Đối với nhà trường, cán bộ giáo viên

Một phần của tài liệu Cơ sở kinh tế xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình (Trang 91 - 99)

6. Cấu trúc của luận văn

4.2.2. Đối với nhà trường, cán bộ giáo viên

Thứ nhất, Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về những tác hại do tình trạng học sinh bỏ học gây ra. Đây là biện pháp

truyền thống. Tuy nhiên, đối với tình hình thực tế ở địa phương huyện Kỳ Sơn thì đây là một biện pháp cần phải thực hiện đầu tiên. Bởi vì, có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng và có tạo động lực thì mới khơi dậy và hướng

hành động vào việc đạt được mục tiêu mong đợi. Mục đích của biện pháp này

là tác động làm thay đổi, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, giúp cán bộ, giáo viên nhận thức đầy đủ và đúng đắn về tác hại trước mắt cũng như lâu dài của tình trạng học sinh bỏ học ở cấp THCS. Qua đó, nâng cao lương tâm, trách nhiệm của nhà giáo, thắp sáng ngọn lửa nhiệt tình của người Thầy “Tất cả vì học sinh thân yêu” và “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học, sáng tạo”. Để thực hiện biện pháp này, trước hết, cán bộ, giáo viên phải nhận thức rõ vai trò của mình trong việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học và thấy được những tác hại do tình trạng học sinh bỏ học gây ra. Từ đó, tạo được động lực làm việc, thôi thúc cho hành động theo cách thức phù hợp với mục tiêu đã đề ra.

Cán bộ, giáo viên phải hiểu rõ rằng: những học sinh chán học, bỏ học không chỉ mất đi hứng thú đối với học tập mà còn mất đi hứng thú đối với cuộc sống. Các em không chỉ mất đi cơ hội học tập mà còn mất đi dũng khí để đối mặt với những khó khăn, thử thách trong quá trình tồn tại và phát triển. Đó là trách nhiệm của nhà trường, là môi trường giáo dục nhưng lại không giáo dục được các em, gián tiếp đẩy các em ra ngoài xã hội, nơi có đầy cạm bẫy. Đó cũng chính là hậu quả của lối giáo dục thiếu lương tâm nghề nghiệp, thiếu kỹ năng sư phạm và hạn chế về kiến thức chuyên môn. Qua đó, giúp mọi người nâng cao nhận thức về việc tu dưỡng đạo đức nhà giáo, trau dồi kỹ năng sư phạm, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Cán bộ, giáo viên cũng cần phải hiểu học sinh bỏ học sẽ ảnh hưởng đến quy mô phát triển trường lớp, ảnh hưởng đó sẽ gây ra tình trạng dôi dư giáo viên, khiến không ít giáo viên bị mất việc. Khi học sinh bỏ học tiêu cực sẽ trở thành đội quân “trù bị” của ma tuý và các tệ nạn xã hội, sẽ ảnh hưởng đến an ninh trật tự và gần nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường giáo dục của nhà trường, gây mất an toàn cho giáo viên và học sinh, gây ra tâm lý bất an cho mọi người. Từ đó, giúp mọi người nhận thức rõ trách nhiệm và quyền lợi trong việc giữ học sinh ở lại nhà trường.

Cũng qua nâng cao nhận thức, giúp cán bộ, giáo viên hiểu rằng tình trạng học sinh bỏ học đã lên đến mức báo động. Nếu như các em không tiếp tục học bổ túc hoặc học nghề thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nhân lực, ảnh hưởng đến tình hình phát triển của huyện nhà. Từ đó, phải tạo được sự đồng thuận trong tập thể để tất cả các thành viên đều nhìn về một mục tiêu là: “Khắc phục tình trạng học sinh bỏ học”. Qua đó, mọi người sẽ tự giác thay đổi phương pháp giảng dạy, rèn luyện để nâng cao kỹ năng sư phạm, trình độ chuyên môn và tích cực với việc vận động học sinh bỏ học trở lại trường, giảm tối đa tỷ lệ học sinh bỏ học.

Để làm tốt việc nâng cao nhận thức cho mọi cán bộ, giáo viên trong nhà trường, đòi hỏi nhà trường phải thực hiện tốt những công việc dưới đây:

Tổ chức cho cán bộ giáo viên nghiên cứu học tập Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; Luật Giáo dục; Chỉ thị của Bộ Chính trị về cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ với 4 nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp” và cuộc vận động: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Qua đó, hướng dẫn cho họ viết thu hoạch, có liên hệ cụ thể của mỗi người trong hoàn cảnh cụ thể.

Vào đầu năm học, ngoài việc tổ chức nhắc lại Điều lệ trường THCS, quy chế chuyên môn, các văn bản luật có liên quan trực tiếp đến giáo viên và học sinh, nhà trường cần tổ chức cho cán bộ, giáo viên quán triệt sâu sắc Nghị quyết của Đảng bộ của Tỉnh; Nghị quyết Đảng bộ của huyện và Nghị quyết của chi bộ trường. Đặc biệt là cần phải triển khai rõ ràng, sâu rộng trong tập thể sư phạm nhà trường về các văn bản chỉ đạo khắc phục tình trạng học sinh bỏ học của UBND tỉnh ; UBND huyện ; Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện.

Hàng tháng, qua các buổi họp Hội đồng của nhà trường đề nghị giáo viên chủ nhiệm báo cáo cụ thể từng trường hợp học sinh bỏ học của lớp mình, cần thiết nhất là phải nêu được nguyên nhân các em bỏ học, hoàn cảnh gia đình của các em ra sao, giáo viên chủ nhiệm đã có biện pháp gì để vận động các em trở lại trường.

Để “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để học sinh có được niềm tin vào tương lai, thì nhà trường phải tổ chức cho cán bộ giáo viên tham gia thường xuyên các lớp học bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, các lớp bồi dưỡng chính trị…Bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên về

chuyên môn nghiệp vụ, về vốn sống thực tế, các lớp bồi dưỡng nội dung chương trình thay sách, các lớp nâng cao trình độ và các chuyến đi thâm nhập thực tế địa phương.

Phân công giáo viên có kinh nghiệm, đặc biệt là có kỹ năng sư phạm chủ nhiệm các khối lớp có học sinh bỏ học nhiều (theo thống kê là học sinh ở khối lớp 8 là bỏ học nhiều nhất).

Nhà trường phải thường xuyên kiểm tra - đánh giá và điều chỉnh tất cả các hoạt động trong nhà trường để kịp thời nắm được kết quả của việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Đó là hoạt động giảng dạy và giáo dục của giáo viên, hoạt động của công đoàn, đoàn thanh niên, đội thiếu niên…

Thứ hai, phát huy vai trò của giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và các đoàn thể trong nhà trường đối với tình trạng học sinh bỏ học. Vai trò

của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và các đoàn thể trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện và ngăn ngừa học sinh bỏ học, cũng như trong việc vận động các em bỏ học trở lại lớp. Mục đích của biện pháp là nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho giáo viên bộ môn, nghệ thuật chủ nhiệm lớp cho giáo viên chủ nhiệm. Nâng cao lương tâm, trách nhiệm nhà giáo với lòng yêu nghề, mến trẻ, yêu nước, yêu chế độ…Tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và các đoàn thể trong nhà trường, nhằm tạo được sức mạnh tổng hợp trong việc ngăn ngừa và phòng chống tình trạng học sinh bỏ học. Có rất nhiều nguyên nhân phức tạp dẫn đến việc học sinh chán học, bỏ học. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa, chủ yếu vẫn là cách thức, phương pháp giảng dạy, giáo dục của thầy cô trong nhà trường. Nếu như giáo viên bộ môn có trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm và đạo đức tốt sẽ là tấm gương sáng cho học sinh, sẽ tạo được cho học sinh một niềm tin trong sáng vào tương lai, sẽ kích thích niềm say mê học tập cho các em. Nếu giáo viên chủ nhiệm có nhiều kinh nghiệm,

gần gũi với học sinh, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh và cảm thông sâu sắc về những vấn đề tâm, sinh lý của học sinh, biết cách lắng nghe các em, biết cách gợi mở những uẩn khúc ở các em, sẽ tạo cho học sinh cảm giác được che chở, cảm giác an toàn và luôn muốn được học ở lớp, ở trường. Nếu giáo viên bộ môn kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để kịp thời phát hiện những học sinh tiền bỏ học, và kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ, vui chơi giải trí lành mạnh, nhằm tạo cơ hội cho học sinh phát huy được những điểm mạnh của mình, giúp các em tự tin hoà nhập vào tập thể. Từ đó, có biện pháp giáo dục học sinh hư, cách thức nâng dần học sinh yếu kém, nhằm giảm dần tỷ lệ học sinh bỏ học. Để phát huy được khối đoàn kết nêu trên, nhà trưởng cần làm tốt những công việc sau:

Nhà trường xem xét, điều chỉnh tất cả các hoạt động trong nhà trường để có thể khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học có hiệu quả như: hoạt động của tổ chủ nhiệm, hoạt động giảng dạy và giáo dục của giáo viên bộ môn và hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí minh; Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh…

Tạo điều kiện thật thoáng cho học sinh yếu, kém và có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục học. Đối với học sinh yếu, kém phải thi lại thì giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn kết hợp chặt chẽ với nhau trong việc vận động và tổ chức ôn tập cho các em vào những tuần nghỉ cuối học kỳ, những ngày nghỉ nhằm giúp các em theo kịp chương trình.

