Nước Nga trong những ngày nội chiến

Một phần của tài liệu Số phận tầng lớp trí thức trong tiểu thuyết bác sĩ zhivago của b pasternak (Trang 27 - 37)

Ngay sau khi Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi, một trong những nhiệm vụ cơ bản của chính phủ Xô Viết là phải rút nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc. Đến năm 1918, sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt, 14 nước đế quốc câu kết với bọn Bạch vệ trong nước mở cuộc tấn công can thiệp vũ trang vào nước Nga Xô Viết, mở đầu cho cuộc nội chiến kéo dài hai năm (1918 - 1920). Trong cuốn tiểu thuyết của mình, B.Pasternak dành 8/16 phần để khắc hoạ hiện thực xã hội Nga trong những ngày nội chiến nhưng trực tiếp nói về cuộc chiến này thì chỉ có 5 phần. Không gian được miêu tả rất rộng, từ Matxcơva đến Iuratin, từ Iuratin đến khắp các thành phố,

thôn, trạm trại… của vùng Sibia. Hiện thực nước Nga thời kỳ này vì thế mà có

Giữa bộn bề khó khăn của cuộc sống mới, tin tức về cuộc nội chiến xuất

hiện như vô tình được tiết lộ: “Tuy nhiên, cuộc nội chiến vừa bùng nổ". Thông

tin ấy như lẫn lộn, chìm đi trước cái đói, cái rét; trước nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đời thường đang xám ngắt vì thiếu lương thực của bao con người. Matxcơva ở xa mặt trận quá, người ta chỉ biết đến tình trạng chia năm xẻ bẩy, phong toả, nguy ngập của nước Nga qua những bài báo, qua những lời đồn đại. Vấn đề trước mắt họ, ở Matxcơva, quan trọng là cái ăn, là sự tồn tại. Việc gia đình bác sĩ Zhivago quyết định di chuyển tới Iuratin không phải là ngẫu nhiên, mặc dù lý do đưa ra có vẻ rất phù hợp: ra đi để tránh tình trạng đói rét,

khốn khổ ở thành phố; ra đi theo lời khuyên của Epgrap " nên rời khỏi các

thành phố lớn trong một hai năm", phải "ngồi trên mặt đất một chút". Hành

trình từ Matxcơva đến Iuratin của gia đình Zhivago đi sâu vào một trong những cái "rốn" của cuộc nội chiến:vùng Sibia. Trên hành trình bằng tàu hoả ấy, cuộc sống của người dân Nga hiện ra hệt như một cuốn phim tài liệu được quay cận cảnh vậy. Toa tầu số 14 nơi gia đình bác sĩ Zhiavgo ngồi như một xã hội thu nhỏ với đầy các màu sắc, từ những người giàu có ăn mặc chỉnh tề, những nhà chứng khoán và luật sư ở Pêtecbua đến những phu xe, các lao công

cọ sàn nhà, những kẻ điên lang thang, các tiểu thương và các tu sĩ… ngót năm

trăm con người đủ mọi lứa tuổi, giai cấp và nghề nghiệp khác nhau bị cưỡng bức lao động, bị áp giải đi đào chiến hào. Đó là một trong những chính sách "Cộng sản thời chiến" của chính phủ Xô viết thực hiện thời kì chiến tranh. Trong hàng trăm con người ấy, tác giả tỉ mỉ kể lại số phận của 3 người: Prôkho Kharitônovich Pritulep, cậu bé Vasia Brưkin và Côstơet- Amuaski. Mỗi người một hoàn cảnh, bị "chộp" ở các nơi khác nhau, làm quen và trở nên thân thiết. Qua lời của Côstơet - Amuaski người đọc có thể nắm được tình cảnh nông thôn Nga: đâu đâu dân quê cũng nổi dậy, chống Bạch vệ và chống

cả Hồng quân. "Khi cách mạng đã thức tỉnh họ, họ tin tưởng họ đang thực

ở trại ấp bằng sức lao động của hai bàn tay họ, chẳng luỵ thuộc vào ai và có bổn phận với bất cứ ai. Nhưng sau khi thoát khỏi nanh vuốt của bộ máy thống trị cũ đã bị lật đổ, họ lại sa vào thứ kìm kẹp còn xiết chặt hơn nữa của siêu nhà nước cách mạng mới. Bởi thế, dân quê mới điêu đứng và không tìm được yên ổn ở bất kỳ đâu" [12,534]. Những nhân vật, những câu chuyện trao đổi

trong toa xe tưởng như vô tình, tưởng như thừa nhưng lại là những nhát cắt tinh vi, những chỉ dẫn khéo léo về con người Nga, về cuộc sống Nga ở giai đoạn bất ổn, nhạy cảm, giai đoạn chiến tranh - nội chiến. Con tàu cứ lao về phía trước bắt đầu qua các vùng đất mất an ninh, những tỉnh có bọn cướp vũ trang đang hoành hành. Theo hướng đi của con tàu, hiện thực cứ từng chút một lộ ra với đầy đủ nét chân thực đến tàn nhẫn: đây là ngôi làng vì giải tán uỷ ban dân nghèo, chống lệnh nộp ngựa cho Hồng quân, không tuân theo lệnh động viên mà bị thiêu huỷ; người dân thì xa lánh nhau, xa lánh khách đi tàu vì sợ bị tố giác, bị bắt; đây là những tin tức từ mặt trận về sự giành giật giữa Bạch vệ và Hồng quân ở thành phố Iuratin. Cuộc hành trình giống như đoạn mở đầu chuẩn bị tâm lý cho người đọc tiếp nhận những tàn khốc mà chiến tranh gây ra cho số phận con người. Mặc dù còn ý kiến chê bai đoạn miêu tả ấy trong tiểu thuyết nhưng nó cũng đã cung cấp cho người đọc rất nhiều thông tin, chi tiết quý giá để hiểu thêm về cuộc sống người dân Nga trong nội chiến.

Boris Pasternak tập trung bút lực của mình để tái hiện lại không khí thời nội chiến, tái hiện lại cuộc chiến tranh công dân huynh đệ tương tàn. Cuộc chiến của những người khác giống nhưng cùng loài, của "người trong một nước, gà cùng một mẹ" nhưng lại bắn giết sát hại lẫn nhau. Tính chất phi lý của nội chiến đôi khi vượt quá giới hạn của lý trí thông thường. Con người trong cuộc chiến biến thành con rối chỉ biết căm thù và giết chóc. Cuộc chiến giữa người Nga và người Nga được phản ánh trên nhiều góc độ, nhiều điểm nhìn. Đó là cái nhìn của một bà mẹ trong ngôi làng bị bọn Bạch vệ chiếm đóng, đó cũng là cái nhìn chi tiết, cụ thể ngay tại trung tâm của đội quân du

kích. Đỉnh cao tố cáo tội ác của cuộc nội chiến chính là cuộc tập kích giữa hai phe mà do tình cờ bác sĩ Zhivago buộc phải tham gia. Qua từng điểm nhìn của các nhân vật khác nhau ta có cái nhìn thống nhất về số phận nước Nga, số phận con người trong thứ chiến tranh tranh giành quyền kiểm soát của những con người thuộc cùng một dân tộc.

Nội chiến hiển hiện trong dòng suy nghĩa của người phụ nữ Nga sống trong ngôi làng bị quân của tổng tư lệnh Bạch vệ Cônsac chiếm đóng. Người

mẹ ấy muộn phiền, lo lắng cho đứa con trai "ngờ nghệch tội nghiệp" đến tuổi phải đăng kính theo "cái lệnh động viên dán la liệt khắp nơi". Gia đình bà và những người dân khác trong làng đã "bỏ nhà chạy nháo mỗi kẻ một nơi cả

rồi"[12, 713]. Người phụ nữ nông thôn ấy đã hiểu ra nguyên nhân khiến mình

khổ: "Vì sao nên nông nỗi này? Có phải tại cách mạng chăng? Không, ôi

không! Mọi cái đều do chiến tranh mà ra" [12, 715]. Bà cay đắng nhớ lại quá

khứ vui vẻ, cái thời "Mọi người đều vui vẻ, đậm đà, ăn ý với nhau làm

sao…"[12, 715], còn bây giờ tất cả mọi thứ đều nhạt nhẽo, buồn tẻ. Qua câu

chuyện về nỗi lo lắng buồn phiền của bà, ta thấy sự mệt mỏi, đau khổ là tâm trạng, hoàn cảnh chung của người dân nước Nga trong nội chiến. Họ khát khao cuộc sống hoà bình, yên tĩnh như ngày xưa.

Cuộc chiến tranh giữa quân Đỏ và Bạch vệ trước hết là ở mặt trận chính trị. Cả hai bên ra sức tuyên truyền thậm chí cưỡng ép thanh niên đi lính. Quân du kích "trưng thu" bác sĩ Zhivago làm công tác y tế, còn quân Bạch vệ thì kéo cả một đoàn lính Côdắc và cảnh sát kỵ binh tới các làng bắt lính. Cả hai phe ra sức lôi kéo nhân dân đứng về phe mình chống lại bên kia. Những luận điệu phản bội được gán cho Hồng quân vang lên sa sả, những luận điệu gây mâu thuẫn dân tộc sâu sắc đang hàng ngày hàng giờ được quân Bạch vệ tuyên

truyền cho lớp thanh niên trẻ tuổi bồng bột :"Con đường xả thân bảo vệ tổ

quốc khỏi những quân cưỡng đoạt đang nhuộm đỏ xứ sở ta bằng máu của những người anh em. Nhân dân ôm ấp giấc mộng được hưởng cái thành quả

