Khái quát về cây Dong riềng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Dong riềng tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. (Trang 30)

2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2. Khái quát về cây Dong riềng

Dong riềng là loại cây mọc trên thế giới như nam Mỹ, Úc, Thái Lan

và Ấn Độ... Củ Dong riềng trồng ở Việt Nam có nơi gọi là: củ chuối, củ chóc,

rất giống củ riềng. Người ta thường luộc ăn thật ngon, ngọt. Lúc còn thóc gạo

dư giả, nhà quê ta còn dùng để nuôi lợn vì củ Dong chứa nhiều tinh bột.

Sản phẩm từ tinh bột cụ thể là miến Dong đảm bảo an toàn vệ thực phẩm của Việt Nam đủ điều kiện được xuất khẩu sang Lào, Đức,...các nước

Châu Âu, Mỹ, Canada và được bày bán tại các tại các chợ, siêu thị lớn cho

người Việt Nam như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên.... và các tỉnh thành

trên cả nước.

Công ty Công nghệ Việt Hàn (có trụ sở tại thôn Lại Ốc - xã Long

Hưng, Văn Hưng Yên) vừa mua 25 tấn bột Dong của xã Tứ Dân (Khoai

Châu) để xuất khẩu sang Colombia, một quốc gia ở Nam Mỹ.

Việc xuất khẩu miến Dong đem lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng cho các cơ sở, HTX, Doanh nghiệp, làng nghề sản xuất miến và đem lại thu nhập

Xã Thành Công có 15 xóm trồng Dong riềng và trồng nhiều nhất là thôn Phja Đén và Pù Vài với diện tích là 14,4 và phân bố thêm ở các xóm khác như

Cốc Phường, Khau Vài, Nà Bản, Bản Đông… - Đặc điểm sinh học:

+ Cây Dong riềng có tên khoa học là canna edulis Ker.

+ Cây dễ trồng bằng các đoạn thân rễ, mọc khỏe, chịu được khô nóng.

+ Là loại cây thân thảo đứng, cao từ 1,2 - 1,5m, màu tía.

+ Thân ngầm phình to thành củ, chứa nhiều tinh bột, củ nằm ngang dưới

mặt đất.

+ Lá hình thuôn, dài 50cm, rộng 25- 30cm có gân to chính giữa lá.

+ Thời gian sinh trưởng 10- 11 (tháng 2 năm trước đến tháng 1 năm sau).

+ Một tháng đầu (từ khi cây mọc) là thời kỳ cây non.

+ Năm tháng tiếp theo là thời kỳ cây đẻ nhánh phát triển hoàn chỉnh về

thân lá.

+ Năm tháng cuối là thời kỳ củ phình to, tích lũy tinh bột. Thời kỳ này

được nhận biết từ khi Dong riềng đẻ nhánh đông đặc kín đất và cây bắt đầu ra hoa.

+ Sau 12 tháng cây sinh trưởng trở lại: củ non nảy mầm, củ chính bị

sượng, tinh bột trong củ giảm dần.

+ Tỷ lệ các loại dinh dưỡng đạm, lân, kali đối với Dong riềng: N: P205:

K20 theo tỷ lệ 2:1:1

+Lượng bón tính cho 1.000 m2

- Đặc điểm hình thái:

Cây thân cỏ, có thân rễ ngầm, mọc bò dài phân nhánh, hàng năm nẩy chồi cho các thân nhẵn, mọc thẳng đứng cao từ 1- 2m. Lá to, mọc cách, dạng thuôn dài, mùa xanh bóng, gân giữa to, gân phụ song song. Cụm hoa ở kẽ

một mỏm chung, gần tròn, màu xanh, manh ít hoa lơn, xếp sát nhau, màu hoa sặc sỡ.

- Công dụng:

Dong riềng, còn gọi là khoai riềng, khoai đao, khương vu..., là một trong những loại cây được trồng phổ biến ở nông thôn nước ta. Trong những năm tháng khó khăn, cũng như ngô, khoai, sắn, củ Dong riềng là thứ được dùng để thay thế cho lúa gạo bằng cách luộc ăn hoặc chế biến thành miến. Tuy nhiên, ít người biết rằng, từ xa xưa, Dong riềng còn được dùng để

làm thuốc.

