năng phòng trừ sâu bọ [29]. Nhiều nước khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ cũng đã rất thành công trong việc nghiên cứu và sử dụng chất kháng sinh từ XK để phòng và trị nấm gây bệnh cây trồng.
Không những trong lĩnh vực nông nghiệp mà trên lĩnh vực y học và nhiều lĩnh vực khác, kháng sinh từ XK có vai trò hết sức quan trọng. Từ 1940 – 1958, Waksman đã phát hiện ra 22 hợp chất kháng sinh khác nhau từ XK, trong đó 3 loại: actinomycin, neomycin và streptomycin đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị một số bệnh ở người. Năm 1952, ông đã tìm ra được kháng sinh vacomycin từ XK từ đất tại Ấn Độ và Indonesia. Kháng sinh này có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng do VK [51]. Trong những năm gần đây, năm 2010, Alexander DC và cộng sự đã tìm ra được A54145 thuộc nhóm kháng sinh lipopeptit sản xuất bởi S. fradiae ức chế sự hoạt động của một số VK gây hại trên da động vật và con người [32].
Trong nước
Nhìn chung, những nghiên cứu chất kháng sinh từ XK đã bắt đầu được quan tâm bởi các nhà khoa hoc.
Năm 1994, tác giả Lê Gia Hy đã có công trình nghiên cứu xạ khuẩn thuộc chi
Streptomyces sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh đạo ôn và thối cổ rễ phân lập ở Việt Nam [15].
Năm 1995, tác giả Lê Thanh Bình đã thực hiện đề tài nghiên cứu cơ chế kháng kháng sinh của một số chủng XK (Streptomyces) với kháng sinh do chúng tổng hợp
ra và ứng dụng trong việc phân lập, tạo giống VSV.
Năm 2000, tác giả Biền Văn Minh đã nghiên cứu khả năng sinh chất kháng sinh của một số chủng XK phân lập từ đất Bình – Trị - Thiên.
Năm 2004, tác giả Đỗ Thu Hà đã nghiên cứu XK sinh chất kháng sinh chống nấm phân lập từ đất Quảng Nam – Đà Nẵng.
Năm 2006, tác giả Bùi Thị Việt Hà đã thực hiện đề tài nghiên cứu XK sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh thực vật ở Việt Nam. Tác giảNguyễn Hoàng Minh Huy cũng đã tiến hành khảo sát đặc điểm và vai trò của chủng xạ khuẩn S. dicklowii [9, 12].
Năm 2008, tác giả Bùi Thị Hà đã tiến hành nghiên cứu XK thuộc chi
Streptomyces sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh trên cây chè ở Thái Nguyên [10].
Năm 2011, tác giả Nguyễn Huỳnh Minh Quyên tiến hành điều tra, nghiên cứu một số hoạt chất có khả năng kháng vi sinh vật và kháng dòng tế bào ung thư từ XK [19].
Hiện nay, ở nước ta cũng sử dụng nhiều loại chất kháng sinh từ XK như: validamyxin chống bệnh khô vằn, polioxin chống bệnh đen lá, streptomyxin chống bệnh bạc lá hại lúa…Mặc dù đã thu được những hiệu quả nhất định song việc sử dụng chất kháng sinh trong bảo vệ thực vật ở nước ta còn hạn chế do người nông dân đã quen với việc sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó giá thành của các chế phẩm sinh học chưa phù hợp với điều kiện sản xuất của người nông dân. Vì vậy, cần phối hợp thống nhất trong việc nghiên cứu, sản xuất các chế phẩm sinh học với việc tuyên truyền kiến thức cho người nông dân. Cần xây dựng phương pháp canh tác mới nhằm đem lại hiệu quả cao trong phòng chống dịch bệnh, nâng cao năng suất cây trồng, đồng thời bảo vệ MT và sức khỏe con người.
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU