Ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong vũ như tô của nguyễn huy tưởng (Trang 51 - 52)

7. Bố cục khóa luận

3.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật

Trong văn học ngôn ngữ cũng chiếm vị trí quan trọng bởi “Văn học là nghệ thuật của ngôn từ”. Ngôn ngữ ở vị trí trung tâm của văn học thể hiện phông văn hóa, cá tính sáng tạo của nhà văn và xu hướng ngôn ngữ chung của thời đại. Ngôn ngữ vừa là công cụ vừa là phương diện để nhà văn thể hiện tác phẩm. Nếu không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học.

Gorki khẳng định: Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của văn học.

Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ văn học mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học. Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng hơn nhằm chỉ một cách bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản nhà nước, trên báo chí, đài phát thanh, trong văn học và khoa học.

Ngôn ngữ nhân dân được coi là cội nguồn của ngôn ngữ nghệ thuật, được chắt lọc, rèn rũa qua bao lao động nghệ thuật của nhà văn; đến lượt mình nó lại góp phần nâng cao, làm phong phú cho ngôn ngữ nhân dân.

Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng đặc biệt, gắn liền với các tác phẩm như: Tính hình tượng, tính chính xác, tính hàm súc… Ngôn ngữ của văn học là hình thái ý nghĩa mang tính thẩm mĩ. Nằm trong nội tại của văn học, ngôn ngữ văn học được phân hóa qua các thể loại văn học. Mỗi thể loại có đặc trưng ngôn ngữ riêng biệt, độc đáo: Trữ tình là ngôn ngữ cách điệu, gợi cảm và giàu nhịp điệu; ngôn ngữ kịch gắn với đối thoại, gần gũi với ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ tự sự lại gắn bó chặt chẽ với ngôn ngữ trần thuật.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong vũ như tô của nguyễn huy tưởng (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)