Tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Công tác quản lý của nhà nước về hoạt động tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 35 - 46)

Lịch sử dân tộc ta đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam đã sáng tạo một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, văn hóa Việt Nam luôn có sự giao lưu với nền văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau (Ấn Độ, Trung Hoa cổ đại, Liên Xô

36

và Đông Âu). Ngoài ra, Việt Nam còn chịu sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc trong “vành đai văn hóa” Đông Nam Á.

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội – văn hóa nên nó cũng chịu sự quy định chung của giao lưu văn hóa. Vì vậy, có cả những tôn giáo nội sinh và tôn giáo ngoại nhập. Tuy nhiên, do đặc điểm địa lý và lịch sử nên bức tranh tôn giáo Việt Nam là bức tranh nhiều màu sắc, có sự hòa quyện rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Mỗi tôn giáo có lịch sử hình thành, du nhập, số lượng tín đồ, chức sắc, cơ sở thờ tự, vị trí vai trò xã hội và đặc điểm khác nhau nhưng mọi tôn giáo đều tồn tại trong lòng dân tộc Việt Nam. Vì vậy, lợi ích của từng tôn giáo gắn chặt với lợi ích của cộng đồng dân tộc.

Ở nước ta, trong mấy năm gần đây, tình hình tôn giáo có những chuyển biến phức tạp. Quyền tự do tín ngưỡng được khẳng định trong Hiến pháp và trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, mọi sinh hoạt tôn giáo bình thường được tôn trọng, tạo điều kiện cho quần chúng thực hiện các tín ngưỡng tôn giáo của mình. Cơ chế kinh tế mới cũng tác động vào tôn giáo, làm xuất hiện những hiện tượng tôn giáo mới. Các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam tăng cường lợi dụng tôn giáo để thực hiện ý đồ diễn biến hòa bình. Vì vậy, nhìn chung tình hình tôn giáo ở nước ta có chiều hướng phát triển.

Hiện nay, ở nước ta có 6 tôn giáo lớn thừa nhận về tổ chức là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hòa Hảo. Ngoài ra, còn một bộ phận lớn dân cư vẫn giữ tín ngưỡng dân gian, truyền thống và cả tín ngưỡng nguyên thủy. Trong đó, những tôn giáo có nguồn gốc từ phương Đông như Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo; có nguồn gốc từ phương Tây như Thiên chúa giáo, Tin lành; có tôn giáo được sinh ra tại Việt Nam như Cao Đài, Hòa Hảo; có tôn giáo hoàn chỉnh (có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức Giáo hội), có những hình thức tôn giáo sơ khai; có những tôn giáo đã phát triển và

37

hoạt động ổn định, có những tôn giáo chưa ổn định, đang trong quá trình tìm kiếm đường hướng mới cho phù hợp.

Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đang hoạt động bình thường, ổn định. Cụ thể:

- Phật giáo: gần 10 triệu tín đồ (những người quy y Tam Bảo), có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, tập trung đông nhất ở Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Trà Vinh, Thành phố Cần Thơ,…

- Thiên chúa giáo: hơn 5,5 triệu tín đồ; có mặt ở 50 tỉnh thành phố. Trong đó tập trung đông nhất ở một số tỉnh như Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Kon Tum, Đăk Lăk, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang,…

- Đạo Cao Đài: hơn 2,4 triệu tín đồ; có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ như Tây Ninh, Long An, Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang,…

- Phật giáo Hòa Hảo: gần 1,3 triệu tín đồ tập trung ở các tỉnh miền tây Nam Bộ như An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.

- Đạo Tin lành: khoảng 1 triệu tín đồ, tập trung ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Long An, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Gia Lai, Đắc Nông, Bình Phước và một số tỉnh phía Bắc.

- Hồi giáo: hơn 60 nghìn tín đồ, tập trung ở An Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận,…

Ngoài 6 tôn giáo chính thức đang hoạt động bình thường, còn có một số nhóm tôn giáo địa phương hoặc mới được thành lập có liên quan đến Phật giáo, hoặc mới được du nhập từ bên ngoài vào như Tịnh Độ cư sỹ, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Balamon, Bahai, và các hệ phái Tin lành.

