PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Dong riềng tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. (Trang 36)

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin.

a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.

Sử dụng các số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của xã Thành Công trong 3 năm 2011 đến năm 2013. Tham khảo về đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện cơ sở hạ tầng.

Phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện Nguyên Bình .Tham khảo các tài liệu là các văn bản, sách, báo chí, các nghị định, chỉ thị, nghị quyết các chính sách của Nhà nước có liên quan đến vấn đề phát triển cây Dong riềng.

Báo cáo kinh tế sản xuất cây Dong riềng tại xã Thành Công trong các năm 2011 đến năm 2013

b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp.

Những tài liệu mới về sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây Dong riềng, tổ chức sản xuất, bố trí cây trồng được tổ chức điều tra, phỏng vấn để có thể nhìn nhận về tình hình sản xuất cây Dong riềng ở xã Thành Công một cách tổng quát, tổ chức nghiên cứu thực tiễn tại các vùng có diện tích trồng cây Dong riềng lớn của xã là thôn Phja Đén, thôn Pù Vài,…thông qua UBND, Hội Nông dân, để tìm hiểu tình hình tổ chức trồng, chăm sóc và tiêu thụ

sản phẩm.

Để thu thập thông tin có hiệu quả tôi sử dụng sẵn nội dung tìm hiểu, hệ

thống biểu mẫu và sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, các chuyên gia, phỏng vấn bằng câu hỏi được lập sẵn. Các thông tin sơ cấp thu thập tại các hộ bằng quan sát trực tiếp và hệ thống phiếu điều tra.

Căn cứ vào số lượng, quy mô, diện tích đất trồng cây Dong riềng, cách tổ

chức sản xuất, kết quả, xu hướng và tiềm năng về nâng cao hiệu quả kinh tế

sản xuất cây Dong riềng ở các thôn trọng điểm trong quy hoạch ở xã. Năm 2012 tổng diện tích của cây Dong riềng cho thu hoạch toàn xã là 84,84 ha.

Phiếu điều tra là một tập hợp các biểu mẫu, được xây dựng phục vụ cho quá trình thu thập số liệu, thông tin cần thiết cho khóa luận gồm một số nội dung sau:

+ Những thông tin cơ bản về hộ được phỏng vấn: Họ tên, địa chỉ của chủ hộ, tuổi, số nhân khẩu, lao động, các lớp huấn luyện kỹ thuật, tập huấn đã qua…

+ Đất đai của hộ: Diện tích đất trồng Dong riềng.

+ Các tư liệu sản xuất khác: Bao gồm máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển v.v..phục vụ cho sản xuất của hộ.

+ Khả năng về vốn cho sản xuất kinh doanh của hộ: vốn tự có, vốn vay, lãi suất,

+ Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ: Các kết quả thu nhập từ cây Dong riềng.

Ngoài phiếu điều tra, tôi còn ghi chép về các điều kiện bên ngoài liên quan đến tập quán canh tác cũng như thói quen trồng trọt, kinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc cây Dong riềng của các hộ trồng cây Dong riềng nhiều kinh nghiệm.

Đối tượng thuộc hộ sản xuất hay thu gom, thông tin về cây Dong riềng. Tại điểm nghiên cứu, sau khi tiếp xúc với người địa phương (với UBND xã, địa chính và các tổ chức nhân viên trong xã) đã chọn ra các hộ gia

đình đến thăm và phỏng vấn. Trong quá trình thăm hỏi, phỏng vấn hộ, ngoài cá nhân nghiên cứu thường có một cán bộ của xã và một đại diện cán bộ của thôn cùng đi. Việc phỏng vấn được cấu thành trong 3 phần chính. Sau khi giới

thiệu mục đích cuộc thăm hỏi, các câu hỏi về tình hình chung trong gia đình

đã được đưa ra. Trong khi phỏng vấn về hầu hết các phần của kinh tế gia

đình, tôi đã giành thời gian tìm hiểu mức độ chính xác và kiến thức kỹ thuật trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây Dong riềng địa phương đã làm. Các thông tin về người nông dân đã biết và phỏng vẫn.

