Những biến động của thị trƣờng vàng trong nƣớc 2005-2010

Một phần của tài liệu Đề tài:Tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam ppt (Trang 31 - 39)

I. NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG VÀNG THẾ GIỚI VÀ TRONG

2.Những biến động của thị trƣờng vàng trong nƣớc 2005-2010

Trong những năm gần đây, nƣớc ta đã nằm trong danh sách những nƣớc đứng đầu thế giới về nhập khẩu vàng. Trƣớc những biến động không ngừng và phức tạp của thị trƣờng vàng, Nhà nƣớc đã có những biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm bình ổn thị trƣờng này.

Năm 2005

Đây là một năm có nhiều bất ngờ với thị trƣờng vàng trong và ngoài nƣớc. Trong suốt 3 quý đầu năm, giá vàng tƣơng đối ổn định, không có nhiều biến động, nhƣng đến những tháng cuối năm, nguồn cung vàng có thay đổi lớn và có xu hƣớng ngày càng giảm sút, trong khi lƣợng cầu về vàng vẫn không ngừng tăng lên đặc biệt do cuối năm là thời điểm của các dịp Tết, Giáng sinh, mùa lễ cƣới và một số sự kiện khác là những dịp ngƣời dân có nhu cầu lớn về mua sắm nữ trang, vàng bạc cất trữ hoặc làm quà tặng. Giá vàng liên tục trong cơn sốt dài và không ngừng leo thang, đạt mức kỉ lục là 1 050 000VNĐ/chỉ - tăng 11.3% so với giá vàng năm 2004 và tăng tới 94.8% so với giá tại kì gốc năm 2000.

Năm 2006

Trong năm 2006, giá vàng trong nƣớc vẫn không ngừng biến động với biên độ lớn, nhƣng so với năm 2005 thì tình hình trở nên khó dự đoán hơn rất nhiều. Trên thực tế, giá vàng trong nƣớc không biến động theo giá vàng quốc tế, mà có xu hƣớng ngƣợc lại với giá thế giới, đã có những thời điểm giá vàng trong nƣớc cao hơn nhiều so với giá

thế giới, trong khi có những thời điểm giá vàng luôn thấp hơn mức giá thế giới. Cụ thể là trong 3 tháng đầu năm, giá vàng trong nƣớc thấp hơn giá thế giới, nhƣng đến tháng 4, giá vàng trong nƣớc không ngừng tăng lên mà mức cao nhất là cao hơn giá thế giới đến 1 300 000VNĐ/lƣợng. Đến tháng 10, giá vàng lại tiếp tục đảo chiều và đã có lúc giá trong nƣớc thấp hơn giá thế giới gần 200 000VNĐ/lƣợng .

Nguyên nhân là do tình hình thiếu hụt lƣợng cung của năm 2005 đã khiến các doanh nghiệp trong nƣớc đƣợc cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng nhập khẩu vàng nguyên liệu ồ ạt vào những thời điểm thuận lợi. Tuy nhiên, theo quy định, lƣợng vàng này khi nhập khẩu để tiêu thụ trong nƣớc thì buộc phải chuyển hóa thành vàng miếng. Điều này làm cho nhu cầu gia công vàng tăng vọt trong khi công suất sản xuất của doanh nghiệp chỉ đủ đáp ứng đƣợc cho nhu cầu bình thƣờng nên đã không kịp cung ứng cho thị trƣờng lƣợng vàng cần thiết khi nhu cầu tăng cao. Đây chính là nguyên nhân khiến cho giá vàng trong nƣớc cao lên bất thƣờng so với giá vàng thế giới vào đầu tháng 4. Sau một thời gian, khi quá trình gia công vàng đã hoàn tất, lƣợng vàng này trở nên dƣ thừa, lƣợng cung vƣợt quá cầu khiến cho giá vàng trong nƣớc giảm và thấp hơn giá vàng thế giới. Trƣớc tình trạng này, các doanh nghiệp lại ngừng nhập khẩu vàng nguyên liệu làm lƣợng cung giảm đi và giá vàng lại tiếp tục tăng dần.

