Lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế IFC thực hiện (Trang 34 - 41)

2.2Thực trạng kiểm toán khoản mụcTSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty

2.2.2Lập kế hoạch kiểm toán

2.2.2.1 Thủ tục đánh giá rủi ro

a,Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng

ABC là khách hàng truyền thống nên những thông tin chung về hoạt động kinh doanh đã được lưu trong hồ sơ pháp lý (legal file). Đối với kiểm toán BCTC năm 2014, KTV chỉ tập trung thu thập thêm thông tin về những thay đổi trong năm tài chính đó như những thay đổi về BGĐ, về nhân sự kế toán, việc mở rộng thêm một số ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động kinh tế hay những thay đổi về chính sách…. Các thông tin này được lưu trong chỉ mục hồ sơ số 1400.

Một số thông tin cơ bản về Công ty ABC như đã nêu ở mục 2.1.1 Giới thiệu Công ty ABC

Ngoài ra, qua thực hiện phỏng vấn, trao đổi với khách hàng, KTV thu thập được thông tin về một số thay đổi đáng kể trong hoạt động của ABC trong năm tài chính 2014 như sau:

 Tổng giám đốc tiền nhiệm của Công ty đã nghỉ hưu vào tháng 10/2014. Hiện tại, Phó tổng giám đốc đang giữ quyền Tổng giám đốc.

 Năm 2014, Công ty được Bộ Quốc Phòng giao nhiệm vụ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thêm 5% so với năm 2013.

Kết luận: Qua tìm hiểu sơ bộ các thông tin về hoạt động của Công ty ABC, kiểm toán viên nhận thấy một số rủi ro trong kiểm toán khoản mục TSCĐ sau:

 TSCĐ của đơn vị được kiểm toán chủ yếu là máy móc thiết bị dùng trong ngành xây dựng, thường gồm nhiều bộ phận cấu thành. Do vậy, nếu kế toán TSCĐ không hiểu biết về các bộ phận của máy móc thiết bị thì có thể dẫn tới việc không theo dõi, hạch toán riêng biệt các bộ phận của một TSCĐ có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau.

 Các TSCĐ của Công ty ABC phân tán rải rác ở các công trình xây dựng dẫn đến khó khăn trong kiểm soát thường xuyên TSCĐ về mặt hiện vật.

 Việc Công ty ABC được giao chỉ tiêu mở rộng sản xuất kinh doanh trong năm 2014 có thể là sức ép đối với BGĐ, dẫn đến sai phạm hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ so với thực tế.

b,Tìm hiểu hoạt động và chu trình kế toán

Qua phỏng vấn BGĐ và nhân sự phòng kế toán kết hợp với việc thu thập các văn bản quy định về tổ chức công tác kế toán của khách hàng, KTV có được thông

tin về hệ thống kế toán phần hành TSCĐ của Công ty ABC như sau:  Về hình thức kế toán

Công ty ABC áp dụng hình thức Nhật ký chung trong hạch toán kế toán.  Về chính sách kế toán TSCĐ

Đơn vị tiền tệ kế toán: Việt Nam Đồng

Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

Công ty áp dụng Luật kế toán năm 2003 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 – TSCĐ hữu hình, số 04 – TSCĐ vô hình và số 06 – Thuê tài sản, Chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán của Bộ Tài Chính và Thông tư số 45/2013/TT – BTC ban hành ngày 25/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Nguyên tắc ghi nhận tài sản và khấu hao TSCĐ: TSCĐ được xác định theo nguyên giá trừ (-) giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định được xác định theo nguyên tắc giá gốc, bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động. Khi tài sản bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được xóa sổ và bất kỳ các khoản lãi(lỗ) nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào kết quả hoạt động kinh doanh.

Phương pháp khấu hao áp dụng theo phương pháp đường thẳng để trừ dần nguyên giá tài sản cố định theo thời gian hữu dụng ước tính phù hợp với hướng dẫn theo Thông tư số 45/2013/TT – BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài Chính.