Việc phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn sẽ góp phần đáng kể trong việc phát hiện và ngăn ngừa học sinh bỏ học. Thông qua giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm có thể biết được tình hình học tập cũng như nề nếp của học sinh lớp chủ nhiệm để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn. Giáo viên chủ nhiệm cung cấp thông tin cho giáo viên bộ môn về điều kiện

của từng học sinh, hoàn cảnh gia đình, tính tình, năng lực… để giáo viên bộ môn cũng cảm thông với các em như giáo viên chủ nhiệm, góp phần động viên, khuyến khích, giúp đỡ các em kịp thời.

Thư ba, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Đây là một

biện pháp rất mới. Mục đích của biện pháp này là tạo nên một môi trường

giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo cho quyền được đi học và học hết cấp của học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ. Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn bó với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khoá, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể “vui mà học”, mỗi ngày trẻ em đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa việc học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng. Trong đó, những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo…

Để xây dựng thành công trường THCS thân thiện, học sinh tích cực, để mỗi ngày đến trường đối với học sinh là một ngày vui thì nhà trường phải thực hiện tốt những công việc sau:

Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn, đảm bảo trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, đủ bàn ghế, hợp lứa tuổi học sinh… Tổ chức cho học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân ở khu vực sân chơi, bãi tập, ở những khu vực công cộng và tham gia chăm sóc, bảo vệ cây trồng. Khuyến khích học sinh tham gia bảo vệ cảnh

quang môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân. Tất cả các công việc trên góp phần giúp cho học sinh có tinh thần trách nhiệm hơn, có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, gần gũi với thiên nhiên hơn, sống đẹp hơn. Từ đó, tạo cho các em một tình cảm trong sáng, một niềm tin mãnh liệt vào tương lai, góp phần hạn chế tối đa học sinh chán học, chán trường và cuối cùng dẫn đến bỏ học.

Tổ chức dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở địa phương, giúp các em tự tin trong học tập, khuyến khích giáo viên vận dụng phương pháp dạy học tích cực, phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh, rèn kỹ năng tư duy sáng tạo, năng lực tự học, gắn học với hành, đánh giá đúng năng lực của học sinh, gắn nội dung giáo dục với thực tiễn ở địa phương. Cần coi trọng các hoạt động của nhà trường, nhằm động viên trẻ em trong độ tuổi đi học, để thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS, có biện pháp giúp đỡ học sinh học lực yếu kém, học sinh hạnh kiểm yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Động viên, khuyến khích học sinh đề xuất sáng kiến, suy nghĩ sáng tạo, nỗ lực tự giác, chăm chỉ học tập, cải tiến phương pháp học tập…

Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, rèn luyện cho học sinh kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, có thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục tập thể, ngoại khoá và hoạt động xã hội là những cơ hội rất tốt để thực hiện mục tiêu này.

Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn khác. Giáo dục và cung cấp cho các em các kỹ năng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, về sức khoẻ thể chất, về giới tính, tình yêu, hôn nhân và gia đình phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý

của lứa tuổi. Kiến thức về an toàn giao thông, phòng chống tai nạn thương tích về điện, đuối nước v.v…

Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hoá, chung sống thân thiện, phòng ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội. Đây là việc tổng hợp bắt đầu từ việc giáo dục cho thế hệ trẻ biết cách ứng xử văn hoá trong gia đình, biết phòng ngừa bạo lực, ngăn chặn các tệ nạn của đời sống đang xâm nhập vào gia đình và nhà trường. Xây dựng văn hoá học đường, giúp mọi người được sống, làm việc và học tập trong môi trường sư phạm tốt. Mọi thành viên trong nhà trường biết cách ứng xử văn hoá, biết cách sống đẹp, biết cách phòng ngừa tệ nạn xã hội.

Tổ chức hoạt động vui chơi lành mạnh, tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động tự giác của học sinh. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh. Bất cứ các hoạt động tập thể nào mang ý nghĩa giao lưu, vui chơi trong nhà trường đều phải mang tính lành mạnh, gắn với mục tiêu giáo dục của nhà trường, tuyệt đối không để giao lưu vui chơi với

Một phần của tài liệu Cơ sở kinh tế xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình (Trang 91 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)