Cùng phản ánh về thời kỳ nội chiến và khai thác vấn đề số phận con
người trong nội chiến, “Bác sĩ Zhivago” và “Sông Đông êm đềm” (M.
Zhivago và Grigôri Mêlêkhôp trên con đường đi tìm chân lý. Nhưng nếu bi kịch của Grigôri Mêlêkhôp ở chỗ bao giờ cũng quan niệm chân lý dưới dạng thuần khiết và lý tưởng, không thể phân biệt được bản chất với hiện tượng
phức tạp của cuộc sống : “nguồn gốc sai lầm của Grigôri được xem xét trong
những mâu thuẫn và lầm lẫn của bản thân lịch sử” [1,398], thì Zhivago lại có
cái nhìn phức hợp, nhiều góc cạnh về lịch sử, con người thời đại chàng. Bi kịch nảy sinh ở chỗ chàng có cái nhìn nhiều chiều và chàng do dự, dao động vì sự phức tạp ấy để cuối cùng là đứng trung lập giữa hai lực lượng, hai phe cách mạng và phản cách mạng. Một nguyên nhân nữa khiến cho bi kịch của Zhivago càng trở nên sâu sắc, chính là sự thiên kiến, lệch lạc và sai lầm trong đánh giá con người ở thời đại của chàng. Trong tác phẩm của mình, Pasternak trình bày những cơn suy sụp tinh thần của nhân vật Zhivago. Ông đã thành thật, thẳng thắn phơi mở những nhược điểm và cái bất lợi trong bản chất người trí thức. Pasternak không phóng đại một chiều mặt tích cực hay tiêu cực trong hình tượng nhân vật và cái chết của ông dành cho Zhivago “chết vì đau tim” là cái chết thể hiện cái xu thế tất yếu đầy bi kịch của người trí thức trong cuộc đấu tranh vật lộn với bản thân để hoà nhập với cuộc đời.
Zhivago là nhân vật tích cực. Zhivago không bất hoà mà hoà hợp với lịch sử. Nhân vật của Pasternak xung đột sâu sắc với tất cả những gì là phản tiến bộ, phản nhân văn. Số phận buồn đau bi thảm của Zhivago và những trí
thức Nga đương thời chính là lời tố cáo gián tiếp “thói độc đoán, chuyên chế,
áp đặt bạo lực” [12,175]. “Bác sĩ Zhivago” là “trái bom nổ chậm đối với mọi hình thức độc đoán chuyên quyền” [12,178].
Xây dựng kiểu nhân vật tài năng, thông minh nhưng thiếu ý chí, B. Pasternak giúp người đọc thâm nhập sâu vào thế giới tinh thần của người nghệ sĩ :
Với tháng Mười và với tháng Năm Tôi xin hiến dâng cả tâm hồn
Duy cây đàn thơ tôi không trao tặng. (Exenin)
Vấn đề dặt ra là: phản ánh Zhivago như “người biểu đạt Pasternak thầm kín”
[12,135], liệu Pasternak có là con người thiếu ý chí và là người trung lập trong cuộc sống, với cách mạng? Dĩ nhiên giữa nhân vật – tác giả, đặc biệt là giữa Zhivago – Pasternak không có sự trùng khớp với nhau. Chính ở vấn đề này đã xuất hiện ranh giới ngăn cách tác giả với nhân vật của mình. Bản thân Pasternak hoàn toàn không thiếu ý chí, bởi lẽ sáng tác thiên tiểu thuyết này đòi hỏi những nỗ lực ý chí và sự dũng cảm vô cùng to lớn. Và ông cũng không hề trung lập, bởi lẽ xây dựng hình tượng thời đại đã là can thiệp vào cuộc sống
rồi. Ông luôn tự hào mình là con dân nước Nga, là người dân của một “quốc
gia không tiền khoáng hậu, không tài nào hình dung nổi”.
“Bác sĩ Zhivago” và hình tượng nhân vật Zhivago để lại lời gửi gắm: để
có thể hoà nhập tiếng nói tâm hồn mình vào tiếng nói chung của thời đại, người nghệ sĩ phải trải qua một cuộc cách mạng không kém phần khốc liệt, cam go của chính bản thân mình. Đó là ý nghĩa, sự thật về bi kịch số phận người tri thức của những Zhivago, của Pasternak, của cả một thế hệ nhà thơ Nga tài năng, tâm huyết trong thời đại của những cuộc đảo lộn vĩ đại ấy.
Để thay cho lời kết, chúng tôi xin trích dẫn lời tác giả B. Pasternak viết cho nhà xuất bản Italia như một niềm tin vào sự bất diệt của sự thật, niềm tin-
hi vọng vào sự trường tồn của tác phẩm “Bác sĩ Zhivago” : “Mong các ngài sẽ
được an ủi bằng niềm tin vào tương lai xa xôi của chúng ta, một tương lai mà niềm hi vọng vào nó đang giúp tôi sống”.[12,178]