Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong công tác giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011- 2013. (Trang 62 - 66)

chp đất đai trên địa bàn huyn Lc Nam giai đon 2011-2013.

* Thuận lợi

Trong những năm vừa qua, công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam đã đạt được một số kết quả nhất định, để có những kết quả đó là nhờ:

Các ngành chức năng dã nỗ lực phấn đấu tìm mọi biện pháp thực hiện từng mặt công tác và hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, hoàn chỉnh hơn làm cơ sở pháp lý cho công tác giải quyết tranh chấp đất đai ngày càng tốt hơn.

UBND huyện Lục Nam luôn quan tâm chỉđạocác thủ trưởng ban ngành, các Chủ tịch xã tích cực phối hợp giải quyết các vụ tranh chấp đất đai. Tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp dân, trợ giúp pháp lý, cũng như tuyên truyền sâu rộng các quy định về pháp luật về đất đai các Thông tư, Nghị định văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ, UBND tỉnh. Phát huy dân chủ, tinh thần làm chủ

mọi tầng lớp nhân dân. Nhờ làm tốt công tác tiếp dân giải thích về vấn đề công dân khiếu kiện ngay tại xã sau khi hiểu được sự việc một số công dân đã tự động rút đơn.

* Khó khăn

Bên cạnh những kết quảđạt được trong công tác giải quyết tranh chấp đất

đai tại Huyện Lục Namcòn gặp những khó khăn, vướng mắc sau:

+ Ý thức của người dân còn chưa cao, còn mang nặng tư tưởng khiếu kiện thắng thu dẫn đến việc cố ý không chấp hành Quyết định hòa giải đã có hiệu lực.

+ Chưa có cơ chế, quy định cụ thể giải quyết các vụ việc tranh chấp đất

đai liên quan đến các vẫn đề tồn tại do lịch sửđể lại. Chính sách pháp luật chưa

ổn định, thiếu đồng bộ chưa chặt chẽ dẫn đến việc hiểu và vận dụng chưa thống nhất giữa các cấp giải quyết.

+ Các quy định của pháp luật như: Chỉ thị, Nghị định, Nghị quyết của

Đảng và Nhà nước ban hành đã được cấp ủy và chính quyền triển khai tuyên truyền và tổ chức thực hiện, song công tác tuyên truyền chưa được thường xuyên, còn nhiều hạn chế dẫn đến việc hiểu biết pháp luật của người dân còn thấp, nên khi thực hiện việc tranh chấp họ thường xuyên đòi hỏi quyền lợi theo cảm nghĩ. Nhiều vụ việc đã được cán bộ chuyên môn có thẩm quyền giải quyết hợp tình hợp lý nhưng đương sự vẫn khiếu nại. Bên cạnh đó một số trường hợp am hiểu chính sách pháp luật nhưng cố tình lợi dụng quy định chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ của pháp luật để gây khó khăn cho các cấp, chính quyền cơ quan nhà nước.

Những tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai

+ Sự phối kết hợp giữa các ngành trong việc xem xét giải quyết một số

vụ việc phức tạp, kéo dài chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên dẫn đến cùng một vụ việc nhưng có nhiều ý kiến, hướng giải quyết không thống nhất do đó rất khó khăn cho việc ban hành quyết định giải quyết.

+ Nhiều giấy tờ liên quan đến vụ việc bị thất lạc nên trong quá trình giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn.

* Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai

- Về khách quan:

+ Một số quy định của pháp luật còn bất cập, thiếu rõ ràng, cụ thể hoặc có sự chồng chéo mâu thuẫn, nên khi giải quyết không có đủ cơ sơ pháp lý hoặc

lúng túng trong việc áp dụng pháp luật chủ yếu là các quy định về quản lý, sử

dụng đất đai, quy định về khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai.

+ Do nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội tiến hành đẩy nha chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, xấy dựng, nhu cầu về thu hồi đất phục vụ phát triển trong thời gian ngắn tăng cao đã ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ người dân vềđời sống. + Do cơ chế chính sách, nhất là chính sách trong thực hiện giải tỏa, bồi thường thu hồi đất cho dự án, công trình trong thời gian từ khi Luật Đất đai năm 2003 đến nay thay đổi về giá bồi thường, chính sách hỗ trợ cho nên một số dự

án đang thực hiện cơ chế cũ, do phải triền khai trong nhiều năm, người dân đòi bồi thường áp dụng quy định mới.

+ Năng lực, kinh nghiệm của cán bộ giao giải quyết tranh chấp đất đai ở

nhiều xã thị trấn còn hạn chế chưa đáp úng yêu cầu đè ra.

+ Nhận thức của một số người dân chưa đầy đủ, nhiều quyết định giải quyết đúng thẩm quyền và đã có hiệu lực nhưng đương sự không thực hiện gây khó khăn cho các cấp chính quyền trong việc sử lý.

- Về chủ quan: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Một số cán bộ làm nhiệm vụ tiếp dân, tham mưu, giải quyết tranh chấp

đất đai còn chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm hoặc chưa thực sự quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của người khiếu kiện nên giải quyết vụ việc chưa

được khách quan, chính xác, kịp thời hoặc chưa đảm bảo vụ việc được giải quyết hợp lý, hợp tình nên công dân không nhất trí tiếp tục khiếu kiện.

+ Công tác kiểm tra, giám sát trách nhiệm tranh chấp đất đai tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa được thường xuyên.

+ Sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị- xã hội chưa chặt chẽ, có vụ việc phối kết hợp chưa tốt, cùng một số việc cùng nhiều ngành, nhiều cấp cần gải quyết.

Công tác giải quyết tranh chấp đất đai là vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Nó liên quan đến quyền lợi và lợi ích của người dân và trách nhiệm của các cơ

quan nhà nước có thẩm quyền .Để nâng cao hiệu quả trong công tác giả quyết tranh chấp đất đai trong thời gian tới cho huyện Lục Nam em xin đưa ra một số

giải pháp sau:

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉđạo của cấp Đảng ủy, Chính quyền

đối với công tác giải quyết tranh chấp đất đai.

- Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ địa chính của các xã, thị trấn

để làm tốt hơn công tác quản lý nhà nước vềđất đai.

- Phải có sự tập trung trong sự lãnh đạo và chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp ủy chính quyền trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai.

- Nắm bắt kịp thời những nhiệm vụ mới phát sinh, có sự kết hợp với các cấp, các ngành, đoàn thể thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, coi trọng công tác hòa giải.

- Các cấp, các ngành cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ

biến pháp luật vềđất đai trong nhân dân.

- Tiếp tục phát huy vai trò của hội đồng giải quyết tranh chấp đất đai. - Chú trọng công tác quản lý đất đai, quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình, giảm bớt thưở lĩnh vực này.

- Duy trì và thực hiện tốt hơn các công tác tiếp dân tại cơ sở, qua đó tuyên truyền chính sách pháp luật cho nhân dân, làm tốt công tác hòa giải tranh chấp từ cơ sở trên tinh thần thuyết phục, giáo dục.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011- 2013. (Trang 62 - 66)