Đánh giá kết quả giải quyết tranh chấp đất đai của huyện Lục Nam gia

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011- 2013. (Trang 49 - 59)

giai đon 2011- 2013

4.2.3.1. Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai theo đơn vị hành chính của huyện Lục Nam giai đoạn 2011-2013

Huyện Lục Nam là một huyện miền núi nằm ở phía Đông tỉnh Bắc Giang. Trong những năm qua kinh tế phát triển khá ổn định kéo theo vấn đề về

tranh chấp đất đai ngày một tăng và diễn biễn khá phức tạp. Huyện có 25 xã và 2 thị trấn vì vậy việc quản lý nhà nước vềđất đai còn khá kém tại các địa bàn xã vùng xa xôi của huyện còn khó khăn nên việc giải quyết tranh chấp đất đai còn nhiều hạn chế. Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai theo đơn vị hành chính trên

địa bàn huyện được thể hiện qua bảng sau:

Qua bảng tổng hợp số liệu ta thấy, giai đoạn 3 năm qua công tác giải quyết tranh chấp đất đai ở các xã có hiệu quả, giải quyết được 77/81 đơn. Có một số xã, thị trấn vẫn có tỷ lệ tranh chấp đất đai cao song cũng có xã, thị trấn không để xảy ra vụ tranh chấp nào . Nhìn chung, công tác giải quyết tranh chấp

đất đai của các xã, thị trấn đã cơ bản được tổ chức thực hiện tốt theo quy định của pháp luật. Việc tổ chức thực hiện nhiều chủ tịch các xã, thị trấn đã nêu cao ý thức trách nhiệm trong công tác tiếp dân, thực hiện giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền. Cơ quan có sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể địa phương.

Bảng 4.3. Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai theo đơn vị hành chính trên địa bàn huyện được giai đoạn 2011- 2013

STT (thị trấn) Tổng số vụ Đã giải quyết Còn tồn đọng Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) 1 TT.Đồi Ngô 10 9 90 1 10 2 TT.Lục Nam 2 1 50 1 50 3 Tiên Hưng 13 12 92,31 1 7,69 4 Cẩm Lý 6 6 100 0 0 5 Bảo Đài 1 1 100 0 0 6 Bảo Sơn 2 2 100 0 0 7 Lục Sơn 3 3 100 0 0 8 Bình Sơn 1 1 100 0 0 9 Cương Sơn 1 1 100 0 0 10 Phương Sơn 1 1 100 0 0 11 Yên Sơn 5 5 100 0 0 12 Nghĩa Phương 1 1 100 0 0 13 Tam Dị 5 5 100 0 0 14 Vô Tranh 2 2 100 0 0 15 Đông Hưng 2 2 100 0 0 16 Đông Phú 0 0 0 0 0 17 Vũ Xá 1 1 100 0 0 18 Đan Hội 0 0 0 0 0 19 Lan Mẫu 0 0 0 0 0 20 Thanh Lâm 1 1 100 0 0 21 Bắc Lũng 2 2 100 0 0 22 Chu Điện 12 11 91,67 1 8,33 23 Tiên Nha 2 2 100 0 0 24 Khám Lạng 8 8 100 0 0 25 Trường Giang 0 0 0 0 0 26 Trường Sơn 0 0 0 0 0 27 Huyền Sơn 0 0 0 0 0 Tổng 81 77 95,06 4 4,94

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết tranh chấp đất đai của chính quyền cấp xã ngày càng tập trung có hiệu quả hơn trước, đã đề ra và thực hiện nhiều biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn. Hầu hết các xã, thị trấn đều có chương trình, kế hoạch, thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra, tổ công tác để kiểm tra, xác minh, giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai còn tồn đọng qua các năm gây bức xúc.

Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết tranh chấp

đất đai đã có hiệu lực pháp luật, các quyết định xử lý về tranh chấp ở dịa phương còn chậm và hạn chế. Từ đó, dẫn đến người khiếu kiện tiếp tục gửi đơn với thái độ bức xúc, hoặc quay sang tố cáo chính cố tình bao che sai phạm, làm giảm lòng tin của người dân vào bộ máy chính quyền.

Công tác quản lý nhà nước về giải quyết tranh chấp đất đai ở một số xã, thị trấn chưa tốt nên kết quả, hiệu quả giải quyết chưa cao. Việc nắm tình hình giải quyết tranh chấp đất đai chưa chắc chắn, theo dõi, thống kê các vụ việc tranh chấp đất đai chưa kịp thời, chính xác, còn bị động, lúng túng trong xử lý tình huống phức tạp xảy ra.

