VII Tài sản cố định vô hình
4 Xe ô tô TOYOTA CAMRY
2.3 Thực trạng kiểm toán khoản mụcTSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế thực hiện tại Công ty TNHH
ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế thực hiện tại Công ty TNHH XYZ
2.3.1 Tiếp cận khách hàng
Công ty XYZ là khách hàng thường niên của IFC, đã được thực hiện kiểm toán BCTC cho các năm tài chính 2012, 2013. Căn cứ vào thư mời kiểm toán của Công ty XYZ, Công ty IFC đã chấp nhận duy trì khách hàng và thực hiện ký kết Hợp đồng kiểm toán về việc cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC năm 2014. Hợp đồng kiểm toán được lưu ở chỉ mục hồ sơ số 1300.
2.3.2 Lập kế hoạch kiểm toán
2.3.2.1 Thủ tục đánh giá rủi ro
a,Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
Cũng như Công ty ABC, Công ty XYZ là khách hàng truyền thống của công ty nên những thông tin chung về hoạt động kinh doanh đã được lưu trong hồ sơ pháp lý.
Ngoài ra, qua thực hiện phỏng vấn, trao đổi với khách hàng KTV thấy rằng công ty cũng không có sự thay đổi đáng kể trong các hoạt động năm 2014.
Kết luận: Qua quá trình tìm hiểu sơ bộ các thông tin hoạt động của Công ty XYZ, KTV nhận thấy rằng: Công ty XYZ là công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, vì vậy số lượng các TSCĐ cũng như các giao dịch liên quan đến khoản mục TSCĐ khá ít. Các TSCĐ chủ yếu dùng để lưu trữ và vận chuyển những sản phẩm mà Công ty phân phối.
b,Tìm hiểu hoạt động và chu trình kế toán
Qua quá trình tìm hiểu, KTV có được những thông tin về hệ thống kế toán phần hành TSCĐ của Công ty XYZ như sau:
Về hình thức kế toán
Công ty XYZ áp dụng hình thức Nhật ký chung trong hạch toán kế toán. Về chính sách kế toán TSCĐ
Đơn vị tiền tệ kế toán: Việt Nam Đồng
Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Công ty áp dụng Luật kế toán năm 2003 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 – TSCĐ hữu hình, số 04 – TSCĐ vô
hình và số 06 – Thuê tài sản, Chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán của Bộ Tài Chính và Thông tư số 45/2013/TT – BTC ban hành ngày 25/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Nguyên tắc ghi nhận tài sản và khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định được xác định theo nguyên giá trừ (-) giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định được xác định theo nguyên tắc giá gốc, bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động. Khi tài sản bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được xóa sổ và bất kỳ các khoản lãi(lỗ) nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào kết quả hoạt động kinh doanh.
Phương pháp khấu hao áp dụng theo phương pháp đường thẳng để trừ dần nguyên giá tài sản cố định theo thời gian hữu dụng ước tính phù hợp với hướng dẫn theo thông tư số 45/2013/TT – BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài Chính.
Về nhân sự kế toán TSCĐ
Công ty bố trí một kế toán viên phụ trách về hạch toán các khoản phải thu, phải trả, theo dõi công nợ đồng thời hạch toán kế toán các nghiệp vụ về TSCĐ và một kế toán tổng hợp giám sát công việc của kế toán viên.
Kết luận: Căn cứ vào các thông tin trên, kiểm toán viên có thể tin tưởng vào hệ thống kế toán phần hành TSCĐ tại đơn vị khách hàng.
c,Tìm hiểu hệ thống KSNB khoản mục TSCĐ
Tương tự như Công ty ABC, vì Công ty XYZ là khách hàng lâu năm của IFC nên KTV không sử dụng Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB mà dựa vào nguồn cung cấp thông tin chủ yếu từ Hồ sơ kiểm toán năm trước. Qua quá trình tìm hiểu hệ thống KSNB, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát tại XYZ ở mức trung bình.
