6. Cấu trúc của luận văn
3.2.3. Nhân tố từ phía gia đình
Tổng hợp ý kiến của 50 phụ huynh học sinh có con trong độ tuổi THCS, chúng ta thấy nguyên nhân cản trở việc học tập của các em là do nhận thức về vai trò của quá trình học tập và trình độ học vấn của cha mẹ thấp nên ảnh hưởng đến tâm lý học tập của con cái.
Bảng 3.12: Nguyên nhân học sinh bỏ học nhìn từ phụ huynh học sinh
TT Nguyên nhân bỏ học Số lượng Tỷ lệ %
1 Trình độ học vấn của bố mẹ 10 20,00
2 Mức thu nhập thấp 11 22,00
3 Gia đình đông con 3 6,00
4 Phải tham gia lao động phụ
giúp gia đình 19 38,00
5 Gia đình không hòa thuận 1 2,00
6 Giao thông không thuận lợi 0 0,00
7 Mức học phí 0 0,00
8 Phong tục tập quán 0 0,00
9 Học xong không có việc làm 3 6,00
10 Lý do khác: ham chơi, yêu
sớm, bị bạn rủ rê... 3 6,00
(Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát thực tế 2013)
Như vậy yếu tố trẻ em phải tham gia lao động phụ giúp gia đình sớm là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của học sinh, chiếm 38%, tiếp đến là do trình độ của bố mẹ hạn chế và mức thu nhập của gia đình cũng là những yếu tố chi phối tình trạng bỏ học của học sinh. Còn những khó khăn do điều kiện tự nhiên như hệ thống đường giao thông đi lại học tập của học sinh và mức học phí không phải là nguyên nhân của tình trạng này. Chính sách của Đảng và Nhà nước là miễn giảm học phí cho con em dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng 135, con em gia đình chính sách và mức
Bảng 3.13: Những khó khăn của gia đình khi cho con đi học
TT Những khó khăn Số lượng Tỷ lệ %
1 Gia đình neo đơn 10 20,00
2 Không đủ kiến thức để dạy con 32 64,00
3 Mức đóng góp của trường 5 10,00
4 Những khó khăn khác: điều kiện kinh tế
gia đình... 3 6,00
(Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát thực tế 2013)
Hiện nay Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho những gia đình khó khăn để xóa đói giảm nghèo, mức thu nhập của các gia đình đã tăng lên đáng kể đáp ứng nhu cầu đời sống của người dân. Khi điều kiện kinh tế gia đình không còn là trở ngại đối với việc học của trẻ em và mức học phí coi như là không đáng kể thì khó khăn lớn nhất đối với cá gia đình có con đi học là tâm lý không đủ kiến thức để dạy con (64%). Điều đó, đã không tạo được động lực để giúp các em phấn đấu học tập, làm cho hành trang cuộc sống của các em bị hạn chế bởi trình độ học vấn. Đây là báo động về tình trạng nguồn nhân lực kém chất lượng trong tương lai.
Bảng 3.14: Những yếu tố duy trì việc học của học sinh TT Những yếu tố duy trì việc học học Số lượng Tỷ lệ %
1 Gia đình bắt đi học 23 46,00
2 Gia đình có đủ điều kiện kinh tế 9 18,00 3 Gia đình có truyền thống học 15 30,00
4 Theo bạn bè 3 6,00
(Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát thực tế 2013)
Do nhận thức, chỉ thấy được những giá trị trước mắt của hoạt động lao động sản xuất đem lại mà không thấy được những lợi ích lâu dài của quá
trình học tập. Các em đến trường không phải do ham muốn được chiếm lĩnh kiến thức, làm giàu hiểu biết của bản thân mà chủ yếu là do bị ép buộc của gia đình (46%). Còn gia đình chỉ biết ép con đến trường, giao hết trách nhiệm cho trường; không những không có đủ kiến thức dạy con mà còn không quan tâm đến việc học của con. Chính vì thế mà có nhiều học sinh bỏ học. Sau khi bỏ học học sinh ở nhà giúp gia đình, hay đi làm thuê, một số ít được học nghề, thậm chí có những em nghỉ học ở nhà chơi không, ăn bám bố mẹ, là gánh nặng cho gia đình. Điều đó báo động một vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực của địa phương trong tương lai.