Khắc họa hình tượng nhân vật qua biện pháp tả

Một phần của tài liệu Số phận tầng lớp trí thức trong tiểu thuyết bác sĩ zhivago của b pasternak (Trang 65 - 73)

4. Nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật Zhivago

4.3.Khắc họa hình tượng nhân vật qua biện pháp tả

4.3.1. Khái niệm:

Tả là một trong những biện pháp nghệ thuật cơ bản không thể thiếu trong một tác phẩm văn học ơ bất kỳ thể loại nào.

Theo giáo sư Pospelov trong cuốn “Dẫn luận nghiên cứu văn học” thì:

“Miêu tả là sự tái hiện thế giới vật thể trong dạng tĩnh tại (phần lớn phong

cảnh, đặc điểm môi trường sống, đường nét bề ngoài của nhân vật, các trạng thái tâm hồn của chúng). Miêu tả cũng là sự tái hiện bằng lời các sự kiện và sự việc xảy ra đều đặn” [9, 68].

Tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” sử dụng biện pháp tả trên hai phương diện:

miêu tả nhân vật và tả thiên nhiên.

4.3.2. Miêu tả nhân vật:

Có điều đặc biệt trong việc sử dụng biện pháp tả nhân vật trong tiểu

thuyết “Bác sĩ Zhivago”. Thứ nhất, tiểu thuyết thừa thãi quá nhiều nhân vật

phụ (170 nhân vật phụ). Thứ hai, những lời chỉ dẫn, mách bảo, những thông tin về môi trường sống, hoàn cảnh của nhân vật vốn là những tín hiệu xác định tính cách nhân vật lại xuất hiện rất ít. Thứ ba, tác giả đã lược bỏ đến mức tối đa những chi tiết có tính tạo hình; tả chi tiết nhân vật phụ trong khi bỏ ngoại hình nhân vật chính. Trong toàn bộ cuốn tiểu thuyết, chỉ có hai lần tác giả miêu tả khuôn mặt Zhivago khi chàng lên 10 và khi nằm dưỡng thương trong

chiến tranh thế giới thứ nhất. Thậm chí, trong hai lần ít ỏi này Pastenak cũng

chỉ nhắc tới “cái mũi hếch”: “Đứng trên nấm mộ, cậu bé ngẩng đầu.. khuôn

mặt với cái mũi hếch của cậu bé nhăn lại, cổ nghểnh lên” và “ Ông ta thật là kỳ dị … trẻ trung, thiếu nhã nhặn. Mũi thì hếch không thể gọi là điển trai được. Nhưng thật là thông minh, với cái nghĩa đẹp nhất của danh từ ấy, một trí thông minh lanh lợi, dễ khiến người ta cảm mến” và tả về “cái cười nửa mặt kiểu Nga” [12,425]. Chi tiết ngoại hình ít nhưng tác giả còn làm mờ đi bằng

cách chú thích thêm rằng “cái cười rất phổ biến ở nước ta.” Người đọc khó có

thể tưởng tượng ra bề ngoài của nhân vật Zhivago. Đối với các nhân vật chính, để bù đắp cho những thiếu hụt về miêu tả ngoại hình, tác giả chủ yếu hướng ngòi bút miêu tả yếu tố bẩm sinh, thiên phú, những nét ưu trội trong cấu trúc nhân vật. Zhivago là nhân vật tài năng, thông minh, có năng khiếu bẩm sinh; Lara có sắc đẹp trời cho, một kỳ quan của tạo hoá, hiện thân của nữ tính trần

gian; Pasa Anitop là “hiện thân của ý chí trọn vẹn”… Tất nhiên, tác giả đã rất

linh hoạt trong việc miêu tả phẩm chất của nhân vật bằng cách sử dụng biện pháp đối ngẫu, cặp đôi nhằm làm nổi rõ diện mạo - tính cách của các nhân vật. Nếu Zhivago là hiện thân của sự thiếu vắng ý chí thì Stơrennicop lại là

