Một số giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại xí nghiệp số 5 Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu điện xí nghiệp số 5 (Trang 97 - 101)

tại xí nghiệp số 5- Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu điện.

1. Sự cần thiết của việc tiết kiệm chi phí sản xuất.

Trong nền kinh tế thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự chi phối bởi các quy luật cạnh tranh, quy luật này không loại trừ hay ưu tiên bất cứ một ngành. Hiện nay cạnh tranh trên thương trường tồn tại dưới nhiều hình thức. Cạnh tranh giữa các ngành, các lĩnh vực khác nhau và đặc biệt canh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại sản phẩm. Đây là một cuộc chiến “sinh tử” về giá cả và chất lượng.

“Chất lượng cao, giá thành hạ” là mục tiêu của việc tiết kiệm chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất là chỉ tiêu chất lượn, phản ánh tổng hợp mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Hạ thấp chi phí là điều kiện tiên quyết để hạ thấp giá thành, tăng sức cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh. Đối với doanh nghiệp xây lắp, hạch toán chi phí hợp lý không chỉ giúp thắng thầu trong xây dựng mà còn là tiền đề cho việc tính giá công trình, để từ đó hạch

toán lợi nhuận thu được. Nhìn dưới góc độ xã hội, tiết kiệm chi phí còn là góp phần tiết kiệm vốn cho nền kinh tế, tăng tích luỹ cho Nhà nước.

Tiết kiệm chi phí cũng cần cho cơ sở khoa học hợp lý. Tiết kiệm không phái là tuỳ tiện cắt xén các khoản chi phí được coi là cần thiết, tối thiểu cho quá trình sản xuất. Tiết kiệm nghĩa là phát sinh hợplý, khai thác tối đa hiệu quả sử dụng, giảm thiểu chi phí có tính tiêu cực. Trong XDCB, tiết kiệm được hiểu là không chỉ đúng định mức, đơn giá của Nhà nước mà còn phải làm sao hoạt động sản xuất tránh xảy ra những biến động bất thườn, đặc biệt là sai hỏng trong quá trình thi công. Không giống các loại hình sản xuất khá, bất kỳ một sự thiếu sót, hay sai hỏng trong XDCB đều có sự gây ra những tổn thất lớn bởi sản phẩm của ngành là đơn chiế. Hơn nữa, sự thiếu trách nhiệm trong thi công có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng con người. Bởi vậy, doanh nghiệp không nên vì lợi nhuận trước mắt mà không thấy được tiềm năng lâu dài của việc đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chi phí trong thi công.

Nói như vậy để thấy rằng cần phải tiết kiệm chi phí đến mức có thể, coi việc hạ thấp chi phí như một chiến lược kinh doanh lâu dài. Sản phẩm xây lắp với đặc thù là phức tạp và thời gian thi công dài, chi phí sản xuất biến động hàng ngày. Do vậy, dự đoán thị trường đầu vào cho sản xuất rất quan trọng cho việc cắt giảm chi phí. Như ta đã biết, chi phí xây lắp phải phù hợp với giá thành sản phẩ. Vì thế tiết kiệm chi phí nghĩa là hạ được giá thành. Tuy nhiên cần thận trọng trong khi hạ chi phí sản xuất vì trong quá trình hoạt động, nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, cả chủ quan lẫn khách quan. Kinh doanh hiện nay coi “chữ tín là vàng”, sự cung ứng kịp thời, đảm bảo chất lượng và hạ giá thành là chìa khoá của sư thành công. Tìm kiếm giải pháp phù hợo là một xuất phát điểm tốt để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Hiện nay, đây được coi là một bài toán nan giải, thật khó có một câu trả lời cụ thể và thống nhất.

2. Giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm xây lắp tạixí nghiệp số 5- Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu điện. xí nghiệp số 5- Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu điện.

Tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm luôn là mục tiêu đứng đầu của Chi nhánh. Để hạ giá thành sản phẩm Chi nhánh phải hạch toán tốt chi phí sản xuất từ đó có những biện pháp tích cực nhằm tiết kiệm các khoản chi phí này sử dụng một cách có hiệu quả vật tư lao động....

Xuất phát từ đặc điểm của Chi nhánh em xin nêu ra một số biện pháp nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm như sau:

2.1. Tiết kiệm nguyên vật liệu

Trên cơ sở khối lượng công việc đặt ra, Chi nhánh tiến hành giao cho từng đội sản xuất tiến hành mua nguyên vật liệu. Yêu cầu các đội sản xuất phải chấp hành về định mức chi phí nguyên vật liệu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Có chế độ khen thưởng đối với những cá nhân tập thể tiết kiệm nguyên vật liệu.

Giảm hao phí đến mức thấp nhất trong công tác thu mua, vận chuyển và quản lý sử dụng. Không để vật tư hao hụt mất mát hoặc xuống cấp.Cấp phát vật tư theo yêu cầu thực tế thi công công trình.

2.2. Tiết kiệm chi phí nhân công.

Để tiết kiệm chi phí nhân công Chi nhánh cố gắng để có biện pháp tăng năng suất lao động. Để thực hiện vấn đề này Chi nhánh cần nghiên cứu tổ chức các biện pháp thi công một cách khoa học. Các khối lượng công việc được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, không để sản xuất bị ngắt quãng. Vật liệu phải được cung cấp thường xuyên, kịp thời cho sản xuất. Chi nhánh phải thường xuyên ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra, Chi nhánh nên kịp thời khen thưởng những đội hoàn thành tiến độ thi công.

2.3. Giảm tối đa các chi phí sản xuất chung.

Trong quá trình sản xuất tiết kiệm được nguyên vật liệu, chi phí nhân công có thể bị ảnh hưởng tới chất lượng công trình do đó tiết kiệm chi phí sản xuất chung là hợp lý nhất. Chi nhánh cần có những quy chế cụ thể nhằm hạn chế các khoản chi phí sản xuất chung. Chi phí về giấy vở, chi tiền điện thoại, điện nước sử dụng ở các tổ, đội là tương đối lớn và nhiều khi còn lãng phí nên cần tiết kiệm khoản chi phí này.

Kết luận

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra thật sôi động. Yêu cầu đặt ra đối với các nhà quản lý là liên tục, thường xuyên phải quyết định làm gì, bằng cách nào, kết quả ra sao. Điều này chỉ có thể căn cứ vào các thông tin cần thiết mà kế toán đem lại. Trong đó công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận quan trọng mang tính thực tiễn cao trong quá trình tạo ra lợi nhuận cũng như ảnh hưởng đến sự tồn tại ổn định lâu dài và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề. Trong khoá luận tốt nghiệp này, em đã đi sâu nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo những quy định mới nhất ở nươc ta. Em nhận thấy rằng không những hoàn thiện mà phải luôn luôn hoàn thiện công tác này để thích nghi với sự thay đổi từng ngày của cơ chế thị trường.

Qua thời gian thực tập tại xí nghiệp số 5- Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu điện, em đã trình bày những hiểu biết trên cơ sở kiến thức được và đưa ra một số ý kiến dưới góc nhìn của một sinh viên, với mong muốn hoàn thiện hơn công tác kế toán tại đơn vị.

Một triết gia đã nói rằng: “Kiến thức chẳng bao giờ là đầy đủ đối với mỗi con người” và đây cũng là một đề tài khó, phức tạp, lại thực hiện trong một thời gian ngắn nên khó tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý kiến giúp đỡ của thầy cô, các anh chị và các bạn để nội dung khoá luận được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Cô giáo- TS Phạm Thi Bích Chi và các thầy cô trong Khoa: Quản trị kinh doanh và các

cán bộ trong Chi nhánh, nhất là các anh chị trong phòng Kế toán Chi nhánh đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu điện xí nghiệp số 5 (Trang 97 - 101)

w