Theo dược học cổ truyền, củ Dong riềng vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, an thần và giáng áp, thường được dùng để chữa viêm gan vàng da, bệnh lỵ mạn tính, ho ra máu, huyết lậu (rong huyết), bạch đới (khí hư), kinh nguyệt không đều, ung nhọt... Theo sách Sinh thảo dược tính bị

yếu củ Dong riềng có công dụng ,“thoái nhiệt độc, trị ung nhọt, lợi tiểu tiện”;

sách Nam Ninh thị dược vật chí ghi rằng: Dong riềng có khả năng thu liễm, trừ đàm, được dùng để chữa lỵ kinh niên, thổ huyết và các bệnh thần kinh;

sách Tứ Xuyên trung dược chi viết: “Dong riềng bổ thận hư, trị huyết lậu, bạch đới, rối loạn kinh nguyệt, nhọt độc giai đoạn sưng nóng đỏ đau”. Cách dùng thông thường là sắc lấy nước uống, ăn củ Dong riềng luộc hoặc giã nát

đắp ngoài.

Ví như, để chữa rong kinh dùng củ Dong riềng và hoa đỗ quyên (ánh sơn hồng) lượng vừa đủ hầm gà ăn; để chữa đau răng và khí hư dùng củ Dong riềng và gạo nếp hầm gà ăn; để chữa trẻ em chướng bụng dùng lá, hoa Dong riềng và kim tiền thảo lượng bằng nhau, giã nát, sao nóng rồi đắp lên bụng; để cầm máu vết thương do kim khí dùng hoa Dong riềng 20g sắc uống; để chữa viêm gan vàng da dùng rễ Dong riềng sắc uống; để chữa viêm tai chảy mủ dùng hạt Dong riềng sấy khô tán bột rắc vào trong tai... ỞẤn Độ, rễ Dong riềng còn được dùng để làm ra mồ hôi, lợi tiểu, dùng đểđiều trị sốt và phù thũng.

Các nhà y học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu dùng rễ Dong riềng

điều trị bệnh viêm gan truyền nhiễm cấp tính bằng cách mỗi ngày lấy 100 - 150g rễ Dong riềng tươi, thái vụn, sắc kỹ lấy nước, chia uống 2 lần sáng và chiều, 20 ngày là 1 liệu trình, trong thời gian dùng thuốc kiêng tôm cá và các thức ăn cay. Kết quả sơ bộ cho thấy, trên 63 bệnh nhân có 58 ca khỏi bệnh, 3 ca có chuyển biến tốt và 2 ca không đỡ, đạt hiệu quả 96,8%, trong đó khỏi bệnh sau 20 ngày là 34 ca, sau 30 ngày là 18 ca, sau 45 - 47 ngày là 6 ca. Một nghiên khác dùng dong riềng phối hợp với một số thảo dược khác chế thành thuốc viên điều trị cho 100 bệnh nhân cũng đạt kết quả rất tốt với 92 ca khỏi bệnh và 8 ca có chuyển biến rõ rệt.

- Các lại sản phẩm Dong riềng:

Dong riềng được trồng lấy củ dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp

chế biến như: chế tinh bột, lấy bột làm miến, bánh, hạt trân châu nấu chè và các

sản phẩm khác... mang lại kinh tế rất cao cho con người trồng và chế biến.

Bảng 1.1: Lượng phân bón đâu tư cho 1.000m2 trồng Dong riềng

(Đơn vị: Kg) Loại đất Loại phân bón Tốt Trung bình Xấu Phân chuồng 800 1.000 1.300 Đạm 20 20 35 Lân 40 50 60 Kali 20 20 20

(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện Nguyên bình)

- Cách bón:

+ Bón thúc lần 1: Sau khi cây mọc 1 tháng nhằm giúp cây đẻ nhánh

nhanh, nhiều: Bón 1/3 lượng đạm cộng 1/2 lượng kali.

+ Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 4 - 5 tháng: 1/3 lượng đạm cộng 1/2

lượng kali còn lại, để cây sinh trưởng phát triển tốt và tích lũy đường bột

nhiều. Bảng 1.2: Tóm tắt thời kỳ bón phân Thời kỳ Phân hữu cơ (kg/hốc) Vôi bột (kg/1.000m2) Lân (%) Đạm kali Bón lót 1 50 100 1/3 Bón thúc 1 lần: Sau khi cây mọc 1 tháng 1/3 1/2 Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 4-5 tháng 1/3 1/2

(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện Nguyên bình)

Lưu ý: Riêng phân đạm, lân bón thúc lần 2 phải nhìn cây mà bón:

+ cây quá tốt, đẻ nhiều nhánh, các nhánh to đều: không cần bón thúc

đạm lần 2, chỉ bón hết số kali còn lại.

+ Cây sinh trưởng khá tốt bón một phần của số đạm còn lại.

CHƯƠNG 2:

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.1.Đối tượng nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Dong riềng tại địa bàn Phja Đén xã Thành Công huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

2.1.2.1. Phạm vi không gian

- Đề tài được thực hiện tại địa bàn xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

- Đề tài lựa chọn Phja Đén là nơi nhiều hộ trồng và là nơi có năng xuất Dong riềng cao nhất để nghiên cứu.

2.1.2.2. Phạm vi thời gian

- Đề tài nghiên cứu sử dụng những số liệu sơ cấp là những số liệu hộ thực hiện năm 2013, các số liệu thứ cấp là những số liệu giai đoạn năm 2011- 2013

- Thời gian nghiên cứu từ ngày 12/5/2014 đến ngày 17/5/2014.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

+ Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thành Công. + Đánh giá thực trạng phát triển cây Dong riềng tại xã Thành Công. + Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Dong riềng tại xã Thành Công. + Phân tích các mô hình sản xuất cây Dong riềng điển hình.

+ Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cơ bản cho phát triển cây Dong riềng tại xã Thành Công.

2.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Thực trạng sản xuất Dong riềng giai đoạn 2011- 2013 và hiệu quả kinh tếđạt được như thế nào?

- Những thuật lợi và khó khăn của người dân trong quá trình triển khai mô hình trồng Dong riềng trong thời gian gần đây?

- Định hướng phát triển mô hình trồng Dong riềng theo định hướng bền vững và hiệu quả như thế nào?

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin. 2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin.

a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.

Sử dụng các số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của xã Thành Công trong 3 năm 2011 đến năm 2013. Tham khảo về đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện cơ sở hạ tầng.

Phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện Nguyên Bình .Tham khảo các tài liệu là các văn bản, sách, báo chí, các nghị định, chỉ thị, nghị quyết các chính sách của Nhà nước có liên quan đến vấn đề phát triển cây Dong riềng.

Báo cáo kinh tế sản xuất cây Dong riềng tại xã Thành Công trong các năm 2011 đến năm 2013

b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp.

Những tài liệu mới về sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây Dong riềng, tổ chức sản xuất, bố trí cây trồng được tổ chức điều tra, phỏng vấn để có thể nhìn nhận về tình hình sản xuất cây Dong riềng ở xã Thành Công một cách tổng quát, tổ chức nghiên cứu thực tiễn tại các vùng có diện tích trồng cây Dong riềng lớn của xã là thôn Phja Đén, thôn Pù Vài,…thông qua UBND, Hội Nông dân, để tìm hiểu tình hình tổ chức trồng, chăm sóc và tiêu thụ

sản phẩm.

Để thu thập thông tin có hiệu quả tôi sử dụng sẵn nội dung tìm hiểu, hệ

thống biểu mẫu và sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, các chuyên gia, phỏng vấn bằng câu hỏi được lập sẵn. Các thông tin sơ cấp thu thập tại các hộ bằng quan sát trực tiếp và hệ thống phiếu điều tra.

Căn cứ vào số lượng, quy mô, diện tích đất trồng cây Dong riềng, cách tổ

chức sản xuất, kết quả, xu hướng và tiềm năng về nâng cao hiệu quả kinh tế

sản xuất cây Dong riềng ở các thôn trọng điểm trong quy hoạch ở xã. Năm 2012 tổng diện tích của cây Dong riềng cho thu hoạch toàn xã là 84,84 ha.

Phiếu điều tra là một tập hợp các biểu mẫu, được xây dựng phục vụ cho quá trình thu thập số liệu, thông tin cần thiết cho khóa luận gồm một số nội dung sau:

+ Những thông tin cơ bản về hộ được phỏng vấn: Họ tên, địa chỉ của chủ hộ, tuổi, số nhân khẩu, lao động, các lớp huấn luyện kỹ thuật, tập huấn đã qua…

+ Đất đai của hộ: Diện tích đất trồng Dong riềng.