Sau khi thu thập đầy đủ phiếu điều tra của các hộ, tôi tiến hành kiểm tra, xử lý thông tin cơ bản trên hệ thống biểu, loại bỏ những biểu thiếu hoặc thông tin không rõ ràng, sau đó mã hoá thông tin, nhập thông tin vào máy tính và sử dụng chương trình Excel để xử lý.

2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Từ các nguồn số liệu điều tra thu nhập trên địa bàn nghiên cứu,tiến hành tổng hợp và phân tích.

- Số liệu thu thập được trong các phiếu điều tra tổng hợp từng nội dung.

- Xử lý định tính, định lượng dựa trên phân mềm xử lý số liệu excel.

2.4.3. Phương pháp so sánh

Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các

chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính tương tự để xác định mức độ biến động của nội dung. Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xem xét mức độ biến động tăng giảm của

các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, tương đối, số bình quân chung

để xem xét.

2.5. HỆ THỐNG CHI TIÊU NGHIÊN CỨU

2.5.1. Chi tiêu giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích

Là toàn bộ của cải vật chất và các dịch vụ được tạo ra trên một đơn vị

diện tích trong một vụ Dong riềng.

GO = p Qi i

s

∑ ∑

Trong đó:

Pi: là đơn giá sản phẩm thứ i

Qi: là khối lượng sản phẩm thứ i trên cùng đơn vị diện tích.

S: là diện tích gieo trồng.

Một số công thức nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế:

+ Giá trị sản xuất: GO (Gross output) là toàn bộ giá trị của cải và dịch vụ

được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm), đây là tổng thu của hộ.

GO = ∑ PiQi

Trong đó:

Pi là đơn giá sản phẩm thứ i

Qi là khối lượng sản phẩm thứ i

+ Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất

thường xuyên và dịch dụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như: giống,

phân bón, thuốc BVTV, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất.

IC = ∑ Ci

Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i

+ Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tặng thêm của

doanh nghiệp hay người sản xuất tính theo công thức:

VA = GO – IC

+ Thu nhập hỗn hợp: MI ( Mixed Incone ) là phần thu nhập thuần tùy của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản

1 đơn vị diện tích trong một vụ rau.

MI = VA - (A+ T)

Trong đó: VA là giá trị sản xuất tăng thêm (gia tăng);

T là thuế nông nghiệp

A là thành phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ.

+ Lợi nhuận:

TC là tổng chi phí sản xuất

+ Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: là tỷ lệ giữa tổng khối

lượng sản phẩm thu được chia cho một đơn vị diện tích (sào, ha)

GO/sào hoặc GO/ha

+ Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí: GO/TC

+ Giá trị sản xuất trên một công lao động: GO/CLĐ

+ Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích: VA/sào hoặc VA/ha

+ Giá trị tăng thêm của một đồng chi phí: VA/TC

+ Giá trị tăng thêm của một công lao động: VA/CLĐ

* Một số công thức tính hiệu quả kinh tế:

+ Công thức 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa giá trị

kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó. [5]

Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được/Chi phí sản xuất

Hay H = Q/C

Trong đó:

H là hiệu quả kinh tế Q là kết quả thu được C là chi phí sản xuất

+ Công thức 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị

kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó.

Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được - Chi phí sản xuất

Hay H = Q - C

Chi tiêu này nhằn mục đích xác định lượng của cải vật chất sinh ra trên

một đơn vị diện tích. Chỉ tiêu dùng để so sánh giữa các phương thức khác

2.5.2. Chi phí và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích

Chi phí trung gian trên một đơn vị diện tích: là toàn bộ chi phí vất chất

thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong qúa trình sản xuất trên một đơn

vị diên tích. Ví dụ: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cước vận chuyển,

thuê lao động ngoài...Chi phí biến đổi mà các hộ phải bỏ ra để sản xuất Dong

riềng, giúp tính toán lợi nhuận và hiệu quả kinh tế Dong riềng trồng. Mà

không cần xét đến sự khác biệt trong quy mô sản xuất của mỗi hộ. IC = ci s ∑ ∑ Trong đó: Ci: là chi phí thứ i S: là diện tích gieo trồng

2.5.3. Lợi nhuận bình quân

Lợi nhuận bình quân là toàn bộ lãi thu được trên một đơn vị diện tích

sau khi đã trừ triết khấu tất cả các loại chi phí.

