Chiều sâu tâm lý biểu hiện qua đối thoại

Một phần của tài liệu Số phận tầng lớp trí thức trong tiểu thuyết bác sĩ zhivago của b pasternak (Trang 61 - 65)

4. Nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật Zhivago

4.2. Chiều sâu tâm lý biểu hiện qua đối thoại

4.2.1. Khái niệm đối thoại

“Đối thoại là hình thức nói chuyện giữa hai người hay nhiều người với nhau” [8, 338].

Lịch sử lời đối thoại của các nhân vật trong các tác phẩm văn học là một quá trình phát triển, hoàn thiện theo hướng ngày càng đạt tới giá trị thẩm mĩ cao hơn. Đối thoại xuất hiện ngay từ xa xưa trong các tác phẩm văn học dân gian. Lời thoại thời kỳ này tự nhiên, không chải chuốt, cầu kỳ, thường mang nội dung thông tin đơn giản, dễ hiểu và hầu hết nó mang tính chung chung, chưa được cá thể hoá. Trong văn học cổ điển và văn học lãng mạn, đối thoại đã được xác định như một yếu tố nghệ thuật trong cấu trúc tác phẩm. Nhưng nó vẫn mang tính chất sách vở, giàu tính triết lý, lý tưởng và thiếu cá tính. Ngôn ngữ đối thoại đạt tới hoàn chỉnh với chủ nghĩa hiện thực. Tính chất cá thể hóa cao của đối thoại góp phần rất lớn trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật một cách sinh động và chân thực.

Trong các tác phẩm tự sự, nhà văn sử dụng đối thoại như là một thủ pháp thể hiện mối liên hệ giữa các nhân vật, thúc đẩy và phát triển cốt truyện. Không những thế, qua đối thoại, ta có thể tìm hiểu được tính cách, tâm lý,

nhận biết được thế giới bên trong nhân vật. Qua đối thoại, nhân vật bộc lộ các quan điểm, những đánh giá đúng sai và bộc lộ tư tưởng, tình cảm hoặc lựa chọn những mục tiêu mà cuộc sống đặt ra cho họ. Đối thoại của nhân vật chính là sự trao đổi ý kiến về các hiện tượng, các sự kiện, các quan hệ của đời sống xã hội được đặt ra trong tác phẩm.

4.2.2. Chiều sâu tâm lý biểu hiện qua đối thoại

Sau độc thoại nội tâm, nhân vật Zhivago bộc lộ chiều sâu tâm lý qua các cuộc đối thoại. Theo khảo sát, ngoài những cuộc đối thoại thông thường, có 10 cuộc đối thoại giữa Iuri và các nhân vật khác trong truyện có vai trò quan trọng trong việc xác định những cảm xúc, suy ngẫm, những ấn tượng và quan điểm của nhân vật này. Sau đây là một vài ví dụ cụ thể.

Cuộc đối thoại gần như độc thoại giữa Iuri Zhivago và bà Anna Ivanôpna (mẹ Tonia) là lần đầu tiên suốt từ đầu cuốn tiểu thuyết, Zhivago mới xuất hiện hoàn toàn trên “sân khấu”. Để an ủi, trấn tĩnh và làm yên lòng một người bệnh, Zhivago đã ứng khẩu một bài giảng thực sự. Qua đó, chàng đưa ra lập

luận quan trọng về ý thức “ý thức là gì? Ta thử xét xem nào. Muốn dùng ý thức

bắt mình ngủ thiếp thì chắc chắn là sự mất ngủ … ý thức là một độc dược, một phương tiện tự đầu độc đối với ai đem áp dụng nó cho chính mình. ý thức là thứ ánh sáng toả ra bên ngoài, ý thức rọi sáng con đường trước mặt để ta khỏi vấp ngã. ý thức là ngọn đèn pha gắn ở đầu máy xe lửa. Nếu đem quay nó và trong, tai nạn chắc chắn sẽ xảy ra.” [12, 331]. Điều này minh hoạ rất cụ thể

cho tư tưởng trung lập của Zhivago sau này.

Giữa Zhivago và Lara là một tình yêu say đắm của hai tâm hồn hoà hợp, đồng cảm. Họ nói chuyện với nhau rất nhiều và trong những cuộc trò chuyện đó, Zhivago đã thẳng thắn bộc lộ suy nghĩ, quan điểm của mình. Lần gặp và làm việc cùng Lara trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Zhivago đã dự đoán:

Chúng ta không có cách gì ngăn lại”. Chàng say sưa nói về tình trạng nước

Nga: “cả nước Nga đẫ mất nóc, chúng ta cùng với toàn thể người dân đang

sống ngoài trời, phóng khoáng … Tự do! Tự do thực sự chứ không phải thứ tự do trong lời nói suông, trong những đòi hỏi quyền lợi, mà nền tự do từ trên trời rơi xuống, quá cả sự mong đợi.”[12, 754] Chàng bộc lộ thiên bẩm, “độ nhạy cảm sắc nhọn” với toàn bộ thiên nhiên xung quanh: “… Những ngôi sao và cây cối cũng hợp nhau bàn bạc, các đoá hoa đêm cũng biết triết lý và các toà nhà bằng đá cũng họp mitting.” Chàng bộc lộ thái độ căm ghét chiến

tranh: “Chiến tranh là sự giai đoạn cuộc sống một cách giả tạo, tựa họ có thể

là cho sự tồn tại lùi lại (thật vô nghĩa!)”. Chàng bày tỏ suy nghĩ về cách

mạng: “Tôi có cảm tưởng, chủ nghĩa xã hội là một biển lớn, biển độc đáo.