cách mạng nhưng cái đảng Bônsêvich, tay sai của tư bản ngoại bang đã giải tán hội nghị lập hiến, mơ ước thiêng liêng trong người dân, bằng bạo lực của lưỡi lê và máu những người vô tội đang chảy thành sông." [12,734]. Đối lập

với luận điệu ấy là những lời buộc tội không kém phần quyết liệt của quân du

kích gán cho phe Bạch vệ:"Các chính sách ăn cướp, sưu thuế, áp bức, giết

chóc và tra tấn của chính quyền quân phiệt tư sản hiện nay ở Sibia phải mở mắt cho những ai đang lầm đường lạc lối”. Các quan niệm, tư tưởng, mâu

thuẫn nhau gay gắt được rao giảng quá nhiều đến nỗi chính bản thân những người nói chúng ra cũng không còn tin tưởng và thực sự mệt mỏi vì chúng (vị báo cáo viên trong cuộc họp kín) hoặc bị chính những người "anh em" phe (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mình giết hại (lão già Vlat P.Galudin). Sự thực đằng sau "lời lẽ văn hoa giả

tạo", "tuyên truyền rùm beng" ấy là sự độc ác dã man, là việc giết người

không ghê tay của cả hai phe. Chỉ có những người dân vô tội là chịu hậu quả mà thôi.

Bằng việc mô tả đoàn quân du kích, tác giả đặt cái nhìn cuộc nội chiến ở góc khác, ở phe của những người sẽ chiến thắng. Du kích quân được giới

thiệu là lực lượng nòng cốt của cuộc nội chiến, bao gồm 2 thành phần. “Tổ

chức chính trị nắm quyền lãnh đạo cuộc cách mạng và số binh lính xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ, sau khi nước Nga bại trận, số này không chịu tuân lệnh chính quyền cũ."[12, 639] Thành phần trong đoàn quân du kích rất đa dạng:

cố nông, tu sĩ, culắc, những tên vô chính phủ, những gã khố rách áo ôm và cả những người rời bỏ hàng ngũ kẻ thù chạy sang với du kích. Vị chỉ huy là Liveri- con trai của một đảng viên Đảng Êse- từng được bầu vào Hội nghị lập hiến. Đó là một quân nhân trẻ măng, gần như một cậu bé được người ta tuân lệnh răm rắp, kính nể thực lòng. Liveri là một chỉ huy giỏi, một người có lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, lòng tin vào chiến thắng cuối cùng.

"Thất bại của chúng ta chỉ mang tính chất tạm thời…Chúng tôi nhất định

thắng" [12,759]. Nhưng với Zhivago, Liveri là một nỗi khó chịu lớn với

suốt ngần ấy năm…", "con quái vật không có cảm xúc". Đó là những con

người giác ngộ ý thức giai cấp một cách máy móc, thô thiển và vì thế mà phải chịu hậu quả ghê gớm. Những gì là lương tâm, là trái tim, tình cảm đạo đức đều trở nên xa lạ trong hoàn cảnh chiến tranh này, thay vào đó là những khái

niệm, nguyên tắc, kỷ luật và ý chí gang thép, "xây dựng lại địa cầu". Đối với

con người thời kỳ này, cái chết của đồng loại không còn là hiện tượng bất thường nữa. Vụ xử bắn hàng loạt những con người mà mới hôm qua thôi còn là đồng đội, đồng chí gợi lên cảm giác người giết người như đùa bỡn, như một

trò chơi. Lời van xin của một kẻ phạm tội lại như một lời kết tội. "Sao nỡ thế

này?... Chúng ta cùng nhau đổ máu trong hai cuộc chiến. Chúng ta đã cùng bảo vệ và chiến đấu cho cùng một lý tưởng kia mà…Ôi, các người thật quá nhẫn tâm!" Nhưng mặc cho phạm nhân van xin, khóc lóc, măc cho họ kêu la

thảm thiết, "một loạt hai mươi phát súng được bắn theo hiệu lệnh...đã quật

ngã một nửa số phạm nhân, gần như chết ngay thẳng cẳng…"[12,785].

