Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ trẻ em

Một phần của tài liệu khảo sát năng lực trí tuệ của học sinh lớp 5 tại xã đức lập, huyện đức hòa, tỉnh long an (Trang 32 - 38)

7. Phương pháp

1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ trẻ em

Một số quan niệm về các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ cá nhân

*Các quan niệm nhấn mạnh yếu tố sinh học :

Các quan niệm nhấn mạnh yếu tố sinh học rất đa dạng và cĩ thể chúng đã xuất hiện từ trước khi khai sinh ra tâm lý học khoa học. Điểm đặc trưng của các quan niệm này là cố gắng tìm hiểu và xác lập mối quan hệ trực tiếp giữa yếu tố sinh học với sự phát triển trí tuệ của cá nhân; đi tìm sự khác biệt cá nhân về trí tuệ, dựa trên yếu tố sinh học đĩ. Vì vậy, họ ít quan tâm tới nội dung xã hội của trí tuệ và tác động của mơi trường văn hĩa - xã hội. Các quan niệm nhấn mạnh yếu tố sinh học được quy vào một trong hai hướng chính: các quan niệm nhấn mạnh yếu tố di truyền trí tuệ và nhấn mạnh yếu tố tư chất, bẩm sinh.

Tư tưởng chủ đạo của những nhà di truyền trí tuệ là trí tuệ được quyết định theo con đường di truyền sinh học (gen) giữa các thế hệ. Những người cực đoan cịn cho rằng chỉ cĩ thiểu số người cĩ khả năng trí tuệ tốt hơn cả. Từ đây, hình thành các học thuyết về ưu sinh

và hàng loạt học thuyết phân biệt chủng tộc, sắc tộc về trí tuệ. Cơ sở để các nhà tâm lý học quy kết về di truyền trí tuệ là chỉ số trí tuệ (chỉ số IQ) của các cá nhân, được xác định bằng trắc nghiệm (Tests). Nguồn tư liệu chủ yếu được thu từ nghiên cứu trên động vật; từ phân tích, so sánh chỉ số IQ của các trẻ em sinh đơi (Phương pháp trẻ em sinh đơi) và từ so sánh giữa các nhĩm người. Ngày nay, nhiều cơng trình nghiên cứu đã phê phán và vạch ra sự thiếu cơ sở khoa học của những kết luận nhấn mạnh tính quyết định của di truyền đối với trí tuệ. ở đây cĩ ít nhất 3 điểm cần lưu ý. Thứ nhất: việc sử dụng chỉ duy nhất các trắc nghiệm để xác định điểm trí tuệ rồi qua đĩ khẳng định sự khác biệt mức trí tuệ của các cá nhân, các nhĩm xã hội là khơng đủ cơ sở khoa học. Thứ hai: trong nghiên cứu trẻ em sinh đơi, các nhà tâm lý học theo hướng nhấn mạnh yếu tố di truyền đã khơng thể tách ra được rõ ràng những đứa trẻ sinh đơi cùng trứng hoặc khác trứng, được nuơi dưỡng trong điều kiện tương đồng và khơng tương đồng. Tức là khơng thể tách riêng biến số di truyền ra khỏi các biến số khác để phân tích nĩ. Thứ ba, các nhà tâm lý học theo quan niệm di truyền trí tuệ, khi quy kết sự khác biệt trí tuệ giữa các cơng đồng sắc tộc, chủng tộc, đã khơng tính đến thực tế hiện nay là khơng cĩ chủng tộc thuần khiết theo đúng nghĩa sinh học. Chủng tộc ở Mỹ và các nước phương tây là khái niệm xã hội chứ khơng phải thực sự là khái niệm sinh học.

*Quan niệm nhấn mạnh yếu tố mơi trường :

Về phương diện triết học, các quan niệm nhấn mạnh yếu tố mơi trường đều bắt nguồn từ triết học duy cảm Anh thế kỷ XVII - XVIII, đặc biệt là của G.Lơccơ,theo đĩ, tâm hồn trẻ em là một tờ giấy trắng, xã hội cĩ thể viết lên đĩ những gì mong muốn.

