Nội dung trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

Một phần của tài liệu Công tác quản lý của nhà nước về hoạt động tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 33)

* Nội dung cơ bản

Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo gồm nhiều công việc: - Xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm thuộc lĩnh vực tôn giáo;

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; - Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với các hoạt động tôn giáo;

- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; - Quy định việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo;

- Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo.

27

Tất cả những công việc trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, để làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, cần phải thực hiện tốt tất cả những công việc này.

Trong hàng loạt những công việc quản lý, việc đầu tiên là phải xây dựng cho được chiến lược, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm thuộc lĩnh vực tôn giáo. Xây dựng chiến lược trong lĩnh vực tôn giáo phải xuất phải từ thực tiễn tình hình trong nước, thế giới nói chung và tình hình tôn giáo trong nước nói riêng, để đưa ra dự kiến, dự báo tình hình làm cơ sở xây dựng chiến lược cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, phân định kế hoạch dài hạn năm năm và hàng năm để phấn đấu thực hiện mục tiêu đó.

Những chiến lược, kế hoạch trong lĩnh vực tôn giáo được thể chế, xây dựng thành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh. Khi xây dựng văn bản quy phạm, cần tuân thủ quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản đảm bảo cả về quy trình xây dựng, hình thức, nội dung, thẩm quyền ban hành và ngôn ngữ sử dụng.

Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tôn giáo được ban hành phải được tổ chức triển khai, tuyên truyền sâu rộng đến mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc.

Khi văn bản đã được phổ biến, tuyên truyền và có hiệu lực pháp luật, việc tổ chức thực hiện pháp luật, đưa văn bản vào áp dụng, thi hành là một khâu không thể bỏ qua trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Pháp luật được ban hành nếu không được đưa vào áp dụng trên thực tế thì nó chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Thông qua những quyết định hành chính cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các quy định liên quan điều chỉnh hoạt động tôn giáo được thực hiên trên thực tiễn. Trong tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, không chỉ tổ chức áp dụng pháp luật mà cần phải tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật. Quá trình thanh tra, kiểm

28

tra phải kịp thời uốn nắn những hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng cần phải xử lý theo pháp luật.

Để tổ chức thực hiện tốt pháp luật, cần phải có hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo thống nhất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng. Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý phải đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và được đào tạo cơ bản. Đây là một nội dung quan trọng đặt ra trong quản lý đối với hoạt động tôn giáo. Đồng thời, cần xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị.

Một nội dung nữa cần quan tâm trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về công tác này. Cần xác định quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo cũng là một khoa học, phải đầu tư mạnh mẽ cả về con người và cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo cho công tác này.

* Nội dung cụ thể

- Quản lý nhà nước đối với việc thành lập các tổ chức tôn giáo

Các tổ chức tôn giáo thuộc nhóm các tổ chức, đoàn thể xã hội. Vì vậy, việc thành lập các tổ chức mới ở các cấp khác nhau, theo pháp luật, phải bảo đảm các thủ tục pháp lý cần thiết và phải được Chính phủ cho phép. Khoản 2, Điều 1 Nghị định 37/NĐ-CP ngày 04 tháng 06 măm 1993 của Chính phủ quy định: “Ban Tôn giáo là cơ quan giúp chính phủ thẩm định việc các hồ sơ liên quan đến việc thành lập, công nhận các tổ chức tôn giáo”.

- Quản lý nhà nước đối với những hoạt động chính theo nghi thức tôn giáo.

Nghị định số 26/NĐ-CP ngày 19 tháng 04 năm 1999 thay thế Nghị định 69/HĐBT, ngày 21 tháng 03 năm 1991 đã quy định rõ lĩnh vực Nhà nước quản lý liên quan đến các nghi thức tôn giáo.

29

Những hoạt động tôn giáo, vì lợi ích chính đáng và hợp pháp được Nhà nước bảo đảm. Có quyền tiến hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện tại gia đình; tham gia các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và các hoạt động tôn giáo khác tại nơi thờ tự. Các nghi thức nói ở đây là các sinh hoat tôn giáo thông thường có ở các tôn giáo khác nhau. Ví dụ: đọc kinh, lễ bái hàng ngày, tổ chức đám ma, đám giỗ, các buổi cầu nguyện, hành lễ, giảng đạo, dạy giáo lý,…

Tuy nhiên, còn có những hoạt động trái với tập quán tôn giáo đôi khi cũng diễn ra, “lồng” vào các nghi thức tôn giáo cần phải nhắc nhở, ngăn chặn hoặc giải quyết bằng phương pháp hành chính. Chẳng hạn,việc tập trung nhiều người “đọc kinh Liên gia”, các hoạt động dị đoan như “lên đồng”, “giảng sấm”,…

Ngoài những sinh hoạt thông thường, tôn giáo còn có những hoạt động đột xuất, hoặc ra ngoài tập quán thông thường thì phải thông báo với chính quyền và nếu được phép mới tiến hành. Đó là những hoạt động không có trong chương trình đăng ký hàng năm, hoặc có đăng ký nhưng với quy mô lớn hơn so với thường lệ. Những hoạt động ngoài tập quán tôn giáo là hoạt động lấn sang, không có hoặc ít có trong địa phương.