Bảng 2.15 Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty XYZ
(Nguồn: Giấy tờ làm việc số 1210)
CHỈ TIÊU Cuối kỳ Tỷ trọng (%) Đầu kỳ Tỷ trọng (%) Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ A. Tài sản ngắn hạn 33,447,473,241 96% 27,893,651,020 95% 5,553,822,221 20% I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 1,143,545,330 4% 13,721,503,216 49% -12,577,957,886 - 92% III. Các khoản phải thu
ngắn hạn 21,895,206,503 65% 8,187,310,708 29% 13,707,895,795 167 % IV. Hàng tồn kho 9,972,382,836 30% 5,386,477,639 19% 4,585,905,197 85% V. Tài sản ngắn hạn khác 436,338,572 1% 598,359,457 3% -162,020,885 - 27% B. Tài sản dài hạn 1,423,576,724 4% 1,526,111,521 5% -102,534,797 -7% II. Tài sản cố định 784,274,616 55% 813,161,993 53% -28,887,377 -4% V. Tài sản dài hạn khác 639,302,108 45% 712,949,528 47% -73,647,420 - 10% Tổng tài sản 34,871,049,965 29,419,762,541 5,451,287,424 19%
Qua Bảng phân tích cơ cấu tài của Công ty XYZ nhận thấy Tổng tài sản của Công ty tăng khá nhiều (tăng 5.451.287.424 VNĐ tương ứng với 19%). Tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong Tổng tài sản và tăng khá lớn (tăng 5.553.822.221 VND tương ứng 20%), trong đó các khoản phải ngắn hạn vfa hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn. Đối với tài sản dài hạn, giảm 102.534.797 VND so với đầu kỳ tương ứng 7% do TSCĐ và tài sản dài hạn khác đều giảm.
Đối với TSCĐ, cuối kỳ chỉ giảm nhẹ so với đầu kỳ, mức thay đổi không đáng kể so với sự thay đổi trong tổng tài sản.
Bảng 2.16 Phân tích cơ cấu nguồn vốn tại Công ty XYZ
(Nguồn: Giấy tờ làm việc số 1210)
Chỉ tiêu Cuối kỳ Tỷ trọng (%) Đầu kỳ Tỷ trọng (%) Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ A. Nợ phải trả 23,815,367,136 68% 18,634,110,931 63% 5,181,256,20 5 28% I. Nợ ngắn hạn 23,815,367,136 100% 18,634,110,931 100% 5,181,256,20 5 28% B. Vốn chủ sở hữu 11,055,682,829 32% 10,785,651,61 37% 270,031,219 3%
0 I. Vốn chủ sở hữu 11,055,682,829 100% 10,785,651,61 0 100% 270,031,219 3% Tổng nguồn vốn 34,871,049,96 5 29,419,762,54 1 5,451,287,42 4 19% Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty XYZ nhận thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty không cao. Có thể thấy khoản nợ ngắn hạn và khoản phải thu ngắn hạn đều rất lớn, Công ty cần phải quản lý công nợ tốt hơn.
e, Dự kiến nhân sự kiểm toán
Do Công ty XYZ là một công ty có quy mô nhỏ nên nhân sự được bố trí cho cuộc kiểm toán bao gồm 4 người: 1 trưởng nhóm kiểm toán, 1 kiểm toán viên và 2 trợ lý kiểm toán. Trong đó, trưởng nhóm kiểm toán cũng với 1 KTV khác đã có kinh nghiệm làm việc với khách hàng này tỏng các năm trước.
f, Tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp
Các tài liệu cần thiết cho kiểm toán khoản mục TSCĐ cần yêu cầu khách hàng cung cấp bao gồm:
Biên bản kiểm kê TSCĐ tại ngày 31/12/2014; Sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản 211, 213, 214; Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ;
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ;
Bảng đăng ký phương pháp và thời gian khấu hao của TSCĐ với cơ quan thuế; Các hồ sơ, chứng từ liên quan;
Trong quá trình thực hiện, kiểm toán viên có thể yêu cầu cung cấp thêm các tài liệu cần thiết khác.
2.3.2.2 Thiết kế chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty XYZ được thực hiện theo chương trình tương tự như “Bảng 2.4 Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do Công ty IFC thực hiện”.
2.3.3 Thực hiện kiểm toán
2.3.3.1 Thủ tục phân tích
Dựa vào bảng cân đối số phát sinh, sổ chi tiết các tài khoản 211, 213 và 214, kiểm toán viên tiến hành lập bảng phân tích sau:
Bảng 2.17 Phân tích biến động TSCĐ
(Trích giấy tờ làm việc số 5641 kiểm toán tại công ty XYZ của kiểm toán viên)
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
5641
Tên khách hàng: Công ty TNHH XYZ Ngày khóa sổ: 31/12/2014
Nội dung: Phân tích số liệu TSCĐ
Tên
Người thực hiện Người soát xét 1 Người soát xét 2 Tham chiếu
Mục tiêu: Phân tích biến động TSCĐ
Thực hiên: Tiến hành tính toán, phân tích biến động cuối năm so với đầu năm của các chỉ tiêu nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ cả về quy mô và tỷ lệ
Nguồn: Bảng cân đối số phát sinh
Sổ chi tiết các tài khoản 211, 213 và 214
Nội dung Cuối năm Đầu năm Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ
1. Tài sản cố định hữu
hình 784,274,616 813,161,993 -28,887,377 -4% Nguyên giá 1,043,058,731 885,489,160 157,569,571 18% Giá trị hao mòn lũy kế (258,784,115) (72,327,167) (186,456,948) 258% Tổng cộng 784,274,616 813,161,993 -28,887,377 -4%
Qua bảng số liệu trên KTV có một số nhận xét như sau:
Tổng TSCĐ của công ty XYZ cuối năm so với đầu năm giảm 28.887.377 VNĐ, tương ứng với mức giảm. Trong đó, nguyên giá TSCĐ tăng 157.569.571 VNĐ tương ứng 18 % và giá trị hao mòn lũy kế tăng 186.456.948 VNĐ tương ứng tăng 258 %.