38

Cho đến nay, nhà nước đã công nhận tư cách pháp nhân cho 15 tổ chức tôn giáo và tiếp tục xem xét theo tinh thần của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang diễn ra bình thường ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam.

Thực tế cho thấy, những năm gần đây hầu hết các tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam đang hồi sinh, đạo Phật đang chấn hưng, đạo Tin lành phát triển đột biến ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên, Công giáo đang khởi sắc, hàng loạt các tôn giáo mới ra đời. Bên cạnh đó, các lễ hội truyền thống (phần nhiều là lễ hội tôn giáo) được phục hồi, tổ chức với quy mô rầm rộ hơn.

Hiện nay, sinh hoạt tôn giáo ở nước ta tiếp tục được mở rộng, các hình thức sinh hoạt theo hướng thế tục, sôi nổi, rộng rãi như lễ bái cầu kinh, tu sửa, mở mang, xây cất thờ phụng, phát triển tín đồ, đào tạo giáo sĩ, in ấn kinh sách,… Làm cho các sinh hoạt tôn giáo trở nên hấp dẫn, sinh động hơn và tổ chức tín đồ chặt chẽ hơn.

Với chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc và các chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, hiện nay tình hình tôn giáo ở Việt Nam đang có xu hướng phát triển trở lại. Điều này chứng minh qua việc thống kê số lượng các nơi thờ tự cùng những nơi thường diễn ra các hoạt động tôn giáo. Trong cả nước, nếu tính những cơ sở thờ tự của 6 tôn giáo được nhà nước quản lý, thì có khoảng trên 22000 nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, chùa, tịnh xá,… Trung bình khoảng 700 tín đồ có một nơi thờ tự. Nhưng nếu tính thêm các đình, đền miếu theo thống kê của Bộ Văn hóa thông tin (năm 2003) thì có trên 4 vạn cơ sở thờ tự. Đó là chưa kể hàng chục vạn nhà thờ họ, nhà thờ các gia tộc, các am, cốc, đền nhỏ, chỉ tính các cơ sở thờ tự công cộng lớn trong cả nước thì cũng nhiều hơn các trường học, bệnh viện và các cơ sở văn hóa, nghệ thuật, giải trí, thể thao trên cả nước. Một vấn đề nữa, đó là số lượng các tín đồ, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo cũng tăng nhanh. Cả nước hiện có 56125 chức sắc, nhà tu hành; chưa kể hàng vạn người hoạt động bán chuyên nghiệp

39

của các tổ chức tôn giáo; trong đó Phật giáo có 33066 tăng ni; Thiên chúa giáo có 42 giám mục, 2700 linh mục và 11282 tu sĩ; Tin lành có 492 mục sư, giảng và truyền đạo; Cao Đài có 8340 chức sắc, chức việc; Hòa Hảo có 982 chức việc; Hồi giáo có 699 chức sắc. Có 3 Học viện Phật giáo với trên 1000 tăng ni, 30 trường trung cấp Phật học, 4 trường Cao đẳng Phật học với 3940 tăng ni sinh theo học. Giáo hội Thiên chúa giáo có 6 Đại chủng viện với 1085 chủng sinh và 1712 chủng sinh dự bị. Viện Thánh kinh thần học của Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã chiêu sinh 2 khóa với 150 học viên. Hiện có hàng trăm người của các tôn giáo đang theo học thạc sĩ, tiến sĩ ở các nước trên thế giới.

Các tôn giáo ở Việt Nam vẫn có sự chung sống hòa bình, không có hiện tượng chiến tranh tôn giáo xảy ra, không có sự kỳ thị, tranh giành tín đồ giữa các tôn giáo. Hoạt động của tôn giáo và chính sách của giáo hội đối với tín đồ có nhiều điểm mới theo hướng cởi mở dân chủ, quần chúng tín đồ ngày càng nhận thức rõ về lợi ích của quốc gia dân tộc gắn bó mật thiết với lợi ích của bản thân và lợi ích của tôn giáo mình trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