Từ những quy định trên đây, các cơ quan quản lý nhà nước cần có các hoạt động sau đây:

Thứ nhất, cơ quan quản lý chuyên ngành cao nhất là Ban Tôn giáo

Chính phủ cùng với các địa phương làm việc với các tôn giáo để xác định nội dung các hoạt động thông thường của sinh hoạt tôn giáo.

Thứ hai, các cơ quan quản lý, nhất là các công chức cần nắm được nội

dung, phương thức, phạm vi giữa các loại hình sinh hoạt tôn giáo là các sinh hoạt tôn giáo bình thường và các sinh hoạt biểu hiện xa lạ với tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, tạo những điều kiện thuận lợi khi cần giải quyết các yêu cầu về sinh hoạt tôn giáo liên quan đến thủ tục hành chính.

30

- Quản lý nhà nước và giám sát những biến động về tổ chức của các tôn giáo

Việc phong chức hoặc trao chức danh, bổ nhiệm cho chức sắc, nhà tu hành thuộc hình thức hoạt động (về tổ chức) của giáo hội, tôn giáo.

Tuy nhiên, tổ chức giáo hội là đoàn thể, tổ chức xã hội, là đối tượng nhà nước quản lý. Việc thay đổi chức danh là thay đổi phạm vi, mức độ quan hệ của tôn giáo đối với xã hội, nên việc chấp thuận của chính quyền là nội dung quản lý của nhà nước, nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý của những biến động tôn giáo trong điều kiện của Nhà nước dân chủ pháp quyền.

- Quản lý nhà nước nhằm bảo đảm giữ gìn cơ sở vật chất của các tôn giáo.

Việc giữ gìn cơ sở vật chất của tôn giáo nhằm vào một số lĩnh vực như: bảo vệ, giữ gìn, bảo tồn các sách kinh, các văn tự của tôn giáo; bảo vệ nơi thờ tự của cộng đồng tôn giáo cũng như nơi thờ tự của các gia đình, dòng họ; giám sát việc sửa chữa, tu bổ, tôn tạo để bảo đảm không những điều kiện thờ tự, hành lễ mà còn bảo tồn những giá trị về mặt nghệ thuật, kiến trúc của các nơi thờ tự như những công trình văn hóa; quản lý nhằm bảo đảm giữ gìn cảnh quan, môi trường vốn có, đồng thời làm tăng điều kiện môi trường đối với nơi thờ tự trong quan hệ với cảnh quan khu vực.

Quản lý nhà nước nhằm bảo đảm những bất động sản của tôn giáo đã được nhà nước thừa nhận cấp giấy phép cho các tổ chức tôn giáo. Đồng thời, cần có những biện pháp hành chính kịp thời để giải quyết những tranh chấp hoặc những vi phạm liên quan đến việc bảo vệ, tu bổ, tôn tạo cơ sở vật chất của các giáo hội.

- Quản lý nhà nước về các hoạt động in, xuất bản kinh, sách tôn giáo Tôn giáo nào cũng có những tài liệu, kinh sách, giáo lí, luật lệ thành văn. Có những bộ kinh đồ sộ như sách kinh Phật, kinh Thánh, kinh Coran,…

31

Ngoài ra, còn có các đồ dùng khác trong việc đạo như đồ tế tự, tranh tượng,… Những sản phẩm vật chất đó cần được bảo quản, giữ gìn cho nhu cầu thiết yếu của việc đạo. Ngoài ra, chúng còn là tài sản văn hóa của nhân dân, cần được tái tạo, sửa chữa và bảo quản.

Căn cứ vào pháp luật về xuất bản, xuất nhập khẩu văn hóa phẩm. Nhà nước tạo điều kiện để các giáo hội có thể xuất hoặc nhập khẩu các văn hóa phẩm tôn giáo. Những cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, cấp giấy phép cho các xuất bản phẩm, các sản phẩm xuất - nhập là Bộ Văn hóa – Thông tin và Ban Tôn giáo Chính phủ đối với các xuất bản phẩm có nội dung tôn giáo.

- Quản lý nhà nước trong các lĩnh vực đào tạo chức sắc tôn giáo, các hoạt động từ thiện, kinh tế - văn hóa của các tôn giáo

Hoạt động của các tôn giáo không thể thiếu được đội ngũ những người truyền giáo có tính chuyên nghiệp. Những người này là những người có chức sắc nhất định theo nhiều tiêu chuẩn như trình độ, sự am hiểu về một tôn giáo nhất định, thời gian làm việc cho đạo,… Vì thế, việc đào tạo chức sắc trong các trường đặc biệt của tôn giáo là cần thiết, bảo đảm sự phát triển bình thường của các tôn giáo, bảo đảm tính kế thừa của các thế hệ các nhà chức sắc.