Quan niệm nhấn mạnh yếu tố mơi trường dễ nhận thấy nhất là của các nhà hành vi chủ nghĩa, với cơng thức cố hữu S → R [kích thích (Stimulant) →phản ứng (Reaction)]. Cĩ thể dẫn ra hai ví dụ điển hình: niềm tin sâu sắc của J.Watson - người sáng lập ra thuyết hành vi, về khả năng tạo ra hệ thống hành vi của cá nhân bằng cách trước đĩ hình thành hệ thống kích thích tương ứng; về khả năng nhào nặn của xã hội tạo ra những con người mong muốn từ bất kì đứa trẻ bình thường nào, khơng kể đến nguồn gốc xuất thân của chúng. Quan điểm lý luận trên của J.Watson đã được hiện thực hĩa bằng hệ thống dạy học chương trình hĩa - dạy học bằng người máy, mà tác giả là nhà tâm lý học hành vi kiệt xuất B.F.Skinner. Dĩ nhiên, quan điểm lý luận của J.Watson là cực đoan, dẫn đến sự "định mệnh xã hội" của sự phát triển tâm lý người. Cịn kết quả của chương trình dạy học bằng máy của B.Skinner đã đưa người học đến những kiến thức cụ thể, thiếu hệ thống và sáng tạo. Vì vậy, sau vài chục năm cĩ ảnh hưởng nhất định tới giáo dục ở Mỹ, đến những năm 1960, lý thuyết quy luật luyện tập

(law of exercise) của E.Thorndike và lý luận củng cố (Theory of reinforcement) của B.Skinner bị phê phán và suy yếu [dẫn theo Jo. Godefroid - 68].

*Quan niệm của J.Piaget về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ :

Trong lý thuyết phát sinh trí tuệ cá nhân, J.Piaget quan niệm sự phát sinh và phát triển trí tuệ cá nhân chịu sự chi phối bởi 4 yếu tố.

Thứ nhất: sự tăng trưởng cơ thể, đặc biệt là sự chín muồi của phức hợp được tạo thành bởi hệ thần kinh và nội tiết. Theo J.Piaget, sự chín muồi các phức hợp thần kinh bao gồm sự mở rộng những khả năng thần kinh đã cĩ thành những khả năng mới, tạo điều kiện cần thiết cho sự xuất hiện một số hành vi nào đĩ. Tuy nhiên, sự chín muồi các chức năng thần kinh chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Để cĩ hành vi mới cịn phải luyện tập và cĩ sự tham gia của kinh nghiệm. J.Piaget cho rằng, sự chín muồi các phức hợp thần kinh giảm dần vai trị và tính quy định trực tiếp đối với trí tuệ theo sự phát triển của nĩ qua các giai đoạn lứa tuổi.

Thứ hai: vai trị của sự luyện tập và kinh nghiệm thu được thơng qua hoạt động với đối tượng (J.Piaget ám chỉ đây là những kinh nghiệm vật lý- thu được thơng qua các hoạt động vật lý. Chúng đối lập với những kinh nghiệm xã hội). Những yếu tố này vừa là cần thiết vừa là chủ yếu cho đến khi trẻ em hình thành được các cấu trúc thao tác logic- tốn. Cĩ hai loại kinh nghiệm: Kinh nghiệm vật lý, thể hiện khi trẻ tác động lên đối tượng để trừu xuất những thuộc tính khỏi chúng. Kinh nghiệm logic- tốn, thể hiện khi trẻ tác động lên đối tượng nhằm nhận biết kết quả của sự phối hợp hành động (chẳng hạn trẻ 5-6 tuổi tìm ra được tổng của một tập hợp độc lập với thứ tự khơng gian của các phần tử hay thứ tự đếm các phần tử trong tập hợp đĩ). Theo J.Piaget, sự khác nhau giữa hai loại kinh nghiệm này là ở chỗ, kinh nghiệm vật lý thu được do tác động lên sự vật và trừu xuất các thuộc tính vật lý của nĩ, cịn kinh nghiệm logic - tốn thu được do trẻ trừu xuất khỏi hành động, để làm cho hành động trở thành đối tượng thực tiễn để cấu trúc hĩa nĩ. J.Piaget rất đề cao loại kinh nghiệm này trong cấu trúc trí tuệ cá nhân và ơng cho rằng, ở trẻ em, nĩ cĩ trước kinh nghiệm vật lý.

Thứ ba: Sự tương tác và chuyển giao xã hội. Đây cũng là một yếu tố chủ yếu và cần thiết. Trong quá trình phát triển trí tuệ trẻ em, sự tương tác xã hội cĩ tính hai mặt: một mặt, sự xã hội hĩa là quá trình cấu trúc, trong đĩ cá nhân nhận được những khuơn mẫu trí tuệ xã hội tương ứng với sự tương tác của trẻ với xã hội trong từng lứa tuổi. Mặt khác, tác động của xã hội chỉ cĩ tác dụng khi cĩ sự đồng hĩa tích cực của trẻ em.

Thứ tư: tính chủ thể và sự phối hợp chung của các hành động cá nhân. Đối với J.Piaget, cả 3 yếu tố trên đều chủ yếu và cần thiết. Tuy nhiên, chúng khơng tác động riêng

rẽ, mà được phối hợp bởi hành động của chủ thể và được thay đổi theo sự phát triển của trí tuệ qua các giai đoạn. Tính chủ thể của trẻ trong sự phát triển trí tuệ biểu hiện ở sự đồng hĩa và điều ứng của nĩ để hình thành nên các cấu trúc trí tuệ theo một trật tự xác định. Chính do tính chủ thể và sự phát triển theo một trật tự kế tiếp hằng định, nên khơng thể nơn nĩng, đốt cháy giai đoạn nào đĩ, theo kế hoạch chủ quan của xã hội (người lớn), được thiết lập từ trước. Ngồi ra, tính chủ thể cịn được biểu hiện ở vai trị của các yếu tố tình cảm và động cơ trong quá trình phát triển của trẻ.