Đại đa số các tôn giáo hoạt động bình thường, theo đúng pháp luật. Các chức sắc tôn giáo yên tâm làm việc đạo, có tinh thần dân tộc, đồng tình với đường hướng “Tốt đời, đẹp đạo” có sự điều chỉnh theo hướng thích nghi, hợp tác với chính quyền. Tuy nhiên, có một số người mang tư tưởng cơ hội, vọng ngoại, giữ thái độ cực đoan, quá khích gây tổn hại đến lợi ích của dân tộc và khối đại đoàn kết toàn dân, thậm chí một số người ra mặt chống đối pháp luật. Đời sống của nhân dân ở những vùng đồng bào theo tôn giáo có sự phát triển mới do sự phát triển của đất nước và sự quan tâm của Đảng. Quy chế dân chủ ở cơ sở được triển khai. Số người có đạo tham gia các hoạt động đoàn thể tăng lên. Qua khảo sát cơ sở thuộc 42 tỉnh thành Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể đã thu hút được 38 đoàn viên, hội viên là người có đạo cơ sở. Trong

40

đó Hội nông dân, Liên đoàn lao động, Hội người cao tuổi, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội chữ thập đỏ là những tổ chức tập hợp hội viên là người có đạo tương đối tốt. Tuy vậy, với yêu cầu chung vẫn còn thấp, chương trình phối hợp giữa Ban Tôn giáo chính phủ với Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ,… được triển khai tại nhiều tỉnh, thành phố, có nơi đã xuống huyện và cơ sở. Phong trào yêu nước trong đồng bào các tôn giáo tiếp tục phát triển. Các chức sắc tôn giáo tham gia trong Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Ban chấp hành các đoàn thể nhân dân ở Trung ương và địa phương nhiều hơn. Số lượng đảng viên là người có đạo tăng, như ở Tây Nguyên từ năm 1996 đến năm 2001, phát triển được 849 đảng viên có đạo, các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Long An trong cùng thời gian phát triển được 9316 đảng viên có đạo. Tình hình này bước đầu đáp ứng được vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng có đồng bào tôn giáo.

Ngày nay, ở Việt Nam, những hoạt động tôn giáo thường bó hẹp trong việc hành lễ, giảng đạo mà còn kèm theo các hoạt động văn hóa nghệ thuật, các trò chơi, biểu biễn nhằm thu hút quần chúng, làm nhộn nhịp các hoạt động văn hóa. Ở nước ta, nếu không có các hoạt động thờ cúng, không có lễ hội thì cũng không có tôn giáo. Giống như sự cầu nguyện hay cầu xin, lễ hội đã tạo nên tập quán ăn sâu vào tâm thức tôn giáo để khơi dậy niềm tin, gợi lên cho từng cá nhân thấy mình thuộc về một cộng đồng tôn giáo và cả xã hội. Những lễ hội này giúp cho con người trút bỏ được những trăn trở của cuộc sống trần tục, muốn chia sẻ nỗi buồn thầm kín của đời thường với những đấng linh thiêng hoặc muốn cầu mong những gì mình cảm thấy cần thiết cho cuộc sống trần tục. Tham dự lễ hội, sống trong bầu không khí khác lạ, con người thấy được thanh thản như được an ủi, được giúp đỡ, được giải quyết những vướng mắc ban đầu.

41

Các lễ hội ở Việt Nam rất phong phú, diễn ra chủ yếu vào mùa xuân. Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất hiện nay. Giỗ tổ vua Hùng vào ngày 10/03 âm lịch, mỗi tôn giáo lại có nhiều lễ hội như ngày lễ Noel, ngày chúa Giáng sinh,… trong Công giáo; lễ hội chùa Hương, chùa Dâu, chùa Trần,… trong Phật giáo; lễ hành hương của Hồi giáo; đạo Cao Đài, Hòa Hảo cũng có những lễ hội riêng của mình. Ví như lễ viếng Đức Chí Tôn (9-1 âm lịch), lễ vía Phật Thích Ca, Thái thượng Lão Quân, lễ hội Diêu Trì,… của Cao Đài; ngày lễ khai đạo (18 - 5 âm lịch) của Hòa Hảo,…

Các lễ hội tôn giáo được khôi phục và mở rộng đã không chỉ là sinh hoạt tôn giáo của một bộ phận giáo dân mà còn là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân cả nước cần được bảo tồn và phát huy. Những buổi rước lễ của tôn giáo ngày càng được tổ chức long trọng góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của dân tộc, phát triển các yếu tố dân gian hòa quyện trong tôn giáo.

