5643 Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế IFC thực hiện (Trang 54 - 57)

2.2Thực trạng kiểm toán khoản mụcTSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty

5643 Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC

Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC

Ngày khóa sổ: 31/12/2014

Nội dung: Phân tích số liệu TSCĐ

Tên Người thực hiện Người soát xét 1 Người soát xét 2 Tham chiếu Mục tiêu: Đảm bảo tính chính xác số học

Thực hiện: Lập bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ hữu hình

Đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp với số liệu trên BCTC

Nguồn: Sổ chi tiết các tài khoản 211 và 214 Báo cáo tài chính

Kết luận:Đạt mục tiêu kiểm toán

Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra đến các chứng từ gốc của các TSCĐ như hợp đồng mua bán, thanh lý hợp đồng, biên bản nghiệm thu bàn giao, hóa đơn,… trên cơ sở chọn mẫu. Tổng thể chọn mẫu mà IFC áp dụng đối với kiểm tra chi tiết khoản mục TSCĐ là tổng số dư nguyên giá đầu kỳ cộng (+) với số nguyên giá phát sinh tăng trong kỳ. Việc áp dụng tổng thể chọn mẫu như vậy sẽ giúp KTV chọn mẫu và kiểm soát rủi ro của cả các nghiệp vụ tăng và giảm TSCĐ trong năm.

 Đối với các nghiệp vụ tăng TSCĐ phát sinh trong các kỳ kế toán trước năm 2014: Do khoản mục TSCĐ đã được kiểm toán trong các năm tài chính trước nên khi chọn mẫu vào các nghiệp vụ này, KTV chỉ cần kiểm tra tính hiện hữu của TSCĐ tương ứng bằng cách tham chiếu đến cột tên TSCĐ, bộ phận sử dụng và số lượng tương ứng trên biên bản kiểm kê TSCĐ tại ngày 31/12/2014.

 Đối với các nghiệp vụ tăng TSCĐ phát sinh trong năm 2014:

KTV thực hiện kiểm tra đến các hồ sơ chứng từ gốc của TSCĐ để đảm bảo tính có thật, thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của đơn vị, tính chính xác về giá trị và tính phân loại hạch toán đúng đắn, đúng kỳ. Đối với từng trường hợp tăng TSCĐ khác nhau, các chứng từ gốc cần kiểm tra tới là khác nhau.

Tại công ty ABC trong năm 2014, TSCĐ tăng chủ yếu do mua sắm mới, điều động đến từ các chi nhánh, xây dựng cơ bản hoàn thành và sửa chữa nâng cấp hoàn thành. Đối với các nghiệp vụ này, khi kiểm tra cần chú ý:

- TSCĐ tăng do mua ngoài:

KTV thu thập các tài liệu bao gồm Biên bản bàn giao TSCĐ, Hợp đồng mua TSCĐ, Hóa đơn giá trị gia tăng do người bán phát hành cho đơn vị, Chứng từ thanh toán cho nhà cung cấp. Trong đó, KTV kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, hợp lệ của các chứng từ tài liệu liên quan đến nghiệp vụ tăng TSCĐ thông qua bộ hồ sơ mà kế toán cung cấp.

So sánh số liệu trên hợp đồng với hóa đơn GTGT đảm bảo đúng đắn mặt số liệu. So sánh việc ghi nhận tăng nguyên giá trên sổ với quy định xác định nguyên giá. Trên biên bản bàn giao TSCĐ kiểm tra tên TSCĐ được bàn giao với việc phân loại TSCĐ trên sổ kế toán.

Đối chiếu ngày bàn giao TSCĐ với ngày ghi sổ TSCĐ xem việc ghi nhận TSCĐ có đảm bảo kịp thời.

- TSCĐ tăng do XDCB hoàn thành:

KTV thu thập tài liệu gồm Quyết toán công trình, Biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, hóa đơn GTGT do công ty xây dựng phát hành, kế hoạch đầu tư xây dựng.

Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lí, hợp lệ của các chứng từ liên quan: Mẫu của Biên bản nghiệm thu công trình có lập đúng quy định không? Các yếu tố về ngày tháng, chữ ký, con dấu có đầy đủ và đúng thẩm quyền không? Hoá đơn GTGT có phản ánh rõ giá trị trước và sau thuế GTGT không?...

So sánh số liệu trên sổ kế toán với hóa đơn GTGT có khớp đúng về nguyên giá không?

Trên biên bản nghiệm thu TSCĐ đối chiếu ngày bàn giao TSCĐ với ngày ghi sổ TSCĐ xem việc ghi nhận TSCĐ có đảm bảo kịp thời.

- TSCĐ tăng do điều động đến:

KTV cần thu thập được quyết định điều chuyển, lệnh điều chuyển, bộ hồ sơ nguồn gốc của tài sản và biên bản đánh giá lại TSCĐ điều chuyển đến kèm hóa đơn GTGT (nếu có).

- TSCĐ tăng do sửa chữa nâng cấp hoàn thành:

KTV cần thu thập các hợp đồng sửa chữa, biên bản nghiệm thu bàn giao, hóa đơn của bên cung cấp dịch vụ sửa chữa, thanh lý hợp đồng và đặc biệt chú ý biên bản đánh giá chất lượng tài sản sau sửa chữa. Căn cứ vào các tài liệu này, kiểm toán viên đánh giá xem các chi phí sửa chữa có đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ hay không, đối chiếu số tiền ghi tăng nguyên giá trên sổ kế toán với số tiền trên hóa đơn, đối chiếu ngày ghi tăng TSCĐ với ngày trên biên bản bàn giao đưa vào sử dụng.

 Đối với các nghiệp vụ giảm TSCĐ:

Cũng tương tự như kiểm tra nghiệp vụ tăng, ở thủ tục này KTV cũng thực hiện kiểm tra các chứng từ gốc của nghiệp vụ để đảm bảo tính phát sinh, tính phân loại hạch toán đúng kỳ và tính chính xác số học.

Tại công ty ABC trong năm 2014, việc giảm TSCĐ chủ yếu là do điều động đi các chi nhánh.

- TSCĐ giảm do điều động đi các chi nhánh: KTV cần thu thập các quyết định điều động, kiểm tra tính được phê duyệt đúng thẩm quyền của quyết định, đồng thời

tham chiếu đến biên bản kiểm kê TSCĐ ngày 31/12/2014 để đảm bảo TSCĐ có quyết định điều chuyển đã thực sự được chuyển đi.

Bảng 2.8 Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ hữu hình

(Trích giấy tờ làm việc số 5644 – kiểm toán tại công ty ABC)

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế IFC thực hiện (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w