“hiện thân của ý chí trọn vẹn”. Nếu Tonia “sinh ra đời để làm cuộc sống trở nên giản dị hơn và để tìm lối thoát đúng đắn” thì Lara làm “rắc rối thêm cuộc sống và khiến người ta lạc đường”. Nếu Epgrap là ông Thần Thiện tốt bụng

thì Cômarôpxki là vị ác thần độc ác. Vì cách miêu tả này mà có nhà nghiên

cứu đã cho rằng “Pasternak đã không biết cách mô tả các nhân vật rất đáng

giá của mình”. Nhưng phải chăng, các nhân vật của Pasternak “đáng giá” hơn

khi chúng được mô tả một cách ít ỏi, giản đơn như thế?

4.3.3. Miêu tả thiên nhiên

Thiên nhiên dường như là một nhân vật, một phần rất quan trọng của

hương thơm; nhiều cảnh thiên nhiên thực sự sống động dưới ngòi bút miêu tả của tác giả. Thiên nhiên cũng là yếu tố đóng góp trong việc khám phá tâm trạng rất thực của con người trong tác phẩm.

Thiên nhiên hiện ra từ những âm thanh. Đó là tiếng chim hót trong vắt

thấm vào tâm hồn cậu bé Iuri ngây thơ, trong sáng: “tiếng hót ba giọng lảnh

lót của chim vàng anh, với khoảng dừng chờ đợi như muốn để cho tiếng hót trong vắt như tiếng sáo thấm đượm khắp vùng ". Và đây là bức tranh mùa

xuân tuyệt đẹp ngập tràn sự sống: “Từ dưới lớp tuyết nứt vỡ, nước bắt đầu

chảy ra và lên tiếng… chẳng mấy chốc khu rừng đầy ắp tiếng nước chảy, mù mịt hơi nước… Bầu trời say sưa uống cạn mùa xuân và choáng váng vì hơi men của nó, thở ra đầy mây…” [12,529]. Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sử dụng dầy đặc khi miêu tả làm cho thiên nhiên càng thêm sống động, lung linh như đang hiện ra trước mắt bạn đọc với tất cả vẻ mỹ lệ của nó. Âm thanh của thiên nhiên khiến cho mọi vật nên thơ, và tiếng chim hót là âm thanh được lặp đi lặp lại nhiều nhất. Zhivago đã thích thú biết bao khi chàng miêu tả giọng hót vượt trội của loài chim hoạ mi với những âm thanh trong trẻo, vang vọng rất xa.

Zhivago là một người dường như thấm đượm toàn bộ thiên nhiên xung

quanh, một người có “cái năng khiếu tinh thần sống động đã tràn ngập vào

ngực chàng, thấm ngập toàn bộ cơ thể chàng, rồi từ bên dưới xương bả vai giang rộng đôi cánh bay ra…” [12,865]. Zhivago rất nhạy cảm với mùi

hương. “Hương hoa thơm ngát, lãng đãng trong khí trời, muốn toả lên nhưng

bị ánh nắng ghìm giữ trong vườn” [12, 442]. Hương thơm của hoa dìu dịu, nhẹ

nhàng len lỏi trong đêm khuya. Thời gian về đêm là thời gian mà hương hoa

nồng nàn nhất, quyến rũ nhất: “Tất cả các đoá hoa trên thế gian đều toả

hương cùng một lúc, tựa hồ trái đất suốt ngày nằm bất tỉnh, nhờ các làn hương đó nay đã hồi lại… một mùi thơm dìu dịu dâng lên… mùi thơm của cây đoạn già đang ra hoa” [12, 442]. Hương hoa đoạn được miêu tả khá nhiều trong

tiểu thuyết. Người ta nhớ mùi hương khi nó gắn với một kỉ niệm, một con người ta yêu quý. Trong buổi đêm khi mà Zhivago - trái với ý muốn của mình, bộc lộ tình yêu mãnh liệt với Lara, mùi hoa đoạn bay vào phòng “toả ra khắp chốn”, vấn vít quanh chàng. Với một tâm hồn nhạy cảm và luôn rộng mở, Zhivago đã trở thành người bạn tri kỉ, người tình say đắm của thiên nhiên Nga tuyệt đẹp.