Kết luận: Qua phân tích, KTV nhận thấy trong năm 2014, giá trị hao mòn lũy kế tăng khá lớn về tỷ lệ tuy nhiên xét về quy mô thì mức tăng này không đáng kể. Về tổng TSCĐ và nguyên giá TSCĐ không có sự thay đổi lớn so với đầu kỳ.
2.3.3.2 Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và số dư TSCĐ
KTV tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ tại Công ty XYZ
Bảng 2.18 Tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ hữu hình
(Trích giấy tờ làm việc số 5642- kiểm toán tại Công ty XYZ) (Xem tiếp trang bên)
5642
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Tên khách hàng: Công ty TNHH XYZ Ngày khóa sổ: 31/12/2014
Nội dung: Phân tích số liệu TSCĐ
Mục tiêu: Đảm bảo tính chính xác số học
Thực hiện: Lập bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ hữu hình. Đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp với số liệu trên BCTC
Nguồn: Sổ chi tiết các tài khoản 211 và 214, Báo cáo tài chính
Tên Ngày
Người thực hiện Người soát xét 1 Người soát xét 2 Tham chiếu
a, Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ
KTV thực hiện kiểm tra đến các chứng từ gốc của các TSCĐ như hợp đồng mua bán, thanh lý hợp đồng, biên bản nghiệm thu bàn giao, hóa đơn,… Tại Công ty XYZ, trong năm 2014 không phát sinh các nghiệp vụ giảm TSCĐ và số lượng nghiệp vụ tăng TSCĐ cũng rất ít nên KTV sẽ bỏ qua bước chọn mẫu và kiểm tra chi tiết tất cả các nghiệp vụ tăng.
Đối với các nghiệp vụ tăng TSCĐ phát sinh trong các kỳ kế toán trước năm 2014: Do khoản mục TSCĐ đã được kiểm toán trong các năm tài chính trước kiểm toán viên chỉ cần kiểm tra tính hiện hữu của TSCĐ tương ứng bằng cách tham chiếu đến cột tên TSCĐ, bộ phận sử dụng và số lượng tương ứng trên biên bản kiểm kê TSCĐ tại ngày 31/12/2014.
Đối với các nghiệp vụ tăng TSCĐ phát sinh trong năm 2014:
Tại công ty ABC trong năm 2014, TSCĐ tăng chủ yếu do mua sắm mới. KTV thu thập các tài liệu bao gồm Biên bản bàn giao TSCĐ, Hợp đồng mua TSCĐ, Hóa đơn giá trị gia tăng do người bán phát hành cho đơn vị, Chứng từ thanh toán cho nhà cung cấp. Trong đó KTV kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, hợp lệ của các chứng từ tài liệu liên quan đến nghiệp vụ tăng TSCĐ thông qua bộ hồ sơ mà kế toán cung cấp.
So sánh số liệu trên hợp đồng với hóa đơn GTGT đảm bảo đúng đắn mặt số liệu. So sánh việc ghi nhận tăng nguyên giá trên sổ với quy định xác định nguyên giá. Trên biên bản bàn giao TSCĐ kiểm tra tên TSCĐ được bàn giao với việc phân loại TSCĐ trên sổ kế toán.
Đối chiếu ngày bàn giao TSCĐ với ngày ghi sổ TSCĐ xem việc ghi nhận TSCĐ có đảm bảo kịp thời.
Bảng 2.19 Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ hữu hình
(Trích giấy tờ làm việc số 5644 – kiểm toán tại công ty XYZ)
5644
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Tên khách hàng: Công ty TNHH XYZ Ngày khóa sổ: 31/12/2014
Nội dung: Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ hữu hình
Mục tiêu: Đảm bảo tính phát sinh, tính phân loại hạch toán đúng đắn, đúng kỳ và tính tính toán đánh giá.
Thực hiện: Chọn mẫu các nghiệp vụ tăng TSCĐ hữu hình; Kiểm tra đến chứng từ gốc liên quan.
Nguồn: Sổ chi tiết tài khoản 211; Các chứng từ liên quan. Tên Ngày Người thực hiện Người soát xét 1 Người soát xét 2 Tham chiếu
STT Tên tài sản Ngày đưa vào sử dụng Nguyên giá
Hóa đơn (1) (2) (3) (4) Ghi chú
Số Ngày Số tiền VAT