2. Mục tiêu nghiên cứu
3.3.2.2. Hiệu quả kinh tế trên 1000m2
Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế cây Dong riềng tính cho1000m2
Chi tiêu Đơn vị tinh Dong riềng
GO Đồng 18.000.000 IC Đồng 1.520.000 VA Đồng 16.480.000 MI Đồng 16.480.000 Pr Đồng 13.980.000 Tva Lần 10,73 GO/IC Lần 11,74
(Nguồn: Tổng hợp số liệu phiếu điều tra năm 2014)
Xét bảng 3.10 ta thấy rằng: + Về giá trị sản xuất: (GO)
Toàn bộ giá trị sản xuất của cây Dong riềng là 18.000.000 đồng tức là lấy năng suất bình quân là 8000 kg x đơn giá 2000 đồng/kg = 18.000.000 đồng
+ Về chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất (ví dụ: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cước vận chuyển…)
Chi phí trung gian của cây Dong riềng là: Chi phí trồng, chăm sóc Dong riềng + chi phí khác trong chi phí lao động trồng, chăm sóc Dong riềng. Tổng chi phí trung gian cho cây Dong riềng là 1.520.000 đồng
+ Về giá trị gia tăng (VA): VA = GO – IC
Giá trị gia tăng của cây Dong riềng là: 18.000.000 – 1.520.000 = 16.480.000 đồng.
+ Về thu nhập hỗn hợp (MI): MI = VA – A – T
Trong đó A: là phần giá trị khấu hao tài sản và các chi phí khác mà tất cả các hộ được điều tra ở đây đều là các hộ sản xuất không qua sơ chế nên không có tài sản cố định và chi phí khác đã được tính trong chi phí không gian.
Do là tỉnh vùng sâu vùng xa nên được miễn thuế đất nông nghiệp. Do vậy, thu nhập hỗn hợp vẫn bằng giá trị gia tăng VA.
Cây Dong riềng: MI = 16.480.000 đồng + Về lợi nhuận: Pr = GO – TC
Với cây Dong riềng: Pr = 18.000.000 – 4.020.000 = 13.980.000 đồng + Giá trị gia tăng theo chi phí trung gian:
TVA = VA/IC
Cây Dong riềng: TVA = 16.985.300 : 1.520.000 = 10,73lần
Qua bảng 3.9 ta thấy được hiệu quả cây Dong riềng mang lại kinh tế
cao, phát triển tốt ít sâu bệnh. Vi vậy, có thể khẳng định rằng cây Dong riềng có thế mạnh lớn về kinh tế làm cho người dân xóa đói giảm nghèo và góp phân bảo vệ môi trường đất đai đồi núi trọc không sói mòn và tạo ra nhiều sản phẩm tốt.