Pr = GO - IC

2.5.4. Những chỉ tiêu về hiệu quả xã hội

- Tạo thêm được các công trình kiến trúc hạ tầng kinh tế và vùng dân sinh được hình thành khi sản xuất cây Dong riềng. Góp phần làm thay đổi cơ

cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, công nghiệp hoá hiện

đại hoá.

- Thực hiện định canh định cư, phát triển kinh tế mới làm thay đổi điều kiện kinh tế và xã hội nông thôn miền núi. Góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ.

- Góp phần tích cực vào thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước như xoá đói giảm nghèo, bài trừ tệ nạn xã hội, kế hoạch hoá gia đình. Xây dựng môi trường sinh thái bền vững cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của cộng đồng. Phát huy lợi thế so sánh vùng. Mở rộng được quan hệ đối ngoại và thị trường tiêu thụ.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ THÀNH CÔNG THÀNH CÔNG

3.1.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Xã Thành Công của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng là địa phương

nằm trong vùng trung du miền núi Phía Bắc. kinh tế chủ yếu là hoạt động sản

xuất nông lâm nghiệp là chính với tổng diện tích tự nhiên là : 8.166,50ha.

Là xã nằm ở Phía Nam của huyện Nguyên Bình

Có tọa độ vịđịa lý:

- Kinh độ đông: 105020′ - 105025′30″ - Vĩđộ bắc : 22030′ - 22035′10″ - Phía Bắc giáp xã Quang Thành. - Phía Tây giáp xã Phan Thanh. - Phía Đông giáp xã Hưng Đạo. - Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn.

- Thành Công là xã miền núi nên diện tích đồi núi chiếm 94 % trên tổng diện tích tự nhiên. Phía đông có các dãy núi cao, độ cao từ 919m- 1178m

(so với mặt nước biển). Phía Tây được bao bọc bởi các dãy núi Tam Luông

cao 1446m, dãy núi Phja Đén cao 1391m, dãy Khau Vài cao 1136 (so với mặt

biển ).Phía Bắc có dãy Ki Doan cao 1300m. Phía Nam có dãy Phu Long Can

cao 1357m (so với mặt nước biển).

Đất sản xuất nông nghiệp có độ cao trung bình 550 - 750m, độ dốc hầu

3.1.1.2. Đất đai, thổ nhưỡng

- Đất đai:

Qua bảng 3.1 ta thấy xã Thành Công có tổng diện tích đất trong ranh

giới hành chính: 8,166,50ha được phân bố khá đồng đều cho các thôn. Đến

nay, diện tích đất của xã đã được sử dụng vào các mục đính khác nhau, vẫn

còn 251,41ha đất chưa sử dụng.

Tổng diện tích đất nông nghiệp chiếm cao nhất là 7.850,93ha chiếm

90,71% diện tích tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp được sử dụng cho các

mục đích cụ thể gồm:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 651,70 ha; chiếm15,90 % diện tích tự nhiên.

- Đất lâm nghiệp: 7.187.24 ha; chiếm 89,16% diện tích tự nhiên.

- Đất nuôi trồng thủy sản: 11,99 ha; chiếm 0,31% diện tích tự nhiên.

Tiếp đến là diện tích phi nông nghiệp là 64.16 ha; chiếm 2,13% diện

tích tự nhiên. Gồm:

- Đất ở: 10.45 ha; chiếm 0,20% diện tích tự nhiên.

- Đất chuyên dùng: 45,31 ha; chiếm 1,48% diện tích tự nhiên.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 6,39; chiếm 0,18 diện

tích tự nhiên.