Viết về cuộc chiến, Pasternak phơi bày hiện thực, hỗn loạn, đầy máu và

nước mắt của đất nước Nga, của nhân dân Nga. Trong thời kỳ mà "Hồng quân

và Bạch vệ cứ đua nhau về sự tàn bạo, hai bên cứ lần lượt trả đũa nhau, khiến sự tàn bạo bị nhân lên mãi."[12,811] thì cuộc sống con người làm sao có thể

bình an, thanh thản? Tác phẩm phơi bày cảnh tra tấn, trừng phạt con người dã

man như thế này “…. một đống thịt người đẫm máu nằm dưới đất…cánh tay

và cẳng chân bị chặt ra, máu me đầm đìa…" hay những cảnh :"…Chúng (quân Bạch vệ) băm vằm mình, lấy muối xát vào vết thương, giội nước sôi vào đó. Mọi người nôn mửa hay bậy ra quần, chúng bắt mình phải liếm bằng sạch…"[12,806] không khỏi khiến người đọc rùng mình ghê tởm và càng

thêm thương xót người dân sống giữa hai làn đạn của quân Đỏ và quân Bạch vệ. Tội ác chiến tranh cứ chất chồng lên mãi khiến cho thế giới này không còn là thế giới của con người mà là thế giới của quỹ dữ, của lũ "âm binh". Giữa vũng lầy tội ác ấy, con người phải trả giá bằng chính cuộc sống, hi vọng là

những gì quí giá giúp con người đứng cao hơn loài vật. Câu chuyện của Palưc là minh chứng hùng hồn cho số phận con người trong chiến tranh. Palưc là một tay mugich lực lưỡng, là một chiến sĩ giàu kinh nghiệm, trung thành với sự nghiệp và rất gương mẫu. Palưc giác ngộ cách mạng nhờ sự ra sức tuyên

truyền, cách mạng hoá, …kích động sự giận dữ của người lao động, kết quả là anh ta trở thành một kẻ sát nhân lạnh lùng từng "hạ thủ nhiều đứa thuộc loại

như anh,tay tôi dính máu của bọn thống trị, bọn sĩ quan" [12,778]. Palưc rơi

vào bế tắc bởi mâu thuẫn giữa tình yêu thương mê muội đến mức quẫn trí của anh ta dành cho gia đình và nỗi lo sợ thường xuyên cho số phận của vợ con trong trường hợp anh ta chết. Mẫu thuẫn ấy bắt nguồn từ sự ăn năn hối hận vì những tội ác hắn gây ra hay từ bản chất con người còn sót lại nơi tâm hồn tên

sát nhân ấy? Trong con người mà sự phi nhân tính được coi là "phép lạ trong

giác ngộ cách mạng", sự dã man được coi là "tính cương quyết, bản năng cách mạng" thì tình yêu sâu sắc dành cho gia đình trong Palưc như một mầm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cây xanh mọc giữa sa mạc nóng bỏng. Hành động tự hay hạ sát cái gia đình anh ta yêu quí được giải thích như là một hành động giải thoát cho bản thân anh ta và những người thân khỏi sự dã man, tàn bạo của quân Bạch vệ mà anh ta vừa chứng kiến, bởi rất có thể vợ con anh sẽ chịu đựng cực hình ấy. Xét đến cùng, Palưc cũng chỉ là một nạn nhân của cuộc chiến tranh. Toàn bộ phần "Người" trong Palưc đã bị tiêu diệt. Anh ta đã phải trả một cái giá rất đắt! Sự phi lý, tàn khốc của cuộc nội chiến thu gọn trong trận đánh giữa Hồng quân và Bạch vệ mà bác sĩ Zhivago tình cờ chứng kiến. Cuộc tiến công

của quân Bạch vệ do những "cậu thiếu niên, thanh niên trẻ măng và những

sinh viên năm thứ nhất, các học sinh trường trung học hệ tám năm mới ghi tên làm quân tình nguyện" hăng hái xông lên phía trước. Đó là "những khuôn mặt biểu cảm, hấp dẫn" chúng xông lên với sự "hăng say cuồng nhiệt một cách vô ích và đầy khiêu khích", chúng "ưỡn ngực hiên ngang hơn cả sĩ quan ngự lâm quân"[12,750] và cứ thế lao đầu vào chỗ chết. Trong một chiến trường đang

giao tranh ác liệt, cái chết là không thể tránh khỏi: quân du kích chết, quân Bạch vệ chết, những cái chết vô lý, vô nghĩa ngày ngày diễn ra theo quy luật chiến tranh. Tấm thảm kịch đau xót ở chỗ, những người khác giống nhưng cùng loài bắn giết, sát hại nhau đều là những con người còn quá trẻ. Bác sĩ Zhivago đã tìm thấy trên người anh lính điện báo và tên Bạch vệ trẻ tuổi cùng một bản Thánh ca thứ 90. Bản Thánh ca được coi là linh diệu, là thứ có thể

"che mũi tên hòn đạn" cứu con người khỏi cái chết. Trong các cuộc giao tranh,

người lính đã đeo nó làm bùa hộ mệnh. Thứ bùa ấy được chuẩn bị chu đáo, được gửi gắm vào nó tình thương, tình yêu của những người mẹ, người chị,

Một phần của tài liệu Số phận tầng lớp trí thức trong tiểu thuyết bác sĩ zhivago của b pasternak (Trang 27 - 37)