+ Các tư liệu sản xuất khác: Bao gồm máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển v.v..phục vụ cho sản xuất của hộ.

+ Khả năng về vốn cho sản xuất kinh doanh của hộ: vốn tự có, vốn vay, lãi suất,

+ Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ: Các kết quả thu nhập từ cây Dong riềng.

Ngoài phiếu điều tra, tôi còn ghi chép về các điều kiện bên ngoài liên quan đến tập quán canh tác cũng như thói quen trồng trọt, kinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc cây Dong riềng của các hộ trồng cây Dong riềng nhiều kinh nghiệm.

Đối tượng thuộc hộ sản xuất hay thu gom, thông tin về cây Dong riềng. Tại điểm nghiên cứu, sau khi tiếp xúc với người địa phương (với UBND xã, địa chính và các tổ chức nhân viên trong xã) đã chọn ra các hộ gia

đình đến thăm và phỏng vấn. Trong quá trình thăm hỏi, phỏng vấn hộ, ngoài cá nhân nghiên cứu thường có một cán bộ của xã và một đại diện cán bộ của thôn cùng đi. Việc phỏng vấn được cấu thành trong 3 phần chính. Sau khi giới

thiệu mục đích cuộc thăm hỏi, các câu hỏi về tình hình chung trong gia đình

đã được đưa ra. Trong khi phỏng vấn về hầu hết các phần của kinh tế gia

đình, tôi đã giành thời gian tìm hiểu mức độ chính xác và kiến thức kỹ thuật trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây Dong riềng địa phương đã làm. Các thông tin về người nông dân đã biết và phỏng vẫn.

Sau khi thu thập đầy đủ phiếu điều tra của các hộ, tôi tiến hành kiểm tra, xử lý thông tin cơ bản trên hệ thống biểu, loại bỏ những biểu thiếu hoặc thông tin không rõ ràng, sau đó mã hoá thông tin, nhập thông tin vào máy tính và sử dụng chương trình Excel để xử lý.

2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Từ các nguồn số liệu điều tra thu nhập trên địa bàn nghiên cứu,tiến hành tổng hợp và phân tích.

- Số liệu thu thập được trong các phiếu điều tra tổng hợp từng nội dung.

- Xử lý định tính, định lượng dựa trên phân mềm xử lý số liệu excel.

2.4.3. Phương pháp so sánh

Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các

chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính tương tự để xác định mức độ biến động của nội dung. Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xem xét mức độ biến động tăng giảm của

các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, tương đối, số bình quân chung

để xem xét.

2.5. HỆ THỐNG CHI TIÊU NGHIÊN CỨU

2.5.1. Chi tiêu giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích

Là toàn bộ của cải vật chất và các dịch vụ được tạo ra trên một đơn vị

diện tích trong một vụ Dong riềng.

GO = p Qi i

s

∑ ∑

Trong đó:

Pi: là đơn giá sản phẩm thứ i

Qi: là khối lượng sản phẩm thứ i trên cùng đơn vị diện tích.

S: là diện tích gieo trồng.

Một số công thức nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế:

+ Giá trị sản xuất: GO (Gross output) là toàn bộ giá trị của cải và dịch vụ

được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm), đây là tổng thu của hộ.

GO = ∑ PiQi

Trong đó:

Pi là đơn giá sản phẩm thứ i

Qi là khối lượng sản phẩm thứ i

+ Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất

thường xuyên và dịch dụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như: giống,

phân bón, thuốc BVTV, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất.

IC = ∑ Ci

Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i

+ Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tặng thêm của

doanh nghiệp hay người sản xuất tính theo công thức:

VA = GO – IC

+ Thu nhập hỗn hợp: MI ( Mixed Incone ) là phần thu nhập thuần tùy của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản

1 đơn vị diện tích trong một vụ rau.

MI = VA - (A+ T)

Trong đó: VA là giá trị sản xuất tăng thêm (gia tăng);

T là thuế nông nghiệp

A là thành phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ.

+ Lợi nhuận:

TC là tổng chi phí sản xuất

+ Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: là tỷ lệ giữa tổng khối

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Dong riềng tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)