Kỹ thuật điều tra và thu thập, xử lý số liệu, tư liệu

Một phần của tài liệu Cơ sở kinh tế xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình (Trang 54 - 58)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3. Kỹ thuật điều tra và thu thập, xử lý số liệu, tư liệu

Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhất định nhằm phát hiện những quy luật phân bố, đặc điểm về định tính định lượng, trình độ phát triển.. của các đối tượng cần nghiên cứu. Phương pháp điều tra giúp người nghiên cứu nhanh chóng thu thập những thông tin cần thiết trên một phạm vi cần thiết để nghiên cứu. Việc thiết kế câu hỏi khoa học sẽ thuận lợi cho xử lý số liệu. Tính chính xác khách quan của kết quả phụ thuộc vào chất lượng bảng hỏi, thái độ hợp tác của người trả lời, cách xử lý số liệu.

Với luận văn hệ thống câu hỏi làm rõ hơn những nhân tố tác động đến tình trạng bỏ học của học sinh THCS trên địa bàn huyện Kỳ Sơn như: xã hội, gia đình, nhà trường, bản thân học sinh.... Hệ thống câu hỏi nhằm phục vụ chính trong việc hoàn thành chương 3 và chương 4 của luận văn.

Tác giả thiết kế bảng hỏi gồm 24 câu xoay quanh những nhân tố tác động đến tình trạng bỏ học của học sinh THCS trên địa bàn huyện Kỳ Sơn. Các câu hỏi được sử dụng trong mẫu phiếu điều tra là câu hỏi phân đôi, câu hỏi liệt kê một lựa chọn, câu hỏi phân mức.

Đối tượng điều tra là học sinh, cán bộ giáo viên tại các trường THCS trên địa bàn huyện Kỳ Sơn; trưởng các thôn/ xóm và phụ huynh học sinh trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Để thực hiện nghiên cứu cơ sở kinh tế - xã hội của tình trạng HS THCS bỏ học ở Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, với những phương pháp nêu trên, tác giả luận văn cần sử dụng phần mềm thống kê, các phần mềm thiết kế bảng,...

Tác giả luận văn đã khảo sát thực tế công tác giáo dục và các biện pháp giảm nguy cơ bỏ học của học sinh THCS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kỳ Sơn để có số liệu, dữ liệu thực tế nhằm tìm ra nguyên nhân và có giải pháp hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh THCS trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay. Các bước tiến hành như sau:

* Thu thập thông tin

Thông tin thứ cấp là các tư liệu sẵn có dựa vào các nguồn tư liệu tác giả thu thập được, chủ yếu từ một số đề tài nghiên cứu trước đây. Một số thông tin được lấy từ các bài báo, dữ liệu trên internet...

Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua việc tiến hành phỏng vấn bảng hỏi đối với các học sinh, giáo viên, cán bộ địa phương và các hộ gia đình. Mẫu phiếu điều tra được xây dựng bao gồm: Mẫu phiếu điều tra HS THCS, mẫu phiếu điều tra cán bộ giáo viên, mẫu phiếu điều tra trưởng thôn/ xóm, mẫu điều tra phụ huynh học sinh. Luận văn lựa chọn mẫu điều tra gồm: 110 học sinh THCS trên địa bàn huyện; 60 cán bộ giáo viên đang công tác tại các trường THCS trên địa bàn huyện Kỳ Sơn; 20 trưởng các thôn/ xóm đại diện cho cán bộ chính quyền địa phương và 50 hộ gia đình đại diện cho phụ huynh học sinh, những người đại diện cho hộ gia đình tham gia trả lời có độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi. Đây là những người trong độ tuổi mà có con đang học THCS.

Phương pháp tiến hành: phát bảng hỏi cho các đối tượng tham gia vào mẫu điều tra, thống kê ý kiến, xử lý dữ liệu thu được.

* Xử lý thông tin

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã phân tích các thông tin định lượng dựa vào các nguồn tư liệu sẵn có, chủ yếu là các bảng thống kê về nguyên nhân và tình hình bỏ học của học sinh. Các số liệu định lượng của đề tài được xử lý trên máy tính bằng phần mềm thống kê, nhằm đưa ra

các bảng số liệu dưới dạng tổng quát và tần suất các biến tương quan nhằm so sánh, đánh giá vấn đề nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau.

Đối với các thông tin định tính được thu thập trong quá trình phân tích tư liệu sẵn có và thực hiện nghiên cứu thực địa thông qua phỏng vấn bằng bảng hỏi được tác giả ghi chép và xử lý bằng phần mềm thống kê, phân ra theo những nhóm chủ đề đã được xác định từ trước và sử dụng trong suốt quá trình viết luận văn.

Kết luận chương 2

Phương pháp là con đường nghiên cứu, phương pháp nhận thức, là tổng hợp những thủ thuật thao tác để đạt tới mục đích nhận thức. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp có ý nghĩa rất lớn đối với kết quả nghiên cứu của toàn bộ luận văn. Trên cơ sở xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn, tác giả xây dựng hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học và cách tiếp cận vận đề dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Ngoài các phương pháp chủ yếu của kinh tế chính trị Mác - Lênin, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp tổng hợp, phân tích, thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu, phương pháp điều tra để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ đề tài đặt ra.

Chương 3

TÁC ĐỘNG CỦA CƠ SỞ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

Một phần của tài liệu Cơ sở kinh tế xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)