 Về nhân sự kế toán TSCĐ

Công ty bố trí một kế toán viên phụ trách hạch toán kế toán các nghiệp vụ về TSCĐ và một kế toán tổng hợp giám sát công việc của kế toán TSCĐ.

Kết luận: Căn cứ vào các thông tin trên, kiểm toán viên có thể tin tưởng vào hệ thống kế toán phần hành TSCĐ tại đơn vị khách hàng.

c,Tìm hiểu hệ thống KSNB khoản mục TSCĐ

ABC là khách hàng lâu năm của IFC nên KTV không sử dụng Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB mà dựa vào nguồn cung cấp thông tin chủ yếu từ Hồ sơ kiểm toán năm trước kết hợp với những thay đổi mà KTV thu thập được trong năm tài chính hiện hành như những thay đổi về loại hình kinh doanh, thay đổi trong chính sách bán hàng, hay những sự thay đổi lớn trong bộ máy kế toán… Nhờ đó

công việc về đánh giá hệ thống KSNB sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Bảng 2.1 Bảng đánh giá rủi ro đối với Công ty ABC Giải thích tóm tắt

Phong cách và tính chính trực của BGĐ Khá tốt

Cơ cấu quản lý và tổ chức Đơn vị chưa có phòng kế hoạch riêng Loại hình kinh doanh Xây dựng và dịch vụ Môi trường kinh doanh Bình thường Kết quả tài chính Bình thường Đặc thù của công tác kế toán Không có Các mối quan hệ kinh doanh và các bên liên quan Bình thường Khả năng của việc cố ý trình bày sai phạm Bình thường

(Nguồn: Tài liệu Công ty IFC)

Kết luận: Qua quá trình tìm hiểu hệ thống KSNB, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát tại ABC ở mức trung bình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d,Thực hiện thủ tục phân tích

Trưởng nhóm kiểm toán thu thập BCTC của khách hàng năm kiểm toán và lập bảng phân tích tình hình biến động của các chỉ tiêu cả về số tiền và tỷ trọng để đánh giá khái quát tính hợp lý chung của xu hướng biến động và các quan hệ kinh tế đồng thời xác định phạm vi và mức độ áp dụng các thủ tục kiểm toán khác.

Bảng 2.2 Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty ABC

(Nguồn: Giấy tờ làm việc số 1210)

Qua Bảng phân tích cơ cấu tài sản nhận thấy tài sản của Công ty ABC ta thấy Tổng tài sản của công ty có tăng nhưng mức tăng không nhiều (tăng 41.768.680.954 VND tương ứng với 5%) và tăng không đều ở các khoản mục. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản, còn trong Tài sản ngắn hạn thì các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất. Đối với tài sản dài hạn, đầu kỳ chủ yếu là các khoản đầu tư tài chính dài hạn nhưng đến cuối kỳ, TSCĐ đã chiếm chủ yếu. Nếu xét từ đặc điểm kinh doanh của Công ty ABC là một Công ty xây dựng thì cơ cấu như vậy là hợp lý.

Còn đối với TSCĐ thì tăng mạnh cả về tỷ trọng và quy mô, KTV cần đi sâu tìm hiểu nguyên nhân cho sự biến động này.

Bảng 2.3 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty ABC

(Nguồn: Giấy tờ làm việc số 1210)

Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty ABC nhận thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty không cao. Tuy nhiên, công ty vẫn đảm bảo nguyên tắc tài chính là đầu tư tài sản dài hạn bằng nguồn vốn dài hạn.

e,Xác định mức trọng yếu dự kiến

Nhằm đưa ra một kế hoạch kiểm toán phù hợp với khách hàng và có căn cứ để thực hiện chọn mẫu trong kiểm tra chi tiết, KTV tiến hành đánh giá trọng yếu cho toàn bộ BCTC và của khoản mục TSCĐ.

Bằng kinh nghiệm kiểm toán, IFC đã xây dựng một tài liệu hướng dẫn đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC rất khoa học kết hợp với việc sử dụng phần mềm AS2 để hỗ trợ các kiểm toán viên trong việc xác định mức trọng yếu. Công ty ABC là công ty cổ phần nên việc công khai báo cáo BCTC là rất quan trọng, mức trọng yếu được xác định bằng 5% đến 10% của thu nhập trước thuế của các hoạt đông thường xuyên được ghi nhận tại ngày kết thúc niên độ (hoặc của khoản lỗ trước thuế).