Hoạt động từ thiện, có thể nói là một trong những nội dung có trong hầu hết các giáo lý của các tôn giáo. Phật giáo quan niệm tình thương là sợi dây liên lạc giữa người với người. Trong các điều răn của giáo hội đều có những nội dung toát lên lòng vị tha, yêu người (như không gian tham, không kiêu ngạo, cho người đói ăn, cho người khát uống,…). Ngoài ra, các giá trị từ thiện, ý nghĩa nhân văn, những việc làm này còn có giá trị mở rộng và tuyên truyền tôn giáo mạnh mẽ. Ngày nay, với chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách phát triển kinh tế trong các tổ chức đoàn thể và trong nhân dân, các hoạt động từ thiện của các tôn giáo được khuyến khích chẳng những đối với các giáo hội trong nước mà còn đối với các tôn giáo ở nước ngoài mong muốn làm công việc từ thiện tại Việt Nam.

32

Nhà nước quản lý chủ yếu căn cứ vào Hiến pháp, pháp luật đã ban hành nhằm mục đích khuyến khích các hoạt động từ thiện nhằm duy trì quan hệ truyền thống giữa các giáo hội với đời sống của nhân dân, của đất nước; vừa phục vụ cho giáo hội, vừa ích nước, lợi nhà. Quản lý nhà nước cũng nhằm mục đích hướng dẫn những hoạt động đi vào quỹ đạo chung của sự phát triển, phù hợp với pháp luật và kịp thời ngăn chặn những hoạt động lợi dụng công việc từ thiện nhằm vi phạm pháp luật và tập quán Việt Nam.

Quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo là một trong những hoạt động của Nhà nước đối với một bộ phận chiếm tỷ lệ lớn trong nhân dân ta, nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa các mặt: tôn trọng pháp luật, đời sống tín ngưỡng của đồng bào có đạo phát triển bình thường cùng với các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội khác.

- Phổ biến, tuyên truyền sâu rộng quan điểm, chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng, Nhà nước trong mọi tầng lớp nhân dân.

Mặc dù có sự đổi mới quan điểm chính sách trong công tác tôn giáo nhưng vẫn tồn tại tư duy cũ, trái với quan điểm tư tưởng, chính sách của Đảng. Quan niệm công tác tôn giáo chỉ đơn thuần là việc tìm cách hạn chế hoạt động của tôn giáo. Đây là quan niệm không phù hợp về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác tôn giáo.

Mặt khác, về phía tôn giáo, vẫn có một bộ phận giáo dân, tuy không lớn, vẫn có những mặc cảm trong sinh hoạt cộng đồng. Một số ít chức sắc trong giáo hội Công giáo và Phật giáo mặc dù mắc những sai lầm, đã được nhà nước lưu ý, nhắc nhở nhưng vẫn tiếp tục lợi dụng sinh hoạt tôn giáo làm chính trị hoặc gây mất ổn định chính trị.

Từ những lý do trên, cần phải quán triệt đối với cán bộ, công chức nhất là những người làm công tác tôn giáo cần kiên trì tuyên truyền, phải làm cho các chức sắc, tín đồ tôn giáo thấy được sự đổi mới thật sự của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, để họ tin và xóa đi mặc cảm.

33

- Tăng cường công tác vận động chức sắc, tín đồ, xây dựng cơ sở chính trị trong các tôn giáo

Vấn đề này trước hết phải đáp ứng nhu cầu tự do tín ngưỡng của đồng bào và phải tôn trọng tự do tín ngưỡng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho chức sức, tín đồ. Cần có chủ trương đúng để bồi dưỡng, đào tạo cốt cán; bồi dưỡng, đào tạo giảng viên, đoàn viên, đội viên trong chức sắc, tín đồ tôn giáo.

Đây là cuộc đấu tranh gay go và phức tạp. Bên cạnh việc đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho nhân dân, chúng ta phải cảnh giác với âm mưu lợi dụng tôn giáo để thực hiện cái gọi là “Diễn biến hòa bình”, chống lại chế độ, gây điểm nóng,…

- Đào tạo đội ngũ làm công tác tôn giáo, kiện toàn bộ máy làm công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

Tôn giáo cũng như hầu hết các tổ chức xã hội khác, muốn tổ chức và hoạt động phải được Nhà nước cho phép. Hoạt động tôn giáo chịu sự quản lý của nhà nước là bảo đảm tự do tín ngưỡng và tôn trọng pháp luật nhà nước.

Tuân thủ pháp luật là thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân đối với nhà nước có tính toàn cục, có tính Nhà nước. Trong quan hệ đó, nhà nước quản lý bảo đảm tự do tín ngưỡng theo quy định của Hiến pháp. Công dân có đạo, sinh hoạt tôn giáo trên cơ sở không vi phạm pháp luật Nhà nước. Việc đào tạo cán bộ làm công tác tôn giáo để bảo đảm chính sách, pháp luật của nhà nước có cơ quan, có cán bộ chuyên trách thành thạo tổ chức chỉ đạo thực hiện.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý của nhà nước về hoạt động tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)