Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011- 2013. (Trang 33 - 39)

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lí

Lục Nam là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 27 km và cách thủ đô Hà nội 70 km về phía Đông Bắc. Diện tích tự nhiên 597,6 km2, nằm ở toạ độ địa lý khoảng 21011' đến 21027' vĩ độ Bắc và l06018' đến l06041' kinh độĐông.

- Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn.

- Phía Nam giáp huyện Chí Linh (Hải Dương) và Đông Triều (Quảng Ninh)

- Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Ngạn . - Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lạng Giang và huyện Yên Dũng.

Quốc lộ 31 và 37, đường sắt Kép - Hạ Long và đường vành đai 5 được xây dựng trong thời gian tới chạy qua địa bàn huyện tạo cho Lục Nam có điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội với các huyện khác trong tỉnh, thủ đô Hà Nội và một số tỉnh thuộc vùng Trung du Miền núi Bắc bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng .

* Địa hình, địa mạo

Lục Nam có địa hình đồi núi thấp xen lẫn những cánh đồng bằng phẳng; phía Đông Bắc có dãy núi Bảo Đài, đỉnh cao nhất 284 m; phía Đông có vòng cung Yên Tử, đỉnh cao nhất 779 m; phía Đông Nam có dãy núi Huyền Đinh,

đỉnh cao nhất 615m.

* Khí hậu

Huyện Lục Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa; nóng ẩm mưa nhiều về mùa hè, lạnh khô hanh kéo dài vào mùa đông, thích hợp với nhiều loại cây trồng, tạo điều kiện phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng.

*Thuỷ văn

Sông chính chảy qua huyện Lục Nam là sông Lục Nam, bắt nguồn từ Đình Lập (Lạng Sơn) và từ các khe núi Bảo Đài - Yên Tử (chảy qua địa bàn huyện) với chiều dài 38 km theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và Bắc Nam. mực nước trung khoảng dưới 7 m; nên có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển giao thông đường thuỷ cũng như cung cấp nước tưới cho cây trồng.

* Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất

Trên địa bàn huyện có 5 nhóm đất chính phân theo nguồn gốc phát sinh như sau:

+Nhóm đất phù sa: diện tích 17.088 ha, phân bố tập trung ở các xã vùng

+ Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 23.000 ha, chiếm khoảng 38% diện tích tự nhiên phân bố chủ yếu ở các xã vùng miền núi, rẻo cao.

+Đất bạc màu: Diện tích khoảng 3.000 ha (chiếm 5% diện tích tự nhiên), phân bố chủ yếu ở các xã có đồi núi thấp.

+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Diện tích khoảng 3.000 ha, phân bố chủ yếu ở các xã vùng dẻo cao và vùng đồi núi thấp.

+ Đất xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích khoảng 4.000 ha (chiếm 6,7% diện tích tự nhiên), phân bố chủ yếu ở vùng núi cao.

- Tài nguyên nước

+ Nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu của huyện là lượng nước trên sông Lục Nam và hệ thống suối, ao hồ trên địa bàn do lượng mưa khoảng 1.500 mm/năm rơi xuống được tích lại. Nhìn chung nguồn nước mặt tương đối phong phú, hiện chủ yếu sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

+ Nước ngầm: Nước ngầm trên địa bàn Lục Nam hiện chưa được thăm dò và đánh giá trữ lượng. Hiện tại nước ngầm chủ yếu khai thác cho mục đích sinh hoạt (khoan giếng).

- Tài nguyên rừng

Thảm thực vật trên địa bàn huyện Lục Nam còn tương đối khá. Theo tài liệu của Chi cục Kiểm lâm, đầu năm 2013 toàn huyện có khoảng 31 nghìn ha rừng; trong đó có 11.929,9 ha rừng tự nhiên, 11.417,3 ha rừng trồng và 7.604 vườn cây ăn quả; tỷ lệ che phủđạt 46%.

Trên diện tích rừng trồng, thảm thực vật chủ yếu là bạch đàn, keo lá tràm, keo tai tượng,... ngoài vai trò sản xuất kinh tế còn có tác dụng phòng hộ, cảnh quan, điều hoà tiểu khí hậu của vùng.

Tài nguyên khoáng sản của huyện Lục Nam tuy phong phú về chủng loại, nhưng trữ lượng nhỏ, không đủđể phát triển công nghiệp khai khoáng với quy mô lớn. Tuy nhiên cũng có một số loại khoáng sản dưới đây có ý nghĩa góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội của huyện trong những năm tới.

-Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn huyện còn có 263 di tích văn hóa, lịch sử đa dạng trong đó có 14 di tích đã được bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng, như khu Suối Mỡ, đình Sàn, chùa Thượng Lâm,...và 39 di tích được tỉnh công nhận.

Theo báo cáo của ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở của huyện, năm 2010 toàn huyện có 199,253 người với 8 dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn (Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Dìu, Hoa, Dao và Mường); trong

đó người Kinh chiếm 86,6%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực trạng môi trường

Là một huyện miền núi có tỷ lệ che phủ rừng đạt 47% và hiện tại là huyện thuần nông, công nghiệp, đô thị đang được hình thành, chưa phát triển mạnh, nên hiện tại mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai ở Lục Nam chưa nghiêm trọng.

