6. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Nhân tố từ phía nhà trường
Kỳ Sơn là một huyện miền núi của tỉnh, dân số ít và số người dân tộc chiếm 70% tổng số dân trong toàn huyện. Mỗi xã, thị trấn của huyện chỉ có 1 trường THCS (trừ xã Dân Hạ có 1 trường THCS và 1 trường PTCS), trường học nhiều nơi không bám sát dân, có xóm học sinh phải đi học 4 -5 km mới đến trường như ở xóm Chằm Cun, xóm Mùn 6 của xã Yên Quang, xóm Nhả xã Hợp Thành, xóm Trung Thành của xã Hợp Thịnh, Thậm chí có xã học sinh đến trường phải đến 7 - 8 km như xóm Vật Lại, xóm Mom xã Phú Minh, xóm Tôm của xã Hợp Thịnh, xóm Can xã Độc Lập. Đây cũng là một trong những trở ngại đối với việc đi học của HS. Đặc biệt, về mùa mưa, một số xóm phải qua suối, gặp nước lũ không thể đến trường được, ảnh hưởng không nhỏ đến việc bỏ học. Hầu hết các trường THCS trên địa bàn huyện đều có tỷ lệ HS bỏ học từ 2 đến 3% tổng số HS trong toàn trường. Mặc dù tỷ lệ này không phải là lớn. Nhưng nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Qua quá trình khảo sát, lấy ý kiến của 60 cán bộ, giáo viên công tác tại các trường THCS trên địa bản huyện thì địa bàn xa không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bỏ học của học sinh. Đa số học sinh nghỉ học là con của nông dân.
Bảng 3.8: Nghề nghiệp của bố mẹ và tình trạng bỏ học TT Nghề nghiệp của bố mẹ HS Số lượng Tỷ lệ %
1 Nông dân 36 60,00
2 Buôn bán 7 11,67
3 Công chức, viên chức 2 3,33
4 Công nhân, thủ công 4 6,67
5 Nghề tự do 11 18,33
Tỷ lệ học sinh bỏ học là con của nông dân chiếm 60 %. Kinh tế của địa phương chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và làm nương do vậy cần nhiều nhân lực. Đến mùa vụ thậm chí các gia đình còn phải thuê thêm lao động, việc trẻ em phải tham gia lao động phụ giúp gia đình thường xuyên cũng gây ảnh hưởng đến việc học tập của con cái.Và việc bỏ học là điều không thể tránh khỏi.
Trong giai đoạn hiện nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chính sách xóa đói giảm nghèo, đời sống của nhân dân đã được cải thiện nên tình trạng bỏ học của HS thuộc những hộ có thu nhập thấp đã giảm đi.
Bảng 3.9: Tỷ lệ học sinh bỏ học theo hoàn cảnh gia đình
TT Hoàn cảnh gia đình Số lượng Tỷ lệ %
1 Thu nhập thấp 12 20,00
2 Trung bình 43 71,67
3 Mức khá trở lên 5 8,33
(Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát thực tế 2013)
Ở Kỳ Sơn, tỷ lệ học sinh nghỉ học thuộc những gia đình có mức thu nhập trung bình chiếm tỷ lệ cao 71,67%. Đây là vấn đề đáng quan tâm vì so với những địa phương khác qua các nghiên cứu như ở Kon Tum, Trà Vinh, Sơn La... thì tỷ lệ học sinh nghỉ học chủ yếu là thuộc thành phần gia đình có mức thu nhập thấp còn ở huyện Kỳ Sơn thì lại không phải điều đó. Phải chăng, đó là xuất phát từ việc so sánh lợi ích của việc học so với chi phí của quá trình đi học của con em mình. Hơn nữa, ở Kỳ Sơn tâm lý coi việc học là không quan trọng vẫn còn ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Nhiều người cho rằng con em họ chỉ cần học vừa phải rồi tiếp tục công việc lao động sản xuất nông nghiệp của gia đình thì đời sống của con em mình vẫn được đảm bảo. Nếu chịu khó lao động, sản xuất thì cũng thoát được khỏi đói nghèo. Theo ý kiến
của các giáo cán bộ giáo viên thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc học sinh bỏ học là do hoàn cảnh gia đình
Bảng 3.10: Nguyên nhân học sinh bỏ học nhìn từ phía cán bộ, giáo viên
TT Nguyên nhân bỏ học Số lượng Tỷ lệ %
1 Học lực kém 2 3,33
2 Bất mãn với thầy cô 0 0,00
3 Mâu thuẫn với bạn bè 1 1,67
4 Tai nạn rủi ro 0 0,00
5 Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn 39 65,00
6 Giao thông không thuận lợi 2 3,33
7 Học xong không tìm được việc làm 0 0,00
8 Gia đình không hòa thuận 5 8,33
9 Bố mẹ không quan tâm 8 13,33
10 Lý do khác: di cư... 3 5,00
(Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát thực tế 2013)
Nếu học sinh bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn thì trách nhiệm là của xã hội, gia đình, bản thân học sinh và nhà trường; Nếu học sinh bỏ học vì học lực yếu kém thì trách nhiệm phần lớn thuộc về nhà trường, phần còn lại là bản thân học sinh và gia đình học sinh. Trách nhiệm của nhà trường là tạo mọi thuận lợi cho học sinh được học và học được. Nếu các em học yếu kém thì trách nhiệm của nhà trường phải tổ chức phụ đạo, dạy kèm cho HS, hoặc phải đổi phương pháp giảng dạy của giáo viên sao cho phù hợp với trình độ của từng đối tượng học sinh. Hơn nữa, nhà trường còn phải kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh nắm bắt kịp thời tình hình học tập ở nhà, báo cho cha mẹ học sinh biết được tình hình học tập ở trường, chuyển biến tình cảm của các em để kịp thời uốn nắn sửa chữa. Nhưng để khắc phục tình trạng học sinh bỏ
học lại là trách nhiệm của nhà trường. Do vậy cần phải nắm được những dấu hiệu biểu hiện của HS có nguy cơ bỏ học để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Bảng 3.11: Những biểu hiện của học sinh có nguy cơ bỏ học
TT Những dấu hiệu Số lượng Tỷ lệ %
1 Nghỉ học nhiều ngày không có lý do 35 58,33 2 Đi học không chép bài, biểu hiện chán nản,
mệt mỏi
13
21,67
3 Không nghe lời thầy cô 2 3,33
4 Tâm sự về khả năng bỏ học 2 3,33
5 Dấu hiệu khác: trốn tiết, ngủ trong lớp... 8 13,33
(Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát thực tế 2013)
Để ngăn ngừa tình trạng HS bỏ học đối với giáo viên cần phải nắm rõ tâm lý và các dấu hiệu khiến HS có nguy cơ bỏ học để từ đó tuyên truyền, vận động HS quay trở lại trường kịp thời. Đặc biệt khi thấy dấu hiệu học sinh nghỉ học nhiều ngày không có lý do, giáo viên cần phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao HS nghỉ học dài ngày và từ đó có biện pháp giúp đỡ HS quay lại trường tiếp tục đi học, vì đây là dấu hiệu cơ bản nhất để phát hiện kịp thời những học sinh bỏ học (chiếm 58,33%).