Trên giấy tờ làm việc “1710 – Determine Planning Materiality”, chọn phần tính mức trọng yếu dành cho các công ty CP, công ty 100% vốn nhà nước, KTV nhập số liệu từ BCTC vào những mục tương ứng trên Bảng tính mức trọng yếu với các công thức và phép tính, và phần mềm sẽ tính toán và hiện số PM (Planning materiality) trên màn hình. Sau đó, KTV tính số MP (Monetary Precision)

MP áp dụng trong kiểm toán công ty ABC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014 là: MP = 15.600.000.000. Con số này được lưu trong bộ nhớ để áp dụng cho toàn bộ các phần hành. Khi thực hiện kiểm toán, các KTV sẽ áp dụng MP cho từng khoản mục để tính mẫu chọn.

f, Dự kiến nhân sự kiểm toán

Việc lựa chọn, bố trí nhân sự kiểm toán phù hợp với quy mô và tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán là một trong những yếu tố quyết định hàng đầu đến tính hiệu quả, tiết kiệm và chất lượng của dịch vụ.

Do công ty ABC là một khách hàng tương đối lớn và đã được IFC kiểm toán nhiều năm nên nhân sự được bố trí cho cuộc kiểm toán này gồm 6 người, trong đó có một chủ nhiệm kiểm toán làm trưởng nhóm. Cùng với 2 KTV khác, trưởng nhóm kiểm toán đã có kinh nghiệm làm việc với khách hàng này trong các cuộc kiểm toán các năm trước. Đây là lợi thế lớn vì các KTV này đã khá am hiểu về đặc điểm của khách hàng.

g, Tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp

Các tài liệu cần thiết cho kiểm toán khoản mục TSCĐ cần yêu cầu khách hàng cung cấp bao gồm:

 Biên bản kiểm kê TSCĐ tại ngày 31/12/2014;  Sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản 211, 213, 214;  Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ;

 Bảng tổng hợp TSCĐ điều chỉnh giảm theo quy định của Thông tư 45/2013/TT – BTC;

 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ;

 Bảng đăng ký phương pháp và thời gian khấu hao của TSCĐ với cơ quan thuế;  Các hồ sơ, chứng từ liên quan;

Trong quá trình thực hiện, kiểm toán viên có thể yêu cầu cung cấp thêm các tài liệu cần thiết khác.

2.2.2.2 Thiết kế chương tình kiểm toán

Tại IFC, chương trình kiểm toán được thiết kế theo khoản mục, trong đó nêu rõ mục tiêu và các thủ tục kiểm tra cần thực hiện đối với khoản mục đó. Chương trình kiểm toán được xây dựng theo mẫu chung nhưng khi thực hiện kiểm toán, các KTV sẽ dựa vào đặc điểm đặc thù của từng khách hàng mà tăng cường hay giảm bớt các thủ tục cho phù hợp và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí kiểm toán.

Sau quá trình tìm hiểu sơ bộ về Công ty, KTV đã có cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động của Công ty. Kết quả đánh giá hệ thống KSNB của Công ty ABC là hiệu quả ở mức trung bình nên KTV quyết định không dựa vào hệ thống KSNB để thu thập bằng chứng kiểm toán. Sau khi có những thông tin cần thiết về TSCĐ hữu hình tại Công ty ABC, KTV hoàn thiện chương trình kiểm toán TSCĐ hữu hình. Đây là tài liệu giúp KTV thực hiện phần hành kiểm toán khoản mục TSCĐ định hướng các công việc cần thực hiện trong quá trình kiểm toán.

Chương trình kiểm toán TSCĐ hữu hình tại Công ty ABC như sau:

Bảng 2.4 Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty IFC thực hiện

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người lập: PNN. Ngày 5/3/2015 Người soát xét: ...Ngày...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế IFC thực hiện (Trang 34 - 41)