Ở thời điểm này, thị trƣờng vàng Việt Nam có điểm đáng ghi nhận đó là bên cạnh các hoạt động kinh doanh vàng của doanh nghiệp, đã xuất hiện ngày càng nhiều các cá nhân bỏ tiền đầu tƣ vào vàng, hƣởng lợi dựa trên mức chênh lệch và biến động tăng giảm của giá vàng chứ không chỉ đơn thuần là cất trữ giá trị nhƣ trƣớc kia. Điều này cũng góp phần ảnh hƣởng đến lƣợng cầu về vàng trên thị trƣờng.

Năm 2007

Trong những tháng đầu năm 2007, thị trƣờng vàng tƣơng đối ổn định và lƣợng giao dịch cũng rất khiêm tốn, lƣợng ngƣời đi mua vàng không nhiều và lƣợng ngƣời bán vàng hầu nhƣ không có. Tuy nhiên đến quý 2, cầu về vàng lại tiếp tục tăng lên trong

khi lƣợng cung vẫn hạn hẹp trong cả năm 2007 khiến cho giá vàng bị đẩy lên cao và diễn biến rất bất thƣờng. Năm 2008 14 15 16 17 18 19 20 Tháng 1 Tháng 3 Tháng 5 Tháng 7 Tháng 9 Tháng 11

Biểu đồ 11: Biến động giá vàng trong nước 2008 Nguồn: SJC.com

Nền kinh tế thế giới trong năm 2008 có nhiều thăng trầm, Việt Nam cũng chịu ảnh hƣởng không nhỏ từ khủng hoảng lần này, lạm phát không ngừng tăng cao khiến cho nhu cầu cất trữ và đảm bảo giá trị tài sản của ngƣời dân nói chung trở nên lớn hơn bao giờ hết, kéo theo đó là sự sôi động của thị trƣờng vàng. Trong những tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã vƣơn lên trở thành một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về nhập khẩu vàng với 45 tấn vàng trị giá 1.7 tỷ đô-la. Điều này đã làm cán cân thƣơng mại nƣớc ta bị thâm hụt trầm trọng khiến cho Chính phủ phải ra quyết định tạm thời cấm nhập khẩu vàng từ tháng 6. Tuy nhiên, thị trƣờng vàng không vì thế mà kém sôi động. Trên thực tế, giá vàng biến động không ngừng mà đỉnh cao là vào tháng 3 và tháng 7, giá vàng đã vƣợt trên mức 19 triệu đồng/lƣợng, mức giá này cao hơn mức giá thế giới trong tháng 3 gần 2 triệu đồng/lƣợng. Sau đó giá vàng có xu hƣớng giảm dần,

đến tháng 10, giá vàng trong nƣớc chỉ còn 16 100 000VNĐ/lƣợng và giảm mạnh trong những tháng cuối năm.

Mặc dù những đợt lên xuống của giá vàng là mang tính chu kì và có những thời điểm tƣơng đối giống nhau nhƣng các nhà đầu tƣ lại có những phản ứng khác biệt tại từng thời điểm. Cụ thể là trong tháng 3, khi giá vàng tăng mạnh, cao hơn giá thế giới, các nhà đầu tƣ vẫn tranh nhau mua vàng; trong khi đó, đến tháng 7, giá vàng tiếp tục bị đẩy lên mức trên 19 triệu đồng/lƣợng nhƣ trong tháng 3, nhƣng các nhà đầu tƣ lại có xu hƣớng bán ra thay vì ồ ạt mua vào. Đến cuối năm, khi giá vàng trong nƣớc giảm mạnh, xuống thấp hơn mức giá thế giới cả triệu đồng, thì các nhà đầu tƣ có vẻ thờ ơ, lƣợng vàng mua vào rất ít.

