Nguyên nhân bỏ học của học sinh phổ thông

Một phần của tài liệu Cơ sở kinh tế xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình (Trang 36 - 41)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Nguyên nhân bỏ học của học sinh phổ thông

Để ngăn chặn và khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh phổ thông, trước hết phải tìm hiểu và xác định được nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Qua quá trình nghiên cứu và thu thập thông tin, tác giả nhận thấy có rất nhiều nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc bỏ học của học sinh, nhưng xét đến cùng thì các nhân tố này vừa đan xen nhau lại vừa có tính độc lập tương đối và là những nguyên nhân chính đưa đến tình trạng bỏ học của học sinh THCS.

Trước hết, nhân tố xã hội và cộng đồng: Trong nền kinh tế thị trường

sự phân hóa giàu nghèo làm cho một bộ phận dân cư bị nghèo đi, trở thành nhóm xã hội bên lề do không có cơ hội phát triển. Đây có thể được xem là nguyên nhân chính của tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh khó khăn dẫn đến tình trạng bỏ học. Bên cạnh đó, tình trạng một số trong những sinh viên ra trường, những người có học thức cao vẫn chưa tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Bệnh duy ý chí vẫn còn trong một số cấp lãnh đạo trong việc đề ra mục tiêu và chính sách giáo dục; đời sống giáo viên vẫn còn nhiều khó khăn… đã tác động đến nhà trường và thông qua đó lại tác động đến học sinh.

Toàn cầu hoá là cơ hội để các nước đang phát triển tiếp cận với khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, nhưng bên cạnh đó cũng không tránh được sự du nhập của những văn hoá phẩm đồi trụy làm tha hoá một bộ phận gồm

những người không có tư tưởng kiên định và niềm tin trong sáng. Điều này biến họ thành những kẻ hám lợi, trục lợi từ đối tượng học sinh, dẫn đến việc các em mất lòng tin vào người lớn, vào cộng đồng và xã hội, dẫn đến việc các em bị sa ngã, dẫn đến việc tâm hồn các em bị "nhiễm bẩn". Mất niềm tin đã dẫn các em đến con đường ham chơi, hư hỏng, và đây chính là ngưỡng cửa của bỏ học.

Hơn nữa, ở nhiều nước sự tham gia của cộng đồng và các đoàn thể xã hội trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn chưa thường xuyên và rộng khắp do nguồn kinh phí hạn hẹp và không ổn định, cho nên vẫn còn những học sinh phải bỏ học vì nghèo.

Thứ hai, nhân tố từ phía nhà trường: Nhà trường, lớp học là nơi trực

tiếp giáo dục trẻ em lứa tuổi học sinh THCS, tiếp thu kiến thức, hình thành nhân cách. Hơn nữa, nhà trường là nơi mang ánh sáng tri thức đến cho cộng đồng, là nơi có nhiệm vụ cao cả là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh của tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự phát triển của phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, quá trình đào tạo của nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng đang

gặp nhiều thách thức, đặc biệt ở một số nghèo, vùng sâu, vùng xa trường học

còn quá khó khăn chưa đủ điều kiện nâng cao chất lượng dạy học, không phát huy được tinh thần ham học của các em. Nhiều trường THCS ở vùng cao hết sức nghèo nàn (trường lụp xụp, bàn ghế mục nát…), điều kiện dạy và học nhất là các trang thiết bị phục vụ việc tiếp thu bài giảng (dụng cụ thực hành) hầu như không có nên dẫn đến việc các em cảm thấy chán và xem việc học như là gánh nặng nên không muốn đến lớp. Bên cạnh đó, sự tồn tại của một “nhà trường thứ hai” do tác động của sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, qua đó một loạt các tri thức không hệ thống được truyền tải đến học sinh. Trong khi đó, nhà trường truyền thống có những mặt lạc hậu so với nhà

trường thứ hai này, không đủ sức kế hoạch hoá, điều phối tri thức thiết yếu tới học sinh, một số giáo viên vẫn dùng lối sư phạm quyền uy để thực hiện tiến trình đào tạo, và một bộ phận giáo viên chưa đủ năng lực và phẩm chất,… đã làm phát sinh mâu thuẫn trong quan hệ thầy trò, làm xói mòn truyền thống tôn sư trọng đạo, làm mất đi hình ảnh cao đẹp của người thầy trong niềm tin của học sinh.