Trong bức tranh vẽ cảnh đẹp thiên nhiên, B.Pasternak sử dụng rất nhiều

màu sắc. Đó là màu của “khoảng trời xanh biếc, sáng sủa, bao la như dòng

sông mùa nước lớn”, “màu kem của mặt trời mùa thu vàng rực”, màu của “các cánh rừng rực rỡ sắc vàng” hay “những luồng sáng màu lơ sẫm của băng giá”. [12, 428] và đây nữa, những màu sắc ấm nóng, vui mắt: “Tuyết đượm sắc vàng dưới ánh nắng ban trưa và cái sắc vàng mật ong ấy có pha lẫn chất cặn ngọt ngào màu da cam của bóng chiều sớm buông” [12, 596]. Bên

cạnh những sắc màu rực rỡ, đầy sức sống ấy là những mảng màu tối, chủ yếu là màu trắng, màu đen và rất nhiều màu xám. Có những cảnh mà ba màu trắng

- xám - đen được phối hợp tạo nên cảm giác về sự lạnh giá và bất an: “Những

đám mây bông tuyết màu xám quay lộn bị gió thổi tốc lên trời rồi lại xoáy tròn xuống đất thành cơn lốc trắng, bay mất hút về phía cuối đường phố tối đen và choàng lên vạn vật một tấm màn trắng” [12, 600].

Thiên nhiên là người bạn tâm tình của Zhivago. Những xúc cảm, suy tư, những nỗi niềm của nhân vật được gửi gắm, bầy tỏ và hoà lẫn vào trong thiên nhiên. Thậm chí, những biến cố cách mạng, các sự kiện lịch sử thấm vào Zhivago hệt như thiên nhiên tự ngấm vào chàng vậy. Cuộc cách mạng tháng Mười trong tác phẩm xảy ra dưới dạng một trận bão tuyết - cơn giận dữ của

thiên nhiên: “Tuyết đầu mùa đang rơi lớt phớt, thưa thớt, nhảy múa theo làn

gió mỗi lúc một thổi mạnh và cuối cùng, ngay trước mắt Zhivago, biến thành một trận cuồng phong”, “... Bão tuyết cứ dồn đuổi và cuốn các bông tuyết thành vòng tròn, thành hình nón...”. Cách mạng như trận cuồng phong của tự

nhiên không gì có thể thay đổi, không thể tác động, Zhivago như một bông tuyết giữa những cơn lốc xoáy, để bản thân bị cuốn đi trong cái ào ào mãnh liệt của thứ hiện tượng tự nhiên ấy. Thiên nhiên luôn đồng hành cùng Zhivago trên mọi nẻo đường, trong các nỗi niềm và cả niềm hi vọng của chàng.. Zhivago yêu thích thiên nhiên đến độ nhìn thấy cuộc sống ẩn mình dưới cây

thanh lương trà: “Có một sự gần gũi sống động nào đó giữa chim và cây tựa

hồ cây thanh lương trà đã nhìn thấy tất cả cái đó, khăng khăng cự tuyệt một hồi lâu, rồi mới chịu thua, co mình lại trước bầy chim nhỏ, và nhượng bộ vạch áo, chìa vú như mẹ cho con bú. “Thôi được các con nhiễu sự quá. Đây thì ăn đi, ăn đi. ăn cho no nê đi.” Rồi nó cười”. Đó là cảnh âu yếm, mến thương của

bà mẹ với đàn con háu đói, một cảnh cảm động giữa thời buổi nội chiến diễn ra hàng ngày, hàng giờ xung quanh.

