kỷ cương vì mục tiêu dân giàu nước mạnh
Ở nước ta hiện nay, quản lý nhà nước đối với tôn giáo không có mục tiêu nào khác là, trên cơ sở thỏa mãn những nhu cầu tín ngưỡng - tôn giáo lành mạnh của quần chúng, chống địch lợi dụng tôn giáo để đi ngược lại lợi ích căn bản của nhân dân, làm cho việc tự do tín ngưỡng tôn giáo được thực hiện và được đảm bảo bởi pháp luật,… việc quản lý nhà nước đối với tôn giáo góp phần tích cực vào tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân - dù có đạo hay không có đạo - dưới sự lãnh đạo của Đảng để đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta tới thắng lợi hoàn toàn. Nói cách khác, góp phần tăng cường đoàn kết giữa đồng bào có tín ngưỡng - tôn giáo với đồng bào không có tín ngưỡng - tôn giáo, giữa đồng bào theo các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau luôn là mục đích, nhiệm vụ cơ bản của quản lý nhà nước đối với tôn giáo. Trong quan hệ với mục đích đó, việc thỏa mãn những nhu cầu tín ngưỡng - tôn giáo lành mạnh, hợp lý của quần chúng trong việc đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo đóng vai trò là điều kiện cơ bản để đạt mục tiêu.
Từ đó, một vấn đề hết sức quan trọng được đặt ra là làm thế nào để việc quản lý nhà nước đối với tôn giáo đạt được mục tiêu vừa nêu. Thì với tư cách là các công cụ quản lý nhà nước đối với tôn giáo, Luật, Nghị định, chính sách của nhà nước về tôn giáo phải lấy việc thể hiện sâu sắc điểm tương đồng giữa lý tưởng cách mạng và lý tưởng tôn giáo lành mạnh làm trọng, quản lý nhà nước đối với tôn giáo phải biết phát huy cao độ những điểm tương đồng đó để hạn chế tác động tiêu cực của những điểm dị biệt. Bởi vì, Việt Nam là một đất nước đa dân tộc, nhiều tôn giáo nên vấn đề đoàn kết càng trở nên quan trọng.
71
Muốn thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo, giai cấp tầng lớp,… phải thống nhất được “điểm tương đồng”, làm cơ sở cho việc tăng cường đoàn kết. Một khi thống nhất được “điểm tương đồng” thì tinh thần yêu nước được phát huy, sự đoàn kết dân tộc được thêm chặt chẽ, không thống nhất “điểm tương đồng” thì không thể củng cố được khối đại đoàn kết toàn dân. “Điểm tương đồng” của đại đoàn kết có cội nguồn sâu xa của truyền thống lịch sử dân tộc, từ tinh thần yêu nước của mọi con người Việt Nam. Đồng bào dù theo tôn giáo hay không theo tôn giáo nào cũng đều có lòng yêu quê hương đất nước thiết tha, tình cảm gắn bó với mảnh đất mà mình sinh sống. Đó là cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết và xác định “điểm tương đồng” trong mỗi giai đoạn lịch sử. Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh là mẫu sỗ chung, là “điểm tương đồng” lớn nhất của đoàn kết toàn dân tộc.
Mặt khác, chúng ta đang tiến hành sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội với những thắng lợi ban đầu rất quan trọng. Nhưng cách mạng Việt Nam vẫn đang đứng trước không ít nguy cơ và thách thức. Để tiếp tục đưa công cuộc đổi mới tiến lên, chỉ bằng sự nỗ lực của Đảng ta, của giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng là hoàn toàn không đủ. Sự nghiệp mới mẻ, đầy khó khăn và thử thách đó chỉ đi tới thành công khi huy động được mọi giai cấp, tầng lớp nhân dân - dù có tín ngưỡng tôn giáo hay không có tín ngưỡng tôn giáo.
Nhận thức được điều đó, Đại hội IX của Đảng đã đưa vấn đề giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối cơ bản, lâu dài, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thể chế hóa và tổ chức thực hiện quan điểm chỉ đạo đó của Đảng trong quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước đối với tôn giáo nói riêng là vấn đề bức xúc trong hoạt động của nhà nước ta hiện nay, khi mà các thế lực chống đối quá trình
72
đổi mới đang ra sức lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để phá vỡ khối đại đoàn