tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, công cuộc đổi mới không thể đi tới thắng lợi. Song điều đó đạt được đến đâu, trước hết và chủ yếu tùy thuộc vào việc nhà nước nhận thức đúng đắn, thể chế hóa và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả cơ sở khách quan của sự đoàn kết tôn giáo.
2.2.4. Phát huy những kinh nghiệm đã có được trong quản lý nhà nước đối với tôn giáo với tôn giáo
Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, để làm tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trước hết phải làm tốt công tác tôn giáo. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng có đạo nâng cao tinh thần yêu nước, tinh thần độc lập tự chủ, ý thức bảo vệ Tổ quốc chống âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, thực hiện tôn giáo Việt Nam độc lập và gắn bó với dân tộc.
Cần nắm được đặc điểm cơ bản của đối tượng quản lý nhằm tìm ra những nét đặc trưng của đối tượng, thông qua đó giúp cho các nhà quản lý có những chính sách, phương pháp quản lý phù hợp. Quản lý nhà nước bao gồm nhiều lĩnh vực, tương ứng với mỗi lĩnh vực có một loại đối tượng quản lý. Đối với quản lý nhà nước các hoạt động tôn giáo là tín đồ, nhà tu hành, chức sắc và các tổ chức tôn giáo. Đối với tín đồ chúng ta phải quan tâm họ trên hai phương diện: công dân và tín đồ. Họ vừa là công dân Việt Nam, mang bản sắc, bản chất, đặc trưng chung của người Việt Nam nhưng đồng thời cũng có những đặc trưng riêng của người có đạo.
Thực tiễn cho thấy, để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, các thành viên trong hệ thống chính trị cần có sự phối hợp chặt chẽ và có sự thống nhất cao khi giải quyết các vấn đề có nguồn gốc tôn giáo hoặc những vấn đề có liên quan đến tôn giáo. Toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo có trách nhiệm làm tốt công tác tôn giáo, chứ không phải chỉ là công
73
tác của Mặt trận hoặc những cán bộ chuyên trách làm công tác này. Công tác tôn giáo bao gồm nhiều mặt: vận động tín đồ, chức sắc quản lý các hoạt động của các tổ chức tôn giáo. Do vậy, cả hệ thống chính trị cần phải phối hợp chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền phải thực hiện chức năng quản lý tôn giáo bằng pháp luật, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đi sâu vận động quần chúng tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành xây dựng tốt phong trào sống tốt đời đẹp đạo vừa làm tốt việc đạo góp phần xây dựng Tổ quốc.
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong cán bộ Đảng viên, nhân dân, nhất là trong chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo. Giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc, làm cho các tôn giáo gắn bó với dân tộc, với đất nước và chủ nghĩa xã hội, hăng hái thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường cảnh giác cách mạng, xây dựng phương án cụ thể, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.
Tăng cường đầu tư và thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa cho nhân dân các vùng khó khăn, đặc biệt là quan tâm các vùng đông tín đồ tôn giáo và vùng dân tộc miền núi có nhiều khó khăn.
Tóm lại, trong những năm gần đây, nhìn chung tình hình tôn giáo ở Việt Nam có chiều hướng phát triển, sinh hoạt tôn giáo tiếp tục được mở rộng, các hoạt động tôn giáo trong và ngoài nước ngày càng phong phú, đa dạng khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, công tác quản lý của nhà nước về hoạt động tôn giáo hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm hạn chế nhất định cần được quan tâm giải quyết. Do đó, yêu cầu đặt ra
74
đối với toàn ngành làm công tác tôn giáo là phải đánh giá đúng thực trạng của công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được và hạn chế những mặt tiêu cực trên vấn đề này.
KẾT LUẬN
Sinh hoạt tín ngưỡng là một nhu cầu tự nhiên và chính đáng của con người nói chung và dân tộc ta nói riêng. Ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định điều đó qua các Văn kiện Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước.
Cộng đồng nhân dân có đạo cũng thuộc đối tượng quản lý của Nhà nước. Nghĩa là, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm về mặt pháp quyền, quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, hỗ trợ đối với đồng bào có đạo có điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi trong sản xuất, sinh hoạt xã hội và thỏa mãn nhu cầu tâm linh.
75
Tuy nhiên, trải qua mấy thập kỷ, trong điều kiện vừa dựng nước vừa giữ nước, các thế lực thù địch dùng mọi thủ đoạn, biện pháp làm suy yếu sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị nước ta. Một trong những mũi nhọn đó là lợi dụng tôn giáo để xâm nhập vào đời sống của nhân dân ta nói chung và đồng bào có đạo nói riêng. Trong giai đoạn hiện nay, bọn phản động quốc tế và các thế lực thù địch chống phá Việt Nam ráo riết thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”, “Bạo loạn lật đổ” đối với nước ta, chúng sẽ tìm mọi cách để lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng nhằm thực hiện âm mưu đó.
Vì vậy, Nhà nước ta, trong quá trình thể chế hóa đường lối của Đảng, cần xây dựng và hoàn thiện từng bước bộ máy quản lý các hoạt động tôn giáo vừa tạo điều kiện thuận lợi về sinh hoạt của đồng bào có đạo; vừa cương quyết phát hiện, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền chính trị trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; cảnh giác với những chiêu bài mê hoặc mị dân bằng con đường tuyên truyền tôn giáo.
Quản lý nhà nước theo pháp luật đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta hiện nay là một công việc khá rộng lớn và phức tạp, đồng thời cũng là đòi hỏi cấp bách từ phía cơ quan quản lý nói riêng và đồng bào tôn giáo nói chung. Bởi lẽ, tôn giáo là một hiện tượng nhạy cảm, dựa trên sức mạnh niềm tin. Vì vậy, quản lý nhà nước cần nghiên cứu những nội dung cơ bản về đặc điểm, khuynh hướng phát triển của tôn giáo nói chung và các tôn giáo ở Việt Nam nói riêng. Từ đó, có thể và cần thiết xây dựng những giải pháp tích cực, hữu hiệu nhất đối với các hoạt động tôn giáo.
Thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là trong vài năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm hiện thực hóa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân theo Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước là “bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo và tự do không tôn giáo
76
của công dân” góp phần thực hiện tốt đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây cũng là yếu tố giúp chúng ta vững tin vào nội lực chủ động hội nhập và phát triển kinh tế đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.