Phương pháp trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

Một phần của tài liệu Công tác quản lý của nhà nước về hoạt động tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 35)

Phương pháp quản lý là cách thức mà các cơ quan Nhà nước sử dụng để tác động vào đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Để thực hiện các mục tiêu trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo đã đề cập ở phần trên, có thể nêu một số phương pháp cơ bản sau đây:

- Phương pháp giáo dục, thuyết phục

Nếu như trong quản lý hành chính nhà nước nói chung, mệnh lệnh hành chính (mệnh lệnh - phục tùng) là phương pháp chủ yếu, thường được sử dụng,

34

thì phương pháp giáo dục, thuyết phục có thể coi là phương pháp hàng đầu quyết định đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Vị trí, vai trò của phương pháp này đã khẳng định tại Nghị quyết số 24/NQ-BCT ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị “nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng”.

- Phương pháp hành chính

Là phương pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính buộc đối tượng quản lý phải phục tùng. Trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo phương pháp này cũng hết sức cần thiết.

- Phương pháp kinh tế

Thực chất của phương pháp này là dùng những lợi ích vật chất để tác động vào đối tượng quản lý, qua đó hướng hoạt động của đối tượng quản lý phù hợp với ý chí của nhà quản lý.

- Phương pháp cưỡng chế

Các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành đều được tổ chức tôn giáo, tín đồ, chức sắc, nhà tu hành thực hiện nghiêm chỉnh. Trường hợp họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo những quyết định quản lý phải xử lý theo pháp luật. Cưỡng chế là phương pháp quan trọng để đảm bảo hiệu lực của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.

Ngoài các phương pháp quản lý cơ bản trên đây, trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, cơ quan nhà nước còn sử dụng một số phương pháp khoa học khác như phương pháp thống kê, điều tra xã hội học, phương pháp kế hoạch hóa để phục vụ cho công tác quản lý.

Tóm lại, tôn giáo là một hiện tượng xã hội đặc biệt và ra đời rất sớm. Việt Nam là một trong những quốc gia hội tụ hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới. Hiện nay, tôn giáo trở thành một trong những vấn đề lớn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội ở nước ta. Trong đó, quản lý nhà nước đối với hoạt

35

động tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọng của công tác tôn giáo. Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, về mặt lý luận cần phải nhận thức rõ và thống nhất sự cần thiết của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo; phải nắm bắt rõ chủ thể, khách thể và nội dung trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo; để từ đó xác định được mục tiêu, nguyên tắc quản lý cụ thể và đề ra các phương pháp quản lý hữu hiệu nhất nhằm làm cho công tác quản lý về hoạt động tôn giáo đạt được những kết quả cao.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Công tác quản lý của nhà nước về hoạt động tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)