Ở nhiều nước, khi đời sống giáo viên còn gặp nhiều khó khăn thì chính điều này có thể đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực như việc dạy thêm, học thêm tràn lan, cộng thêm chương trình học ngày càng khó và càng quá tải đã tạo cơ hội cho một số giáo viên thiếu phẩm chất biến việc dạy thêm thành việc cải thiện thu nhập, trục lợi bằng cách ép buộc học sinh đi học thêm. Dạy thêm, học thêm bị tác động bởi cơ chế thị trường đã trở thành một vấn nạn làm xói mòn quan hệ thiêng liêng của tình thầy trò.

Tất cả những tiêu cực trên đã tác động trực tiếp đến học sinh và hậu quả là các em bỏ học vì chán trường. Tình trạng bỏ học đang ở mức báo động; nhưng một số trường vẫn xem đó là chuyện nhỏ, bởi vì số học sinh bỏ học thường không quá 10% so với số học sinh của nhà trường; còn đối với một số giáo viên chủ nhiệm và một số người trong các bộ phận đoàn thể của trường thì việc bỏ học của học sinh là làm giảm đi gánh nặng cho trường cho lớp, vì họ cho rằng đa số các em bỏ học là vì quá nghèo, quá yếu và quá ngỗ nghịch. Nghiêm trọng hơn là việc chạy theo chất lượng PC GD THCS.

Thứ ba, nhân tố gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, là xã hội thu nhỏ,

là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng GD nếp sống và hình thành nhân cách. Đồng thời, là môi trường gần gũi của học sinh, những nhân tố tích cực, tiêu cực hàng ngày hàng giờ tác động đến học sinh. Nhận thức hạn hẹp về mục đích học tập, trình độ giáo dục thấp, phương pháp giáo dục của cha mẹ không phù hợp với tâm lý của con cái,

hoàn cảnh sống, nề nếp gia đình… gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em. Bên cạnh đó còn phải kể đến những tác động của xã hội đến gia đình và thông qua gia đình tác động đến học sinh, về mặt này có thể kể đến tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường gây phân hoá xã hội mạnh mẽ làm thay đổi sâu sắc định hướng giá trị của cha mẹ học sinh về việc học của con mình.

Gia đình là chủ thể đầu tiên trong việc thực hiện chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nhưng do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ không đủ điều kiện cho con đến trường buộc các em phải bỏ học. Một phần vì bố mẹ phải lo kiếm kế sinh nhai, không có thời gian quan tâm chăm sóc, nhắc nhở các em học hành dẫn đến tình trạng lười học, không muốn đến lớp. Có trường hợp gia đình khó khăn, các em phải bỏ học để ở nhà phụ việc hoặc lao động sớm để phụ bố mẹ trang trải. Tuy nhiên, đây không hẳn là nguyên nhân tuyệt đối vì có những gia đình khó khăn nhưng con em vẫn đến trường và còn học rất giỏi, tình trạng bỏ học còn phụ thuộc vào thái độ của bố mẹ và cá tính của các em. Điều này giải thích tại sao có những gia đình có điều kiện cho con đi học thậm chí là giàu có nhưng con em của họ vẫn không chịu đến lớp mà chỉ thích đi chơi. Hơn nữa, cả gia đình và bản thân các em đều chưa nhận thức được đẩy đủ về giá trị của quá trình học tập đem lại. Hơn nữa, một bộ phận gia đình chuyển nơi ở, đi làm ăn xa nên việc học của các em không được đảm bảo. Đây là một nguyên nhân diễn ra chủ yếu ở miền núi hoặc ở vùng nông thôn vì điều kiện kinh tế ở đây khó khăn nên bố mẹ phải chuyển nơi làm ăn. Trong khi đó con cái đang còn nhỏ, buộc bố mẹ phải cho con đi theo và điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề học tập của học sinh. Nhiều hộ gia đình sau khi chuyển đi cũng tìm cách cho con đi học ở một trường khác nhưng các em vẫn bỏ học vì nhiều lý do: không làm quen được với môi trường mới, không theo kịp bạn bè do việc học bị phân tán trong quá trình gia đình chuyển nơi ở….