Toàn bộ thiên nhiên, con người, toàn bộ thế giới xung quanh Zhivago chính là nước Nga mà chàng yêu tha thiết. Cuộc đời của chàng dẫu có nhiều bi kịch, con người chàng dẫu có nhiều mâu thuẫn nhưng tâm hồn rộng mở và những dây thần kinh cảm xúc của chàng vẫn rung lên những bài ca tình yêu

thiên nhiên, cuộc sống, tình yêu với nước Nga “nước Nga, người mẹ, người

tuân giáo, kẻ ương ngạnh, kẻ điên rồ lừng danh bốn biển năm châu, không gì sánh nổi, muôn vàn đáng yêu của chàng, … Ôi, tồn tại mới ngọt ngào làm sao! Ôi, sống trên đời và yêu đời mới ngọt ngào làm sao! Ôi luôn luôn ta cứ muốn nói là lời cảm ơn chính cuộc sống, chính sự tồn tại, muốn nói thẳng điều đó vào mặt nó!” [12, 854].

Tiểu kết: Với biện pháp nghệ thuật tả, Pasternak đã xây dựng một chân

dung nhân vật mờ nhạt về ngoại hình nhưng có đời sống nội tâm phong phú một tâm hồn lãng mạn và say mê thiên nhiên. Ông cũng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên Nga thật mỹ lệ, một thực thể sống động, trữ tình, từ đó biểu lộ tình yêu rộng lớn bất diệt của chính bản thân ông với đất nước Nga, với thiên nhiên ấy.

Phần kết luận

Lựa chọn nghiên cứu đề tài “Số phận tầng lớp trí thức trong tiểu thuyết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Bác sĩ Zhivago” của B. Pasternak”, chúng tôi đã gặp một số khó khăn trong

việc thu thập tài liệu tham khảo nhưng với tấm lòng yêu mến nhà văn B. Pasternak và sự say mê đối với nền văn học Nga chúng tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả xin đưa ra một số kết luận sau:

1. Lịch sử 40 năm đầu thế kỷ XX với những biến cố, sự kiện vĩ đại được

tái hiện sống động trong tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago”. Cùng với nó là hiện

thực đời sống Nga hiện ra nhiều dáng vẻ, nhiều màu sắc. Pasternak không chỉ lắng nghe những bước chân lịch sử mà còn tỏ ra thạo nghe, sành nghe những âm vang của thời lịch sử trong tâm hồn con người. Sự chú ý của Pasternak dành cho nhiều thứ lịch sử phản ánh trong tâm hồn ấy. Hiện thực - lịch sử đời sống Nga được khúc xạ qua lăng kính trữ tình đặc biệt. đó là thứ hiện thực -

lịch sử “lấp lánh như qua một ống kính vạn hoa” (Sinavxki). Việc di chuyển

từ dòng hiện thực - tự nó sang dòng hiện thực - ấn tượng cá nhân khiến cho hiện thực được phản ánh có một phẩm chất mới. Đó không là bức tranh đời sống thuần túy khách quan mà là bức họa hiện thực đậm dấu ấn chủ quan, cá nhân độc đáo.

2. Điều hối thúc Pasternak viết “Bác sĩ Zhivago” là niềm khát khao tìm

kiếm sự thật. Trong tác phẩm của mình, Pasternak đã phản ánh một cách chân thực sự thật về số phận tầng lớp trí thức trong chiến tranh và trong cách mạng. Số phận bi kịch của họ là lời phê phán trực tiếp nguy cơ “máy móc hóa con người” và đưa ra đòi hỏi phải có cái nhìn sâu sắc, cụ thể, nhiều chiều về con người ở bất cứ thời đại nào. Con người là một thực thể vô cùng phức tạp, ngoài

hội” (Mac). Với bản chất phức tạp ấy, nó không chịu nổi bất cứ một cái nhìn

phiếm diện, một chiều phi thực tế nào về nó. Đây là một bài học có tính chất lịch sử mà thời kỳ của Pasternak để lại cho xã hội Việt Nam hiện nay.