Năm 2008 cũng là năm đánh dấu sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các sàn giao dịch vàng, Chỉ sau một thời gian ngắn đã có hơn 10 sàn giao dịch vàng đi vào hoạt động. Việc ra đời các sàn vàng, cùng với cơn sốt giá đợt đầu năm đã khiến một lƣợng tiền lớn chảy từ chứng khoán sang. Tuy nhiên, sự khốc liệt của loại hình đầu tƣ này cũng đã khiến nhiều nhà đầu tƣ phải trắng tay. Việc các sàn vàng ra đời ồ ạt nhƣng thiếu các quy định pháp lý cụ thể để quản lý sân chơi này đã khiến cho không ít nhà đầu tƣ chịu thiệt thòi do bị áp đặt các quy định bất lợi.Do giá vàng trên sàn gắn với giá vàng thế giới, nên có thời điểm giá vàng trên sàn giao dịch lại thấp hơn giá vàng vật chất bên ngoài đã giúp cho nhiều nhà đầu tƣ kiếm đƣợc chênh lệch lớn từ việc mua và rút vàng đem ra ngoài bán. Điều này khiến các sàn giao dịch liên tục phải thay đổi hạn mức rút vàng, gây nhiều tranh cãi. Chỉ đến khi áp dụng mức phí rút vàng tình trạng này mới chấm dứt, lý do đƣa ra nhằm hạn chế nhà đầu tƣ rút vàng là không đủ vàng dự trữ. Tuy nhiên, khi giá vàng thế giới tăng mạnh, giá vàng trên sàn vƣợt qua cả giá vàng vật chất, các sàn giao dịch lại áp dụng một mức phí ngƣợc đời hơn là phí nộp vàng. Mức phí này có thời điểm lên tới gần 600 000VNĐ/lƣợng.

Năm 2009

Biểu đồ 12: Biến động giá vàng 2009

Nguồn: SJC.com

Năm 2009 cũng là năm tăng giá thứ 9 liên tiếp của thị trƣờng vàng kể từ thời điểm năm gốc là 2000, đồng thời là năm tăng giá mạnh nhất với những biến động với biên độ khá lớn. Trong 3 quý đầu năm 2009, giá vàng trong nƣớc biến động cùng chiều với biến động của giá vàng thế giới. Nhìn chung, giá vàng đi ngang trong biên độ rộng. Bƣớc sang quý 4, giá vàng đột ngột tăng mạnh mà đỉnh cao là giữa tháng 11 với mức giá lên đến 29.3 triệu đồng/lƣợng.

Có rất nhiều nguyên nhân lí giải cho hiện tƣợng trên. Thứ nhất, đó là hệ quả của chính sách cấm nhập khẩu vàng từ tháng 6 năm 2008, trong khi đó, đến đầu năm 2009, do lƣợng cung vàng trong nƣớc dƣ thừa từ năm trƣớc cũng nhƣ giá vàng trên thế giới tại thời điểm đó đang tăng nên các doanh nghiệp đã xuất đi một lƣợng vàng khổng lồ. Đến cuối năm, khi nhu cầu về kim loại quý nói chung tăng mạnh, lƣợng cung trong nƣớc không đủ đã khiến cho giá vàng bị đẩy lên cao đột biến. Thứ hai, giá vàng bị đẩy lên cao một phần là do cơn sốt đồng đô-la, khi mà các nhà đầu tƣ quyết định găm hàng chứ không bán ra, với kỳ vọng tỷ giá USD/VNĐ sẽ tiếp tục tăng. Thứ ba là do tâm lý các