Nhưng cũng có nhiều gia đình do hoàn cảnh kinh tế khó khăn và nhiều nguyên nhân khác nên buộc lòng cho con thôi học: không có hộ khẩu, các em không có giấy tờ tuỳ thân (giấy khai sinh), mất học bạ....

Nằm trong xu thế toàn cầu hoá, quy mô gia đình ngày càng thu nhỏ, gia đình một con ngày càng nhiều; chính vì có một con nên gia đình dành cho các em tất cả sự nuông chiều, và mặt trái của việc này là các em trở nên ích kỷ, kém ý chí, thiếu sự quyết đoán và thiếu lòng tin. Hậu quả của việc này là các em trở thành những kẻ khó giáo dục, dễ sa ngã vào cạm bẫy và tệ nạn, ham chơi, đua đòi… và cuối cùng là bỏ học.

Thứ tư, nhân tố xuất phát từ phía bản thân học sinh: học sinh với tư

cách là thực thể của xã hội cũng chịu tác động của xã hội, là thành viên của gia đình cũng bị ảnh hưởng của gia đình, là khách thể của quản lý trường học nên cũng bị tác động bởi trường học. Xét cho cùng, học sinh là đối tượng bị nhiều áp lực nhất, áp lực từ môi trường cộng đồng, xã hội, từ thầy cô, gia đình và bè bạn, những áp lực này đã ảnh hưởng đến sự định hướng giá trị vấn đề học tập của học sinh. Đối với những em sinh ra trong những gia đình khó khăn bắt buộc phải bỏ học sớm, nhưng cũng có em từng bỏ học để đi làm với hy vọng “đổi đời”, với những em sinh ra trong gia đình khá giả, nhưng cha mẹ mải mê làm ăn, quản lý con lỏng lẻo, dẫn đến việc các em dễ sa vào việc ham chơi, chán học. Bên cạnh đó, cũng có những học sinh bỏ học vì chán phương pháp dạy cứng, khô khan và chán ngắt của một số giáo viên; cũng như bất mãn, thất vọng về phẩm chất của một số thành viên đứng lớp, cũng có em không đủ sức kham nổi chương trình nặng nề, quá tải. Hơn nữa, sự dụ dỗ lôi kéo của bạn bè đã khiến các em không còn quan tâm đến việc học, chỉ biết chơi suốt ngày và lâu dần trở thành thói quen. Mặt khác, tâm lý của các em đang ở lứa tuổi 10 đến 16, đây là lứa tuổi dễ dao động nhất, nếu như có biện

pháp uốn nắn tốt thì các em sẽ đi theo hướng tích cực và ngược lại các em sẽ trở nên hư hỏng.

Ngoài những nhân tố đã nêu trên thì điều kiện tự nhiên là một trong những nhân tố đặc thù ảnh hưởng đến việc học hành của học sinh. Do sống ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn làm cản trở việc đi học của HS; Phong tục tập quán sống du canh, du cư cũng làm cho quá trình học tập của con em không ổn định, khoảng cách từ nhà đến trường xa đã tạo nên sự tương tác giữa gia đình và nhà trường gây ra những khó khăn trong quá trình học tập của trẻ em...

Nhìn chung có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học của học sinh trung học cơ sở và ở mỗi vùng miền khác nhau cũng có sự khác nhau. Hơn nữa, THCS là cấp học trung gian trong giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, là sự nối tiếp việc hình thành và phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ từ bậc tiểu học. Việc chăm lo, phát triển GDPT nói chung và cấp THCS nói riêng là trách nhiệm cao cả của toàn xã hộ. Cho nên cần phải nắm rõ tâm sinh lý của học sinh THCS, hiểu được những tác nhân làm cho học sinh THCS phải bỏ học để từ đó tìm ra hướng giải quyết hữu hiệu nhất.

Một phần của tài liệu Cơ sở kinh tế xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)