theo phương thức khoán gọn trong xây lắp
* Hợp đồng khoán gọn
Hiện nay, trong các doanh nghiệp
xây lắp xuất hiện hình thức giao
khoán khối lượng, công việc hoặc hạng mục công trình. Đơn vị giao khoán thực hiện khoán gọn cho các đơn vị phụ thuộc, cấp dưới hay các xí nghiệp, tổ, đội.. thực hiện thi công xây lắp. Khi nhận khoán, hai bên (bên giao khoán và bên nhận khoán) phải lập
hợp đồng giao khoán trong đó ghi rõ nội dung công việc, trách nhiệm và
quyền lợi mỗi bên cũng như thời gian thực hiện hợp đồng. Giá nhận khoán bao gồm cả chi phí tiền lương, vật liệu, công cụ dụng cụ, thi công, chi phí chung. Khi hoàn thành công trình nhận khoán bàn giao, hai bên lập biên bản
thanh lý hợp đồng.
Việc lập hợp đồng khoán gọn xây lắp được thực hiện theo
mẫu sau: Hợp đồng xây lắp khoán gọn Số……. .ngày… …..thán g…….n ăm…… Họ tên…… ……… ….chức vụ…… …….đạ i diện bên giao khoán .. ...
Họ tên……….chức vụ………….đại diện bên giao khoán ... Hai bên cùng ký hợp đồng khoán gọn với các điều khoản sau:
1.Tên công trình (HCMT)………Địa điểm xây dựng ... 2.Thời gian thực hiện hợp đồng: Từ ngày……..đến ngày ... 3. Nội dung các công việc khoán gọn (chi tiết công việc, khối lượng, đơn giá, giao khoán và thành tiền, phân tích theo khoản mục chi phí)
4. Trách nhiệm và quyền lợi của người nhận khoán. 5. Trách nhiệm và quyền lợi của bên giao khoán. Đại diện bên nhận khoán gọn
(Ký và họ tên)
Đại diện bên khoán gọn
(Ký và họ tên)
1. Kế toán tại đơn vị giao khoán
- Nếu đơn vị nhận khoán không tổ chức bộ máy kế toán riêng Khi tạm ứng vật tư, tiền vốn cho đơn vị nhận khoán.
Nợ TK 141 (1413 – chi tiết đơn vị nhận khoán) Có TK 152,153,111,112..
Khi thanh lý hợp đồng, kế toán phản ánh số chi phí thực tế. Nợ TK 621, 622, 623, 627: Các chi phí thực tế phát sinh Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 141 (1413): Giá trị giao khoán nội bộ
Căn cứ vào số đã tạm ứng, kế toán tiến hành thanh toán bổ sung số thiếu hoặc thu hồi số thừa theo giá trị thực tế giao khoán hoàn thành.
- Nếu đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng và được phân cấp quản lý tài chính.
Khi tạm ứng cho đơn vị cấp dưới (đơn vị nhận khoán) vật tư, tiền vốn…
Nợ TK 136 (1362- chi tiết đơn vị nhận khoán) Có TK 111, 112, 152, 311, 214...
Khi nhận khối lượng xây lắp bàn giao, căn cứ vào giá trị khối lượng xây lắp khoán nội bộ, kế toán ghi:
Nợ TK 154 (1541 – chi tiết CôNG TY): Gía trị giao khoán nội bộ. Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có) Có TK 136 (1362 – chi tiết đơn vị nhận thầu)
Kế toán căn cứ số đã tạm ứng với giá trị xây lắp giao khoán nội bộ phải trả tiến hành thanh toán bổ sung số thiếu hoặc thu hồi số thừa.
2. Kế toán tại đơn vị nhận khoán
Nếu đơn vị nhận khoán nội bộ không tổ chức bộ máy kế toán riêng thì cần mở rộng sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán cả về giá trị nhận khoán và chi phí thực tế theo từng khoản mục chi phí theo mẫu sau:
Mẫu 1:
Sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán gọn
(Tại đơn vị nhận khoán)
Đơn vị giao khoán:………..tên công trình, HMCT ... Thời gian thực hiện...
- Nếu đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy quản lý riêng và được phân cấp quản lý tài chính.
Khi nhận tạm ứng về tiền, vật tư, khấu hao TSCĐ và các khoản được đơn vị giao khoán chi bộ, kế toán ghi:
Nợ TK 11, 112, 152, 153, 627... Có TK 336 (3362)
Đơn vị nhận khoán tiến hành tập hợp chi phí xây lắp Nợ TK 621, 622, 623, 627.
Có TK 154 (1541- chi tiết công trình)
Khi hoàn thành, bàn giao, kế toán đơn vị cấp dưới ghi: + Nếu đơn vị cấp dưới không hạch toán kết quả riêng: Nợ TK 336 (3362): Giá trị xây lắp hoàn thành bàn giao Có TK 154 (1541): Kết chuyển giá thành công trình + Nếu đơn vị cấp dưới hạch toán kết quả riêngLCT Tên công
viện nhận khoán ĐVT
Phản ánh giá thành công trình nhận khoán bàn giao: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 154 (1541): Kết quả chuyển giá thành công trình Ghi nhận giá thanh toán nội bộ:
Nợ TK 336 (3362): Có TK 512
Có TK 3331 (33311):
Khoản chênh lệch giữa số đã tạm ứng với giá trị công trình nhận khoán nội bộ bàn giao sẽ được thanh toán bổ sung hoặc nộp lại.
Sau khi tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang kế toán tiến hành tính giá thành cho những công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành. Dựa vào đặc điểm sản xuất của đơn vị mình, kế toán lựa chọn 1 phương pháp tính giá thành cho phù hợp. Việc tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo tính chính xác, hợp lý, phản ánh đúng giá trị thực tế của sản phẩm.