nhà đầu tƣ. Ở thời điểm này, nhận thấy vàng là kênh đầu tƣ có lợi nhuận cao trong thời gian ngắn, ngƣời dân theo tâm lý bầy đàn đã đổ xô đi mua vàng về cất trữ đợi giá tăng thì bán ra nhằm thu lợi nhuận, khiến cho lƣợng cung vàng vốn đã thiếu hụt lại càng trở nên thiếu hụt trầm trọng trong khi lƣợng cầu vẫn không ngừng tăng lên. Một nguyên nhân nữa đó là do cuối năm là thời điểm mùa cƣới, lễ Tết nên ngƣời dân có thói quen mua vàng làm quà tặng, trang sức hoặc làm phƣơng tiện cất trữ giá trị. Tuy nhiên, nếu quan sát kĩ thì có thể nhận thấy cơn sốt vàng trong tháng 11 thực chất chỉ là một cơn sốt ảo. Số lƣợng giao dịch vàng vật chất rất lớn khối lƣợng giao dịch lại rất nhỏ. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là hoạt động tất toán hợp đồng cho vay của các ngân hàng. Cụ thể là khi giá vàng trên thế giới tăng cao, nhiều tiệm vàng và các nhà đầu tƣ tại Việt Nam đã nghĩ rằng đó có thể là đỉnh và vay vàng tại các ngân hàng bán ra liên tục, nhƣng không ngờ rằng giá vàng thế giới đã tiếp tục tăng mạnh. Giá vàng Việt Nam cũng tăng sát theo giá thế giới, khiến các nhà đầu tƣ đã vay vàng ngân hàng bán ra trƣớc đây buộc phải bổ sung tài sản đảm bảo, nhƣng không thể đủ thanh khoản do trạng thái dồn quá lớn. Trƣớc tình hình này, nhiều ngân hàng lần lƣợt tự động tất toán bằng cách buộc các nhà đầu tƣ và tiệm vàng đã vay phải mua lại theo giá ngân hàng công bố. Ngân hàng lúc này cũng không có dƣ vàng để bán, nên phải tìm mua trên thị trƣờng tự do. Với một khối lƣợng lớn nhu cầu nhƣ vậy, thị trƣờng không thể đáp ứng kịp, do không thể kịp nhập khẩu và gia công. Các ngân hàng vẫn bắt phải mua, giá càng bị đẩy lên, càng buộc phải mua, giá tiếp tục tăng và gây ra hiện tƣợng sốt giá liên tục và rất nhanh. Cơn sốt giá chỉ chấm dứt khi các hợp đồng vay vàng đã bị tất toán hết và giá sẽ trở lại thời điểm ban đầu. Minh chứng cho việc này là chênh lệch mua bán lên tới 1 đến 1.5 triệu đồng/lƣợng. Thật ra, đó chỉ là cơn sốt của giới kinh doanh vàng vật chất và ngân hàng.

Một trong những điểm đáng lƣu ý trong năm 2009 là Chính phủ yêu cầu chấm dứt hoạt động của các sàn vàng trƣớc tháng 3 năm 2010. Các sàn vàng phải ngừng hoạt động do sự điều hành yếu kém của các chủ sàn cũng nhƣ sự thiếu hoàn thiện trong luật pháp quản lý hoạt động của sàn vàng đã gây thiệt hại cho các nhà đầu tƣ, đồng thời giá vàng

tại sàn biến động mạnh cũng gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế trong nƣớc. Về sau, tuy hoạt động của các sàn vàng giảm mạnh nhƣng có một sự thật không thể chối cãi đó là nhu cầu đầu tƣ và giao dịch vàng ở nƣớc ta là rất lớn.

Năm 2010

Biểu đồ 13: Biến động giá vàng 2010

Nguồn: SJC.com

Thị trƣờng vàng năm 2010 tiếp tục biến động mạnh và không ngừng xác lập những kỉ lục mới về giá. Cũng giống năm 2009, giá vàng trong nƣớc có những biến động cùng chiều với giá thế giới: trong 3 quý đầu năm biến động tăng và đến quý 4 thì tăng đột biến. Vào ngày 9/11/2010, giá vàng trong nƣớc đã lập kỉ lục 32.8 triệu đồng/lƣợng – tăng 1.2 lần so với mức kỉ lục của năm 2009 và cao hơn giá thế giới khoảng 2 triệu đồng/lƣợng. Đến tháng 12, giá vàng trong nƣớc tiếp tục tăng nhƣng vẫn giữ dƣới mức 36 triệu đồng/lƣợng – thấp hơn giá vàng trên thế giới - trong khi giá vàng trên thế giới

không ngừng tăng mạnh, đây là nỗ lực rất lớn của Nhà nƣớc trong việc bình ổn giá vàng.