4.2.3.2.Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam giai

đoạn 2011-2013 theo nội dung tranh chấp đất đai

* Tình hình tranh chấp đất đai theo nội dung tranh chấp trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2013

Nhằm hạn chế tranh chấp đất đai xảy ra, hiểu được nguyên nhân xảy ra tranh chấp đất đai là điều cần thiết, trên địa bàn huyện Lục Nam trong 3 năm qua các nội dung tranh chấp đất đai chủ yếu lá tranh chấp ranh giới, đòi lại đất

Bảng 4.4. Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam giai

đoạn 2011-2013 theo nội dung tranh chấp đất đai Năm Số vụ Nội dung tranh chấp Đòi lại đất Tranh chấp đất hương hỏa Lấn chiếm đất tập thể Ranh giới thửa đất Nội dung khác 2011 43 7 6 6 15 9 2012 15 2 4 1 5 3 2013 23 5 4 3 8 3 Tổng 81 14 14 10 28 15

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Nam)

Từ bảng số liệu, trong giai đoạn từ năm 2011- 2013 các nội dung tranh chấp diễn ra đa dạng và phức tạp. Nội dung tranh chấp chủ yếu sảy ra trong nhân dân là tranh chấp ranh giới đất đai tiếp sau đó là việc tranh chấp đỏi lại đất cũ và tranh chấp đất hương hỏa quyền thừa kế đất đai. Một số nội dung khác liên quan đến tranh chấp còn về GPMB, đường và ngõ đi...

Đòi lại đất ở Tranh chấp đất hương hỏa Lấn, chiếm đất tập thể Ranh giới Nội dung khác 17.28% 12.34% 117.28% 34.57% 18.51%

Hình 4.6. Tình hình tranh chp đất đai theo ni dung tranh chp ca Huyn giai đon 2011-2013

Từ biểu đồ trên ta thấy, các nội dung tranh chấp đất đai những năm gần

đây trên địa bàn huyện rất phong phú mà không tập trung vào nội dung tranh chấp cụ thể nào.Vì vậy rất khó quản lý và giải quyết đòi hỏi cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp đất đai phải hết sức linh hoạt và nhiều kinh nghiệm.

Nội dung tranh chấp đất đai chủ yếu vẫn là tranh chấp ranh giới đất đai chiếm 28/81 vụ việc bằng 34,57% trong sốnội dung tranh chấp đất đai. Do sự

quản lý lỏng lẻo của các cơ quan về đất đai, hệ thống bản đồ khong chính xác, ý thức sử dụng đất của người dân chưa cao là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp ranh giới sử dụng đất.

Tranh chấp đòi lại đất cũ và đất hương hỏa được thừa kếđều là 14/81 vụ

bằng 17,28% nội dung tranh chấp đất đai, nguyên nhân hầu hết là do việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất cấp giấy chứng nhận còn xảy ra sai sót, không theo quy định của pháp luật và quy hoạch sử dụng đất. Việc thừa kếđất đai còn thiếu tính minh bạch, người dân chưa thực sự hiểu biết hết quyền lợi của mình chính đáng được hưởng.

Những vụ việc tự ý lấn chiếm đất của tập thể ngày càng ra tăng và dần khó kiểm soát.Các nội dung tranh chấp khác chủ yếu do việc đền bù GPMB chưa thỏa đáng và đúng theo quy định của pháp luật dẫn đến tranh chấp .Có một số vụ việc liên quan tới việc mua bán dự thầu của UBND xã chưa hợp lý và thiếu tính công bằng dẫn đến tranh chấp.

Đối việc tự ý lấn, chiếm đất của tập thể, tự ý chuyển mục đích sử dụng

đất có một số biện pháp xử lý:

+ Đối với cấp xã: Tất cả các trường hợp vi phạm đều bị lập biên bản vi phạm hành chính đình chỉ vi phạm, ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Quyết định tự cưỡng chế tháo dỡ theo đúng quy định. Tuy nhiên các hộ đã không tự nguyện chấp hành, UBND các xã, thị trấn đã có đề nghị cấp trên xử lý.