Tuy nhiên, hoạt động tôn giáo giáo ở nước ta vẫn còn nặng về hình thức, nhẹ về giáo lý, lãng phí tiền bạc, thời gian, dễ rơi vào chỗ mê tín, hủ hậu. Ở nhiều nơi vẫn tồn tại sự lợi dụng hoạt động của lễ hội, tôn giáo vào mục đích kinh tế như hòm công đức, buôn thần bán thánh làm mất đi sự trong sạch, lành mạnh của các hoạt động tôn giáo.

Ngoài những hoạt động sôi nổi trong nước, các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay đều muốn mở rộng quan hệ với các tổ chức tôn giáo thế giới và khu vực để tăng cường ảnh hưởng. Mặt khác, các tổ chức giáo hội thế giới, khu vực, giáo hội ở các quốc gia cũng đều muốn tăng cường quan hệ với các tôn giáo ở Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau. Có những giáo hội thiết lập quan hệ với tôn giáo ở Việt Nam với những động cơ tốt đẹp vì hòa bình, nhân đạo, cùng nhau hợp tác để phát triển việc đạo, cải thiện việc đời. Nhưng cũng có tổ chức, chức sắc tôn giáo lợi dụng quan hệ tôn giáo nhằm thực hiện âm

42

mưu phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị. Trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã hình thành các tổ chức tôn giáo Việt Nam hải ngoại. Các tổ chức này vừa quan hệ rộng rãi với các tổ chức tôn giáo quốc tế, vừa liên hệ với các tổ chức tôn giáo trong nước. Như vậy, hoạt động tôn giáo ở Việt Nam được mở rộng hơn trước.

Nhìn bề nổi, những diễn biến của hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay như sự gia tăng số lượng tín đồ và các cơ sở thờ tự, sự nhộn nhịp trong các sinh hoạt tôn giáo,… Làm người ta dễ lầm tưởng rằng nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt Nam đang tăng rất cao. Nhưng theo kết quả khảo sát thực tế của Viện nghiên cứu tôn giáo khi so sánh nhu cầu tôn giáo với các nhu cầu thiết thân khác trong cuộc sống hàng ngày thì nhu cầu tôn giáo lại chiếm tỷ lệ thấp. Người Việt Nam không có sự cuồng tín mà có một tâm thức tôn giáo bàng bạc. Các hành vi tôn giáo nhộn nhịp, sôi động nhưng dường như để che đậy các nhu cầu và mục đích trần tục người ta đến đền, chùa, phủ chủ yếu để xin bổng lộc, cầu tai qua nạn khỏi, cầu làm ăn phát tài,… Có thể nói, niềm tin và sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam hiện nay mang nặng tính thực dụng, nó thiên về thực tiễn các nghi thức, lễ nghi tôn giáo hơn là momg muốn hiểu một cách thấu đáo về giáo lý, giáo luật tôn giáo.

Sự phát triển tôn giáo và các sinh hoạt tôn giáo trên đã có ảnh hưởng không nhỏ và sâu đậm đến đời sống xã hội Việt Nam. Đó là sự tác động có tính chất hai mặt, sinh hoạt tôn giáo hướng về những giá trị cao cả, đạo đức hướng thiện,… có tác động to lớn trong việc hình thành nhân cách tốt đẹp cho cá nhân, củng cố đạo đức của xã hội, đặc biệt là làm hạn chế một phần tác động đến tâm lý của nền kinh tế thị trường, nhưng mặt khác lại làm tăng tính thụ động của họ theo những điều có sẵn của tôn giáo. Sinh hoạt tôn giáo vừa góp phần xây dựng, tham gia bảo tồn và sáng tạo các giá trị văn hóa của dân

Một phần của tài liệu Công tác quản lý của nhà nước về hoạt động tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 35 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)