Một trong những điểm gây tranh cãi về thị trƣờng vàng trong năm 2010 là việc xuất hiện thông tin Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho rằng, số lƣợng vàng tồn tại trong dân ở Việt Nam lên tới 1000 tấn. Với dân số Việt Nam vào khoảng 86 triệu ngƣời hiện nay, thì nếu con số này là sự thật, trung bình 8.6 ngƣời Việt Nam đang nắm giữ 1 kg vàng, tƣơng đƣơng 26.7 lƣợng vàng. Nghĩa là bình quân mỗi ngƣời Việt Nam đang nắm giữ hơn 3 lƣợng vàng. Sau đó, khi đại biểu Quốc hội chất vấn về con số trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Nguyễn Văn Giàu đã cung cấp số liệu về diễn biến xuất nhập khẩu vàng giai đoạn 1998 đến tháng 9/2010, theo số liệu của Tổng cục Hải quan và Ngân hàng Nhà nƣớc. Theo đó, số vàng nhập khẩu là 339.86 tấn, và xuất khẩu là 268,86 tấn (tức con số nhập siêu vàng vào khoảng 71 tấn).

Cũng trong năm 2010, trƣớc diễn biến phức tạp của giá vàng, Chính phủ đã đƣa ra một loạt biện pháp nhằm bình ổn thị trƣờng vàng. Đầu tiên là Thông tƣ 22 siết hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng tại các ngân hàng thƣơng mại, tiếp đó là liên tục cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng cho các đầu mối, can thiệp bình ổn tỷ giá USD, giảm thuế nhập khẩu vàng từ 1% về 0%, và tăng thuế xuất vàng từ 0% lên 10% kể từ tháng 1 năm 2011. Sau những biện pháp can thiệp nói trên, giá vàng trong nƣớc không còn có những diễn biến bất thƣờng nhƣ trong thời gian đầu tháng 11 và đã đƣợc giữ ở vùng giá quanh 36 triệu đồng/lƣợng trong tháng 12. Tuy nhiên, so với giá vàng thế giới, giá vàng trong nƣớc hiện vẫn đang cao hơn khoảng 500.000 VNĐ/lƣợng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, trong 5 năm trở lại đây, thị trƣờng vàng không ngừng biến động với nhiều bất ổn, điều này cũng góp phần gây nên sự bất ổn trong kinh tế vĩ mô. Tuy nhà nƣớc đã đƣa ra nhiều biện pháp can thiệp nhằm bình ổn thị trƣờng vàng nhƣng dƣờng nhƣ những chính sách này chƣa thực sự mang lại hiệu quả nhƣ mong đợi. Nhà nƣớc đã lần lƣợt đƣa ra cách chính sách cấm nhập khẩu vàng, mở sàn vàng rồi lại dẹp bỏ hoạt động của các sàn vàng,… Tuy nhiên, có thể nhận thấy hầu hết các chính sách trên chỉ nhằm

vào giải quyết các vấn đề ngắn hạn chứ chƣa giải quyết đƣợc tận gốc vấn đề trong dài hạn. Trên thực tế, những biến động trong những năm gần đây chủ yếu do tác động của tình hình kinh tế trong và ngoài nƣớc đồng thời do chính sách hạn ngạch vàng.. Vì vậy, thay vì cấm đoán một số hoạt động kinh doanh vàng, Nhà nƣớc nên thay đổi từ chính sách hạn ngạch vàng. Ngoài ra, các chính sách quản lý thị trƣờng vàng trong những năm gần đây tỏ ra kém hiệu quả là do khi đƣa ra chính sách, nhà nƣớc đã không lƣờng đƣợc hết phản ứng của thị trƣờng. Khi ra quyết định dẹp bỏ sàn giao dịch vàng ảo, Nhà nƣớc mong muốn các ngƣời dân chuyển kênh đầu tƣ nhƣ tiết kiệm, tuy nhiên trên thực tế, ngƣời dân lại chuyển dòng vốn của mình sang vàng miếng làm cho thị trƣờng vàng miếng trở nên nóng hơn bao giờ hết. Trong thời điểm hiện tại, trong khi những rủi ro

Một phần của tài liệu Đề tài:Tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam ppt (Trang 31 - 39)