+ Đối với cấp huyện: Ban hành quyết định tự tháo dỡ công trình vi phạm

đối với hộ ông Đàm Cảnh Hoa thôn Thân Phú - TT.Đồi Ngô; Ban hành quyết

định cưỡng chế tháo dỡ 03 trường hợp, trong đó tại thị trấn Đồi Ngô 02 trường hợp là hộ ông Nguyễn Văn Dai (Gồ) vợ là bà Lê Thị Luận và hộ ông Nguyễn Văn Định vợ là bà Lê Thị Ngạn đều trú tại thôn Thân Phú.

* Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Lục Nam giai đoạn 2011-2013 theo nội dung tranh chấp đất đai

Bảng 4.5. Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Lục Nam giai

đoạn 2011-2013 theo nội dung tranh chấp đất đai STT Nội dung tranh chấp Tổng số đơn Đã giải quyết Đang giải quyết Xã, thị trấn Cấp Huyện Chuyển lên cấp trên 1 Ranh giới 28 26 2 0 0 2 Đòi lại đất cũ 14 13 1 0 0 3 Tranh chấp đất hương hỏa 14 14 0 0 0 4 Tự ý lấn chiếm đất tập thể 10 10 0 0 0 5 Nội dung khác 15 14 0 0 1 Tổng 81 77 3 0 1

Qua bảng 4.5 ta thấy: Hầu hết các vụ việc tranh chấp đất đai đều được giải quyết tại các xã, thị trấn trong toàn huyện là 77/81. Tranh chấp đất đai về ranh giới thửa đất có 28 đơn đã được UBND các xã giải quyết được 26 đơn chỉ phải chuyển lên cấp huyện 2 đơn. Lần lượt các vụ tranh chấp đất đai vềđòi lại đất cũ đã giải quyết được tại UBND xã là 13/14 đơn, phải chuyển lên huyện 2 đơn . Những đơn thư về tự ý lấn chiếm đất tập thể giải quyết ở cấp xã còn chưa được triệt để là 10/10. UBND các xã, thị trấn đang giải quyết rất tốt công tác hòa giải tranh chấp đất đai ngay tại cơ sở nên việc vượt cấp nên cấp trên đã ít đi. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua việc tồn đọng giải quyết tranh chấp vẫn còn kéo dài từ năm này qua năm khác.

4.2.3.3. Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam giai

đoạn 2011-2013 theo chủ thể tranh chấp.

Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, nhà nước không thừa nhận chếđộ sở

hữu tư nhân hoặc bất kì hình thức sở hữu nào khác, ngoài hình thức sở hữu toàn dân. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, bởi Nhà nước ta là của dân, do dân và vì dân, Nhà nước là đại diện cho lợi ích của nhân dân, có đủ

phương tiện, công cụ thay mặt nhân dân thực hiện quyền chủ sở hữu về đất

đai.Quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai là quyền sở hữu duy nhất và tuyệt

đối. Đất đai không thuộc quyền sở hữu của một cá nhân hay tổ chức nào. Tổ

chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận quyền sử dụng đất đai tù người khác, chỉ có quyền sử dụng đất đai chứ không có quyền sở hữu đất đai. Do đó, tranh chấp đất đai là tranh chấp đất đai là mối quan hệ giữa các chủ thể sử dụng đất, nó khác với tranh chấp tài sản giữa các chủ sở hữu. Vì vậy tranh chấp đất đai thể hiện mối quan hệ của tranh chấp dân sự không thuần khiết. Trong 3 năm thừ năm 2011-2013 tại huyện Lục Nam đã xảy tranh chấp theo chủ thể sử dụng đất như sau:

Bảng 4.6. Tổng hợp tình hình tranh chấp đất đai giữa các chủ thể sử dụng

đất trên địa bàn huyện Lục Nam giai đoạn 2011-2013

Năm Số lượng

Phân loại theo đối tượng Cá nhân – cá nhân Cá nhân,hộ gia đình – tổ chức Tổ chức- tổ chức 2011 43 30 12 1 2012 15 13 2 0 2013 23 17 6 0 Tổng 81 60 20 1

( Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Nam)

Huyện Lục Nam qua 3 năm gần đây, hầu hết các vụ tranh chấp vẫn thường xuyên xảy ra giữa đối tượng cá nhân- cá nhân là 60/81 vụ chiếm 74,04%, do sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện tình trạng tranh chấp đất đai giữa tổ chức và cá nhân, hộ gia đình có sự gia tăng 20/81 vụ việc chiếm 24,7 % ; chủ yếu là việc tự ý lấn, chiếm đất, đường đi của xã , thôn xóm và một số

trường hợp công ty thành lập trên địa bàn huyện tranh chấp đất nông nghiệp của nhân dân chưa có đền bù thỏa đáng.

*Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai giữa các chủ thể sử dụng đất trên

địa bàn huyện Lục Nam giai đoạn 2011- 2013

Dưới sự chỉ đạo của UBND huyện về giải quyết tranh chấp đất đai đối với các xã, thị trấn đã giải quyết triệt để được các vụ việc cụ thể: Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân giải quyết 58/60, giữa tổ chức và hộ gia đình cá nhân là 19/20 vụ, còn tranh chấp giữa tổ chức với tổ chức đang được giải quyết .

Bảng 4.7. Kết qu gii quyết tranh chp đất đai gia các ch th s dng đất trên địa bàn huyn Lc Nam giai đon 2011- 2013

STT Chủ thể tranh chấp Tổng số vụ Đã giải quyết Đang giải quyết Cấp Cấp huyện Chuyển lên trên 1 Cá nhân-cá nhân 60 58 2 0 0 2 Cá nhân-tổ chức 20 19 1 0 0 3 Tổ chức-tổ chức 1 0 0 0 1 Tổng 81 77 3 0 1

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện)

4.3.4.4. Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam giai

đoạn 2011-2013

Trong những năm gần đây do sự gia tăng của các vụ tranh chấp đất đai, nên công tác giải quyết đơn thư về tranh chấp được các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng, dưới sự chỉđạo điều hành của Đảng ủy, HĐND, UBND huyện và sự quan tâm hướng dẫn của cấp trên, sự cố gắng nỗ lực của các ban ngành

đoàn thể có liên quan phối hợp hòa giải trong giai đoạn 2011-2013 công tác giải quyết đơn thư đặc biệt đơn thư về tranh chấp đất đai đã đạt nhiều chuyển biến tích cực.

Do tính chất đặc thù của đất và đất đai ngày càng trở nên quan trọng , nên phát sinh tranh chấp đất đai là không thể tránh khỏi, giải quyết tranh chấp đât

đai là công việc bức thiết, là một trong những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về đất đai, là hoạt động của cơ có thẩm quyền để giải quyết những bất

đồng mâu thuẫn giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai, phục hồi quyền lợi và lợi ích hợp pháp và có biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật

Tranh chấp đất đai ngày càng có chiều hướng phức tạp, tính chất vụ việc luôn thay đổi không vụ nào giống vụ nào, do đó giải quyết tranh chấp đất đai là công việc hết sức khó khăn đòi hỏi cán bộ chuyên môn phải có trình độ chuyên môn cao, luôn được bồi dưỡng về nghiệp vụ mà còn phải hiểu biết về phong tục tập quán của địa phương và tâm tư, nguyện vọng của người dân trong chính sách về đất đai. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng trong công tác tiếp nhận và giải quyết đơn thư vẫn còn nhiều tồn đọng đơn thư, gây bức xúc kéo dài qua năm sau.

Nhìn chung, công tác giải quyết tranh chấp trên địa bàn huyện 3 năm gần

đây đã được xử lý tốt giải quyết được 63/80 vụ thuộc thẩm quyền đạt 78,75%. Song bên cạnh đó số vụ tồn đọng vẫn còn 17/80 chiếm 21,25% . Đây là tỷ lệ

vẫn còn cao.

Bảng 4.8.Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai huyện Lục Nam giai đoạn 2011-2013 Năm Tổng số vụ thuộc thẩm quyền Đã giải quyết Tồn đọng Số vụ Tỷ lệ (%) Số vụ Tỷ lệ (%) 2011 43 32 74,41 11 25,59 2012 15 11 73,33 4 26,67 2013 22 20 90,91 2 9,09 Tổng 80 63 78,75 17 21,25

( Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Nam)

* Nguyên nhân chủ yếu còn tồn đọng những vụ việc tranh chấp này như

sau:

- Về khách quan:

+ Một số quy định của pháp luật còn bất cập, thiếu rõ ràng, cụ thể hoặc có sự chồng chéo mâu thuẫn, nên khi giải quyết không có đủ cơ sở phấp lý hoặc

lúng túng trong áp dụng luật ( chủ yếu là các quy định về quản lý. Sử dụng đất

đai, quy định về tranh chấp đất đai).

+ Năng lực, kinh nghiệm của cán bộ được giao giải quyết tranh chấp đất

đai ở nhiều xã, thị trấn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụđề ra. -Về chủ quan:

+ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp công

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011- 2013. (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)