4.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

* Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Trong những năm qua, kinh tế của huyện Lục Nam đã có bước phát triển khá, tăng trưởng bình quân đạt 9,5%/năm.

- Giá trị sản xuất bình quân đầu người tăng bình quân 11%/năm, vượt so với mục tiêu đề ra.

Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp có xu hướng giảm xuống năm 2013 giảm xuống còn 48,5%. Tỷ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng

tăng năm 2013 đạt 29,5%. Tỷ trọng khu vực Dịch vụ - Thương mại tăng và năm 2013 đạt 22,0%.

* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

- Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 26.747ha đạt 105,5% KH, tăng 0,63% so với năm 2012 (Vụ Đông Xuân 16.767ha, bằng 102,27% so với năm 2012; vụ Mùa 9.980ha, bằng 98% so với năm 2012).

- Về chăn nuôi, thủy sản: Tổng sản lượng thịt hơi suất chuồng đạt 22.500 tấn, đạt 99,97% KH, bằng 95,74% so với cùng kỳ. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên toàn huyện là 1.740 ha; sản lượng thuỷ sản đạt 4.350 tấn, đạt 71,63%KH và bằng 108,75% so với cùng kỳ.

- Về sản xuất lâm nghiệp: Thực hiện trồng mới được 1.200ha, đạt 150%KH, bằng 104,35% so với năm 2012; công tác phòng cháy chữa cháy rừng và tuần tra, xử lý vi phạm về khai thác lâm sản được tăng cường.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Tổng giá trị sản xuất công nghiệp- TTCN (Giá cốđịnh 1994) đạt 369,2 tỷđồng, đạt 100,8% KH, tăng 0,7% so với năm 2012.

Thương mại và dịch vụ

Hoạt động thương mại, dịch vô trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; tổng giá trị thương mại - dịch vụđạt 723 tỷđồng, đạt 100%KH, tăng 22,5% so với năm 2012

* Dân số, lao động và việc làm

Theo niên giám thống kê huyện Lục Nam, năm 2013 dân số của huyện có 200.339 người, trong đó dân số thành thị 11.157 người (chiếm 5,57% dân số

chung của huyện). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm năm 2013 còn 1,03%, chất lượng dân số và tuổi thọ bình quân ngày càng tăng.

lao động không có việc làm của huyện chiếm khoảng 7,0 - 10%, lao động nông thôn thời gian làm việc chỉđạt khoảng 70%. Giải quyết việc làm mới cho 3.500 lao động đạt 100% KH, bằng 104,6% so với năm

* Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Nhìn chung quy mô đô thị của Lục Nam còn nhỏ bé cả về đất đai và dân số; đặc biệt là thị trấn Lục Nam do hình thành từ lâu đời và không có điều kiện phát triển. Kiến trúc không gian dân cư đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.

Dân số nông thôn của huyện Lục Nam tính đến năm 2013 có 189.182 người, chiếm 94,43% dân số toàn huyện. Dân cư nông thôn ở Lục Nam hiện

đang cư trú ở trên 310 thôn, bản, thuộc 25 xã (13 xã vùng đồi thấp; 4 xã vùng rẻo cao; 8 xã miền núi). Về phân bố dân cư, do đặc điểm tự nhiên dân cư tập trung chủ yếu ở các xã vùng đồi thấp, điều kiện sinh sống, đi lại dễ dàng.

4.1.1.3. Nhận xét chung * Những thuận lợi

- Quỹ đất nông lâm nghiệp lớn, nếu có các giải pháp hợp lý tăng năng suất cây trồng, con nuôi sẽ tạo điều kiện chuyển đổi một phần diện tích cho các mục tiêu phát triển khác mà không ảnh hưởng tới an ninh lương thực, thực phẩm.

- Điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất đai,...) phù hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa theo hướng tập trung, hình thành các vùng chuyên canh lớn sản xuất lương thực, thực phẩm có giá trị kinh tế cao.

- Là huyện miền núi có khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, các khu danh thắng (Suỗi Mỡ, suối Nước Vàng, hồ Suối Nứa) thuận lợi cho việc phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế của huyện.

thức hướng tới sản xuất hàng hoá..., người dân cần cù chịu khó, ham học hỏi, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tìm tòi, sáng tạo, đoàn kết.

- Công nghiệp, xây dựng đã bắt đầu khởi sắc, thu hút được một số dự án

đầu tư, một số cụm công nghiệp đang gấp rút được xây dựng; dịch vụ, thương mại đang tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế.

* Những khó khăn

- Huyện có trên 50% diện tích tự nhiên là đồi núi, khí hậu một số năm gần đây biến đổi thất thường, hàng năm còn bị úng lụt một phần lớn diện tích

đất thấp trũng bị ngập; nóng ẩm mưa nhiều tạo điều kiện cho sâu bệnh phá hoại mùa màng phát triển mạnh đã gây rủi ro cho sản xuất và đời sống dân cư.

- Nền kinh tế của huyện hiện tại khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện; khu vực công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển.

- Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và yếu, chưa đảm bảo để tăng trưởng kinh tế.

- Trình độ dân trí không đồng đều, đội ngũ quản lý vẫn còn thiếu về số

lượng, trình độ chưa bắt kịp với việc chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị

trường và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Số người còn thiếu việc làm ở cả khu vực đô thị và nông thôn còn khá lớn; tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011- 2013. (Trang 33 - 39)