Kiện toàn và nâng cao năng lực về tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo đáp ứng nhiệm vụ công tác tôn giáo trong

Một phần của tài liệu Công tác quản lý của nhà nước về hoạt động tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 65 - 68)

tác quản lý nhà nước về tôn giáo đáp ứng nhiệm vụ công tác tôn giáo trong tình hình mới

Nói tới tổ chức bộ máy trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tôn giáo là nói về các cơ quan này được tổ chức trong hệ thống hành chính nhà nước như thế nào.

Để thực hiện tốt giải pháp này, chúng ta cần làm tốt các việc sau:

Thứ nhất, cần sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo trong bộ

máy quản lý nhà nước ở những vùng có số lượng lớn người có tôn giáo.

Xét thể chế và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước thì hệ thống pháp luật về tôn giáo và hệ thống đội ngũ công chức làm công tác tôn giáo là rường cột của quản lý nhà nước.

Về mặt tổ chức, phương hướng kiện toàn hệ thống các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước các hoạt động tôn giáo về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước theo Nghị định 37/NĐ-CP, ngày 04 tháng 06 năm 1993 và Thông tư số 01/TT-LB giữa Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ và Ban Tôn giáo Chính phủ. Tuy nhiên, yêu cầu quy hoạch đội ngũ cán bộ làm công tác bộ máy hành chính vẫn còn bất cập.

66

Thứ hai, cần sớm có trương trình bồi dưỡng, đào tạo đối với đội ngũ

công chức làm công tác tôn giáo.

Như chúng ta đã biết, một nhà nước dân chủ, pháp quyền thì tinh thần và nội dung của pháp luật sẽ được chuyển tải bởi đội ngũ công chức với các chức vụ, cấp bậc khác nhau ở các cương vị khác nhau trong xã hội. Quản lý nhà nước là một hoạt động đòi hỏi sự phối hợp hài hòa giữa các yếu tố thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng; giữa quản lý tổng hợp và quản lý lĩnh vực. Vậy, nếu một mắt khâu nào đó của hệ thống quản lý bất cập thì ảnh hưởng của nó sẽ tác động trở lại hệ thống. Nếu đội ngũ công chức ở các ngành, lĩnh vực được bồi dưỡng hoặc đào tạo chuyên sâu mà để trống lĩnh vực quản lý các hoạt động tôn giáo thì sự bất cập đó sẽ xảy ra.

Theo đó, chính phủ cần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên ngành quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, vì đây là đối tượng quản lý có nhiều nét đặc trưng riêng. Chủ trương của Ban Tôn giáo Chính phủ sẽ cùng phối hợp với Ban Tổ chức – Cán bộ chính phủ và Học viện Hành chính quốc gia mở khóa đào tạo ngạch chuyên chính, chuyên ngành sâu về quản lý nhà nước trong hoạt động tôn giáo sao cho ở các địa phương đều có số các công chức chuyên gia cho chính quyền trong lĩnh vực này.

Thứ ba, cán bộ, công chức cần được tập huấn kiến thức chuyên môn, kĩ

năng.

Trong đó cần tập trung vào những lĩnh vực như cập nhật chính sách mới, tình hình mới; xây dựng các tình huống để có điều kiện rèn luyện phương pháp xử lý tình huống.

Quản lý trong lĩnh vực các hoạt động tôn giáo là dạng hoạt động không thường xuyên nhưng rất nhạy cảm. Nếu thiếu kinh nghiệm, thiếu cả sự rèn luyện thông qua các giả định tình huống thì không thể tránh khỏi những sai xót đáng tiếc, nhất là những vụ việc ở cơ sở.

67

Thứ tư, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản cho từng nhóm cán bộ quản

lý những kiến thức, những giáo lý, luận giải liên quan đến thế giới quan, nhân sinh quan của những tín ngưỡng, tôn giáo cơ bản.

Những kiến thức này giúp cho những người quản lý nắm được nội dung cơ bản, niềm tin cơ bản định hướng tâm linh và chỉ dẫn hành động của tín đồ. Qua đó có thể đánh giá chính xác hơn thực chất hoạt động của tín đồ, giáo phẩm, tăng ni có thể có những giải pháp quản lý phù hợp, đúng pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề này cần có sự phân tích kỹ và phân định có tính nguyên tắc những đánh giá về đối tượng, chức năng liên quan đến quản lý.

Ngày 12/11/2002, Thủ tướng chính phủ báo cáo trước Quốc hội chủ trương của Đảng về tôn giáo trong thời gian tới là tăng cường quản lý nhà nước lĩnh vực tôn giáo: Chính phủ sẽ kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo ngang tầm đòi hỏi của tình hình mới và ý nghĩa quốc tế của công tác này đáp ứng nhu cầu của gần 20 triệu đồng bào có đạo. Việc kiện toàn này gắn với chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước. Nội dung kiện toàn bao gồm ba vấn đề:

Một là, xác định rõ cơ cấu bộ máy của hệ thống chuyên ngành làm công tác quản lý nhà nước lĩnh vực tôn giáo từ trung ương đến địa phương bao gồm Ban Tôn giáo của Chính phủ với cơ cấu đủ mạnh và Ban Tôn giáo cấp Tỉnh với cơ cấu hợp lý để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Hai là, xác định rõ vị trí chức năng của ngành làm công tác quản lý nhà nước theo hướng: là cơ quan hành chính Nhà nước, tham mưu giúp chính phủ và chính quyền địa phương thực hiện chính sách tôn giáo và trực tiếp quản lý nhà nước lĩnh vực tôn giáo theo pháp luật.

Ba là, kiện toàn và bố trí đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nhà nước có năng lực trình độ am hiểu về lĩnh vực tôn giáo phụ trách công việc này. Ban Tôn giáo của Chính phủ vẫn giữ chức năng là đầu mối liên hệ với các

68

giáo hội và các tổ chức tôn giáo tương đương cũng như phối hợp với các ngành trong giải quyết các vấn đề tôn giáo cụ thể.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý của nhà nước về hoạt động tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)