Theo diện tích đất đồi núi chưa khai thác trồng các cây để pháp triển

kinh tế: 251,41 ha; chiếm 8,90% diện tích tự nhiên.

Cuối cùng là diện tích đất khu dân cư nông thôn: 10,45 ha; chiếm

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của xã thành công

STT Chi tiêu Diện tích năm 2013 (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 8.166,50 100 % 1 Đất nông nghiệp NNP 7.850,93 96,14 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 651,70 7,99 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 599,81 7,34 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 51,89 0,64 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 7.187,24 88,01 1.3 Đát nuôi trồng thủy sản NTS 11,99 0,15

2 Đất phi nông nghiệp PNN 64,16 0,79

2.1 Đất ở OTC 10,45 0,13 2.2 Đất chuyên dung CDG 45,31 0,55 2.3 Đất sông suối và MNCD SMN 6,39 0,08 3 Đất chưa sử dụng CSD 251,41 3,08 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 22,48 0,28 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 200,10 0,45

4 Đất khu dân cư nông thôn DTN 10,45 0,13

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nguyên Bình năm 2013)

Theo số liệu thông kê năm 2013, xã có 7.187,24 ha đất lâm nghiệp.

Trong đó đất rừng tự nhiên sản xuất có 215,00 ha, chiếm 2,7% diện tích đất

lâm nghiệp, rừng phòng hộ là 4.411,24 ha, chiếm 54,09% diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng đặc dụng 2.561,00 ha.

Như vây độ che phủ của thảm thực vật trên địa bàn xã đạt 72 % đây là một tỷ lệ tương đối cao, về động vật rừng trên địa bàn xã rất nghèo nàn chỉ có

một số loại chim thú nhỏ, nhưng động vật quý hiếm hầu như không còn.

Do đặc điểm kiến tạo địa chất, địa hình, khí hậu nên đất đai của xã có

các loại đất chính là đất đồi núi và đất ruộng.

- Đất đồi núi: chiếm 3,08% tổng diện tích tự nhiên phân bố trên toàn

xã, loại đất này được hình thành trên nhiều đá mẹ, mấu thổ khác như đất feralit phát triển trên núi cao, đá trầm tích, đất đỏ vàng trên đá trầm tích. Đất chua, các chất đạm. Kali. Lân dễ tiêu từ hộ nghèo đến trung bình. Loại cây

này độ phì nhiêu khá phù hợp cho phát triển, trồng rừng và cây Dong riềng.

- Đất ruộng: Là đất feralit do biến đổi trồng lúa, thành cơ giới nhẹ nên

dễ bị bào mòn, rửa trôi khi gặp nước mưa lớn, đất canh tác dày, tỷ lệ mùn thấp, các đất canh tác từ trung bình đến nghèo, đất chua. Đặc điểm của độ phì nhiêu như vây, kết hợp chế độ nước không thuận lợi nên năng xuất cây trồng

không cao, diện tích đất ruộng chủ yếu là trồng cây lúa và cây hoa màu.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

* Khí hậu:

Xã Thành Công có khí hậu cận nhiệt đới ẩm tuy nhiên nhiệt độ tại đây

chưa bao giờ xuống thấp quá 0°c và có những nét đặc trưng của khí hậu miền núi bắc bộ, khí hậu nhiệt đới gió mùa, Mùa đông khô và lạnh, có sương mù và

sương muối ; Mùa hạ nóng ẩm, nhiều mưa. Nhiệt độ trung bình năm 21,2oc.

Hướng gió chính là hướng gió Đông Nam. Mùa hè ở đây có đặc điểm nóng

ẩm, và thấp trung bình từ 23 - 25°c.Vào mùa đông, do địa hình đặc trưng đón gió nên nó có kiểu khí hậu gần giống với ôn đới, nhiệt độ trung bình thấp từ 5 - 8°c và trung bình cao từ 18 - 22°c, đỉnh điểm vào những tháng 12,1 và 2 nhiệt độ có thể xuống thấp hơn khoảng từ 2 - 3°c, độ ẩm thấp, trời hanh khô.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Dong riềng tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)