3. Trong nhật kí của mình Zhivago đã ghi: “Các tác phẩm nói bằng

nhiều cách: bằng các đề tài, bằng các hoàn cảnh, các cốt truyện, các nhân vật. Nhưng trên tất cả, nó hấp dẫn ta bởi sự hiện diện của nghệ thuật chứa đựng trong tác phẩm.” [12, 812 ]. Nghệ thuật khiến người đọc xúc động hấp

dẫn của tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” là yếu tố ngẫu nhiên đậm đặc đến mức

dư thừa, là hệ thống các liên tưởng, ẩn dụ đậm màu sắc tôn giáo… Nhưng trong khóa luận tác giả chỉ đi sâu tìm hiểu yếu tố nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Zhivago như: yếu tố tả, độc thoại nội tâm và đối thoại như một đóng góp vào việc tìm hiểu, hoàn thiện hơn cho đề tài này trong tương lai.

Trên đây là một số nghiên cứu, tìm tòi và nhận thức cũng như một số ý

kiến đóng góp nhỏ bé của chúng tôi về tác phẩm “Bác sĩ Zhivago”. Đó là

bước đầu của nghiên cứu khoa học - một nhiệm vụ quan trọng của mỗi sinh viên. Tuy khóa luận đã được nghiên cứu một cách nghiêm túc và theo trình tự nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi hy vọng kết quả của đề tài này sẽ đóng góp cho việc giảng dạy, nghiên cứu về B. Pasternak, tác

phẩm “Bác sĩ Zhivago” nói riêng và văn học Nga nói chung trong nhà

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính,…(2003), “Lịch sử văn học Nga” Nxb

Giáo Dục.

2. M.Gorki (1965), “Bàn về văn học”, Nxb Giáo Dục.

3. Nguyễn Hải Hà (2002), “Văn học Nga, sự thật và cái đẹp”, Nxb Giáo Dục. 4. Nguyễn Hải Hà (1992), “Thi pháp tiểu thuyết L.Tonxtoi”, Nxb Giáo Dục. 5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004), “Từ

điển thuật ngữ văn học”, Nxb Giáo Dục.

6. Hà Thị Hoà (1994), “Cái ngẫu nhiên trong tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago””,

Nxb ĐH Sư Phạm.

7. Phương Lựu (chủ biên) (2004), “Lí luận văn học”, Nxb Giáo Dục. 8. Hoàng Phê (chủ biên) (2006), “Từ điển tiếng Việt”, Nxb Đà Nẵng.

9. N. Pôxpêlôp (chủ biên) (1998), “Dẫn luận nghiên cứu văn học”, Nxb Giáo

Dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. M.A.Sôlôkhôp (2005), “Sông Đông êm đềm”, Nxb VH Hà Nội.

11. Lưu Đức Trung (chủ biên) (2003), “Tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài

trong nhà trường”, Nxb Giáo Dục.

12. A.Voznesenski, E.Ertushenkô,… (1988), “Boris Pasternak, con người và

mục lục

Phần Mở Đầu ... 1

1. Lí do chọn đề tài ... 1

2. Lịch sử vấn đề... 4

2.1. Khuynh hướng một ... 4

2.2.Khuynh hướng hai ... 6

3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu: ... 7

3.1. Đối tượng nghiên cứu ... 7

3.2. Phạm vi nghiên cứu ... 7

3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 8

4. Phương pháp nghiên cứu ... 8

5. Đóng góp của đề tài ... 9

5.1. Đóng góp về mặt khoa học ... 9

5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ... 9

6. Cấu trúc của luận văn ... 10

Chương 1. Hiện thực đời sống xã hội Nga ... 11

1. Nước Nga trước cách mạng ... 13

2. Nước Nga trong và sau Cách mạng tháng Mười ... 22

3. Nước Nga trong những ngày nội chiến ... 26

Chương 2. Số phận tầng lớp trí thức ... 35

1. Số phận tầng lớp trí thức ... 36

2. Số phận nhân vật bác sĩ Zhivago. ... 43

2.1. Bi kịch trong cuộc sống riêng tư ... 43

Một phần của tài liệu Số phận tầng lớp trí thức trong tiểu thuyết bác sĩ zhivago của b pasternak (Trang 65 - 73)