Mối quan hệ giữa các yếu tố sinh học - xã hội và chủ thể trong sự phát sinh, phát

triển trí tuệ cá nhân

Nếu tách ra những khía cạnh cụ thể, thì các quan niệm nhấn mạnh yếu tố sinh học hay yếu tố mơi trường đều cĩ ít nhiều điều hợp lý. Chúng cung cấp biểu tượng về vai trị của các yếu tố cĩ liên quan tới sự phát sinh, phát triển trí tuệ cá nhân. Tuy nhiên, xét tổng thể, những quan niệm này là cực đoan, siêu hình và phiến diện. Vì vậy, sớm muộn sẽ dẫn đến quan điểm tiền định về sự phát triển. Điều này khơng thể chấp nhận trong khoa học và giáo dục. Trong một nỗ lực khắc phục tư tưởng tiền định nhất nguyên siêu hình trên, nhà tâm lý học Đức V.Stecner (1871-1938) đã đề xuất thuyết hội tụ hai yếu tố: sự tác động lẫn nhau giữa hai yếu tố sinh học và mơi trường xã hội trong quá trình phát triển trí tuệ trẻ em. Trên thực tiễn, lý thuyết này được tiếp nhận khá phổ biến ở các nước Âu- Mỹ. Nhiều nhà tâm lý học theo quan niệm này cho rằng, yếu tố sinh học tạo ra tiềm năng cho sự phát triển trí tuệ, cịn việc những tiềm năng đĩ được triển khai như thế nào là tùy thuộc vào mơi trường. Cĩ thể tiềm năng tốt, nhưng trong mơi trường khơng thuận lợi thì kết quả vẫn kém. Ngược lại,với một tiềm năng nghèo nàn, nhưng nếu cĩ mơi trường thuận lợi thì vẫn đạt hiệu quả cao. Rõ ràng quan niệm như vậy tích cực hơn các quan niệm nhấn mạnh máy mĩc một trong hai yếu tố. Tuy nhiên, dù cĩ cách nhìn tích cực hơn, nhưng trong quan niệm này yếu tố chủ thể cũng khơng được đặt ra trực tiếp. Vì vậy, quan hệ giữa các yếu tố sinh học - xã hội - chủ thể vẫn chưa được làm sáng tỏ. Trong khi đĩ, đây mới thực sự là chìa khĩa để giải quyết vấn đề ảnh hưởng của các yếu tố tới sự phát triển trí tuệ cá nhân.

*Quan hệ giữa chủ thể với yếu tố sinh học của nĩ

Khơng ai phủ nhận vai trị của yếu tố tự nhiên, di truyền trong sự phát triển cá thể người. Nhưng ở đây cần luơn luơn ý thức rằng: về phương diện lồi, các yếu tố tự nhiên, nhục thể (cơ thể) của con người là một bộ phận của sự phát triển và là sản phẩm của chính

sự phát triển đĩ. Các Mác và F.Ănghen đã chứng minh việc tạo ra "con người" là do lịch sử lồi người.

Trước hết, mối quan hệ giữa các yếu tố sinh học (bao gồm các yếu tố bẩm sinh và di truyền) với sự phát triển của trí tuệ, khơng phải là quan hệ trực tiếp. Nĩi cách khác, yếu tố sinh học khơng trực tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ, mà nĩ được khúc xạ và phát động bởi hoạt động của chủ thể. Tức là gián tiếp thơng qua hoạt động cá nhân.