Biển đời sống, phải, cái đời sống mà người ta được thấy trên các bức hoạ, cái đời sống đã được thiên tài hoá, được làm giàu bằng sức sáng tạo.” Và cũng

chính trong cuộc đối thoại này Zhivago đã tình cờ bộc lộ tình yêu mãnh liệt

dành cho Lara: “ Còn gì mà tôi không sẵn lòng hi sinh, để nó (ánh mắt buồn

rầu của Lara) đừng buồn như thế nữa, để nét mặt cô lộ rõ sự hài lòng về số phận và để cô khỏi cần đến bất cứ cái gì của bất cứ ai?...” [12, 451]. Khi gặp

lại Lara ở Iuratin, Zhivago đã trao đổi với Lara về người cách mạng “những

người cách mạng tự tiện xử trí là rất đáng sợ. Không phải vì họ là những kẻ hung ác, mà vì họ là thứ mày móc nằm ngoài vòng kiểm soát, là những cỗ xe bị trật đương ray”; về Stơrennicop, chàng nêu ra những dự cảm về số phận của

nhân vật này: “Sự liên minh giữa ông ta với những người bônsêvich là ngẫu

nhiên. Chừng nào ông ta còn cần cho họ, họ sẽ chịu đựng ông ta và cho đi chung một đường. Nhưng ngay khi không cần đến ông ta nữa, lập tức họ sẽ gạt bỏ và giày xéo ông ta không chút hối tiếc, như họ đã xử nhiều chuyên gia quân sự trước ông ta.” [12,693] Trong cuộc đối thoại này ta cũng thấy sự chuyển

gắt và khó chịu”, bởi theo Zhivago “sau một thời gian đã đến lúc phải đi tới một cái gì đó”, “họ chưa học được cái gì khác, họ chẳng biết làm gì hết…vì thiếu vắng những năng lực có sẵn nhất định, vì bất tài ” [12, 694]. Trong

những ngày ở bên Lara ở Iuratin sau nội chiến, Zhivago và nàng đã đối thoại rất nhiều. Lần này, chàng đóng vai người nghe, chăm chú và biết cách gợi chuyện. Những quan điểm, suy nghĩ được chuyển vai phát ngôn. Lara - một nhân vật cũng mất tính đặc trưng như chàng, đã đưa ra những nhận xét rất giá

trị về toàn bộ những gì đang diễn ra: “bấy giờ sự dối trá tràn vào nước Nga.

Tai hoạ chủ yếu, nguồn gốc của cái ác sau này là sự mất tin tưởng vào giá trị của ý kiến cá nhân mình… Ngày nay phải nói theo mọi người, phải sống theo những quan niệm của người khác được áp đặt cho hết thảy mọi người.”[12,860]

Cuộc đối thoại giữa Zhivago và Samđêviatôp một con người tháo vát tự tin, uy quyền trong phạm vi sinh hoạt cho thấy quan điểm thẳng thắn của bác

sĩ về chủ nghĩa Mác: “chủ nghĩa Mác làm chủ bản thân nó còn quá kém chưa

đến mức trở thành một khoa học… Tôi chưa thấy có trào lưu nào lại tự biệt lập mình và xa rời các sự kiện thực tế như chủ nghĩa Mác.” Chàng còn tranh

luận với Samđêviatôp về con đường giành chính quyền, chàng phản đối bạo

lực và ủng hộ việc “dùng điều thiện lôi cuốn người ta tới cái thiện.”[12,637].

Trong các cuộc đối thoại của Zhivago với các nhân vật, không có cuộc trò chuyện nào mà chàng khó chịu bằng cuộc nói chuyện giữa chàng và vị chỉ huy quân du kích Liveri. Zhivago bị làm phiền, bị ép buộc phải tiếp chuyện. Chàng tức sôi máu, vì thế mà không ngại ngần phản bác ý kiến của Leveri:

“… Tôi không thông thạo các đặc trưng riêng của chủ nghĩa xã hội, nên tôi không thấy có sự dị biệt giữa những người bôsevich với những nhà xã hội khác.”; “… Những tư tưởng về sự hoàn thiện toàn bộ, theo như quan niệm từ sau cách mạng tháng Mười đến nay, không khích lệ được tôi. Thứ đến, tất cả những chuyện đó còn lâu mới được thực hiện, và mới chỉ là những lời nói

suông về chuyện đó mà người ta phải trả bằng hàng biển máu, khiến tôi thấy có lẽ mục tiêu không biện minh được cho phương tiện…” [12,756].

Như vậy, bằng cách liệt kê các lần các cuộc đối thoại giữa Zhivago và các nhân vật tiêu biểu, chúng tôi muốn chỉ ra rằng: yếu tố đối thoại giữa vai trò khá quan trọng trong quá trình bộc lộ tư tưởng, quan điểm và tính cách của nhân vật Zhivago. B. Pasternak đã rất chú ý đầu tư cho việc xây dựng các cuộc đối thoại. Có thể nói, biện pháp này đã giúp cho hình tượng nhân vật Zhivago chân thật hơn, gần gũi hơn với bạn đọc.

Một phần của tài liệu Số phận tầng lớp trí thức trong tiểu thuyết bác sĩ zhivago của b pasternak (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)