Khái niệm về không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong vũ như tô của nguyễn huy tưởng (Trang 36 - 38)

7. Bố cục khóa luận

2.1.2. Khái niệm về không gian nghệ thuật

Trong thi pháp học, khái niệm không gian nghệ thuật là một phạm trù của hình thức nghệ thuật. Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách nhìn.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “không gian nghệ thuật là hình thức

bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không

gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về về không gian, mang tính chủ quan. Ngoài không gian vật thể có không gian tâm tưởng” [21;160].

Là một hình tượng nghệ thuật nên không gian mang tính ước lệ tượng trưng như: làng quê, sân đình, biển khơi… cũng có khi được biểu hiện bằng các từ không gian đã “mã hóa” sẵn về ý nghĩa trong đời sống. Do vậy, không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy định vào không gian địa lý. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự. Ngôn ngữ của không gian nghệ thuật rất đa dạng và phong phú. Các cặp phạm trù cao - thấp, xa - gần, rộng - hẹp, cong - thẳng, bên này - bên kia… đều được dùng để biểu hiện các phạm vi giá trị phẩm chất của đời sống xã hội.

Giáo sư Trần Đình Sử trong cuốn Dẫn luận thi pháp học đã khẳng định

không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện quan niệm nhất định về cuộc sống do đó không thể quy nó về không gian địa lý, không gian vật lý hay vật chất. Trong tác phẩm, ta hay bắt gặp sự miêu tả con đường, dòng sông nhưng bản thân các sự vật ấy chưa phải là không gian nghệ thuật. Chúng được xem là không gian nghệ thuật trong chừng mực biểu hiện Thế giới mô hình của con người.

Không gian nghệ thuật thể hiện tập trung vào cái nhìn, điểm nhìn, điểm quan sát, sự đối lập và liên hệ của các yếu tố không gian các miền phương vị, các chiều tạo thành ngôn ngữ nghệ thuật để biểu hiện thế giới quan cuả tác phẩm.

Không gian nghệ thuật trong văn chương có những đặc trưng cơ bản: Nó xuất hiện lần lượt tuần tự theo sự trình bày của tác giả, không gian mang tính quan niệm và không bị một hạn chế nào.

Tóm lại, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật là hai khái niệm luôn đi song hành với nhau, tạo ra tính cấu trúc và tính quá trình của tác phẩm, là yếu tố mở ra thế giới nghệ thuật của nhà văn.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong vũ như tô của nguyễn huy tưởng (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)