Những người giải quyết mối quan hệ giữa yếu tố sinh học với trí tuệ theo con đường trực tiếp đã khơng tính đến vai trị của chủ thể trong mối quan hệ này. ở đây ít nhất cĩ hai khía cạnh cần được lưu ý: thứ nhất, các yếu tố sinh lý thần kinh, nĩi chung là yếu tố tư chất, khơng trực tiếp quy định trí tuệ mà chỉ đặt ra trước chủ thể các khả năng khác nhau. Cịn việc khai thác nĩ như thế nào, tùy thuộc vào chủ thể và hoạt động của chủ thể đĩ. Điều này giống như trong cuộc chơi bài, mỗi người lúc đầu đều cĩ sẵn trong tay số quân bài nhất định. Mức độ xấu hay tốt của những quân bài đĩ giữa mọi người cĩ thể xảy ra - đây là điều bình thường và chúng chỉ gây khĩ khăn hay thuận lợi cho người chơi. Cịn hiệu quả cuộc chơi được quyết định bởi chính người sử dụng những quân bài đĩ, cho dù chúng là tốt hay xấu ít nhiều. Hơn nữa, mặc dù lĩnh vực não học hiện nay rất phát triển, nhưng chưa cĩ cơng trình nào xác định được giới hạn hoạt động của não người bình thường. Thành ra, việc đánh giá ưu việt thần kinh của người này so với người khác chỉ cĩ thể được thực hiện thơng qua hoạt động của họ. Nhà tâm lý học đương đại Mỹ M.Csikszentmihalyi, trên cơ sở phân tích lao động trí tuệ và thành quả của 99 nhà khoa học, nghệ sĩ, nhà văn nổi tiếng (trong đĩ cĩ nhiều người được giải Nobel), đã đi đến kết luận: những trí não sáng tạo vĩ đại thường phát triển theo cơng thức của Th.Edison: "1% thơng minh, 99% mồ hơi". Thứ hai: nếu tại một thời điểm nào đĩ (nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang), người ta dễ nhầm tưởng các yếu tố sinh lý thần kinh (chẳng hạn như các trung khu thần kinh) cĩ trước và là cơ sở thần kinh của các loại và mức trí tuệ nhất định. Tuy nhiên, lần theo lịch sử hình thành và phát triển các yếu tố đĩ, tương ứng với sự phát triển của trẻ em, ta dễ nhận thấy chính chúng là sản phẩm hoạt động của cá nhân. Ngay từ khi mới sinh, đứa trẻ cĩ rất ít yếu tố sinh lý thần kinh cĩ tính bẩm sinh liên quan trực tiếp tới khả năng phát triển loại trí tuệ này hay khác và đây chính là tiềm năng ban đầu tạo ra khác biệt cá nhân về sự phát triển. Trên cơ sở vốn liếng ít ỏi nhưng quý báu đĩ, những trẻ nào được hướng dẫn đúng, được tạo điều kiện thuận lợi và được sử dụng hợp lý, thì trí tuệ của những trẻ đĩ phát triển. Ngược lại, chúng sẽ bị thui chột và những đứa trẻ này bị coi là kém cỏi (trẻ em sống trong các gia đình khĩ khăn về kinh tế

và văn hĩa dễ bị trong hồn cảnh này). ở đây, những yếu tố sinh lý thần kinh, trong đĩ cĩ các trung khu chức năng, khơng chỉ là tiềm năng trí tuệ, mà cịn là sản phẩm của chính hoạt động của trẻ em. Do đĩ, việc phát hiện và bồi dưỡng những mầm mống tài năng phải được tiến hành khi trẻ cịn nhỏ và phải thơng qua hoạt động của các em. Như vậy trong cả hai trường hợp, là tiềm năng vật chất của sự phát triển trí tuệ hay là sản phẩm của nĩ, yếu tố sinh học muốn phát huy được vai trị của mình đều phải gián tiếp thơng qua hoạt động của cá nhân.

*Quan hệ giữa chủ thể với mơi trường xã hơi của sự phát triển

Vấn đề mơi trường xã hội đối với sự phát triển trí tuệ cá nhân phải được xét khác với các yếu tố tự nhiên. Sự thật ở đây là gì ?. Trước hết, mơi trường xã hội khơng đơn thuần là yếu tố tác động làm cho sự phát triển trí tuệ của cá nhân diễn ra nhanh hay chậm, mà là nguồn gốc của nĩ xét cả về phương diện lồi và cá nhân.

Về phương diện lồi, nếu phân tích lịch sử phát triển tư duy của lồi người, ta cĩ thể xác lập mơ hình phổ quát: tư duy thần thoại → suy luận biện chứng (dựa trên các quan sát tổng thể thế giới) → tư duy siêu hình (phân tách chi tiết cấu tạo vật thể) → tư duy biện chứng (xác lập các nguyên lý và các quy luật vận động và phát triển của thế giới, tái tạo lại sự hình thành và phát triển của các dạng vật chất trên cơ sở xác lập được nguyên tắc cấu trúc và sinh thành của nĩ). Về phương diện tri thức khoa học, lồi người đã tiến từ biểu tượng về thế giới → khái niệm biện chứng trừu tượng → khái niệm phân loại siêu hình về các dạng vật chất của thể giới → khái niệm biện chứng cụ thể về cấu trúc, về sự hình thành và phát triển của các dạng vật chất trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau →tái tạo lại các dạng vật chất của thế giới, trên cơ sở xác lập được nguyên tắc sinh thành và phát triển

Một phần của tài liệu khảo sát năng lực trí tuệ của học sinh lớp 5 tại xã đức lập, huyện đức hòa, tỉnh long an (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)