nấm Fusarium
Từ các mẫu đất thu nhận được, chúng tôi đã phân lập được 32 dạng khuẩn lạc XK khác nhau (tạm gọi là chủng) và được kí hiệu từ D1 đến D32. Các chủng này KL có nhiều màu sắc khác nhau: trắng, xám, đen, đỏ, hồng, vàng, nâu…
D1 D4 D7 D8
D10 D11 D12 D14
D15 D16 D18 D19
D20 D25 D27 D30
Hình 3.1. Hình thái khuẩn lạc một số chủng xạ khuẩn phân lập được
Sau đó, chúng tôi tiến hành tuyển chọn sơ bộ các chủng XK có khả năng sinh hoạt chất kháng nấm Fusarium bằng phương pháp khoan lỗ thạch. Ở bước này, chủng XK được lên men trong bình tam giác 250 ml có chứa 50 ml MT Guaze – 1, đã bổ sung 2% (v/V) dịch nhân giống (mật độ 108
BT/ml), nuôi trên máy lắc với tốc độ 220 vòng/ phút, ở nhiệt độ phòng. Sau 3 ngày, lọc lấy dịch lên men để thử khả năng kháng nấm Fusarium bằng cách đo đường kính vòng kháng nấm. Kết quả được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Các chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng Fusarium
TT Kí hiệu chủng Hoạt tính kháng Fusarium (D – d, mm) 1 D1 6 2 D4 8 3 D7 22 4 D19 5 5 D20 16 6 D25 8 7 D27 18 8 D30 9
Kết quả cho thấy, trong tổng số 32 chủng XK phân lập được có 8 chủng có khả năng sinh hoạt chất kháng nấm Fusarium. Trong đó có 5 chủng có khả năng sinh hoạt chất kháng nấm Fusariumyếu, 2 chủng kháng nấm trung bình và 1 chủng D7 kháng nấm mạnh.
Từ kết quả trên, chúng tôi chọn được chủng D7 để sử dụng cho những nghiên cứu tiếp theo.
D1 D4 D7 D19
D20 D25 D27 D30
Hình 3.2. Hoạt tính kháng Fusarium của 8 chủng XK tuyển chọn được