Tác động đối với các doanh nghiệp kinhdoanh vàng

Một phần của tài liệu Đề tài:Tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam ppt (Trang 42 - 50)

II. CHÍNH SÁCH CẤM KINHDOANH VÀNG MIẾNG NĂM 2011 CỦA

1. Tác động đối với các doanh nghiệp kinhdoanh vàng

1.1. Doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ, doanh nghiệp tƣ nhân

Doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tƣ nhân là những doanh nghiệp do tƣ nhân mở ra và làm chủ. Những doanh nghiệp này thƣờng hoạt động với quy mô nhỏ, thông thƣờng chỉ có 1 hoặc 2 cửa hàng, nguồn vốn điều lệ hạn chế. Theo bản dự thảo cuối cùng về chính sách cấm kinh doanh vàng miếng mới đƣợc đƣa ra, có thể thấy đây là những doanh nghiệp có khả năng bị ảnh hƣởng mạnh nhất, khả năng những doanh nghiệp này bị đào thải khỏi thị trƣờng kinh doanh vàng vô cùng lớn.

Để làm rõ hơn tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng đến công việc kinh doanh của các cửa hàng vàng, chúng tôi đã tiến hành điều tra, thăm dò ý kiến của 60 cửa hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo điều tra, sau khi Nghị quyết 11 của Chính Phủ đƣợc đƣa ra, kết hợp với dự thảo về việc cấm kinh doanh vàng miếng, doanh thu của các cửa hàng đã bị ảnh hƣởng ko nhỏ. Trong đó, chỉ có 22% cửa hàng giữ vững đƣợc doanh thu và 78% còn lại doanh thu giảm đáng kể.

22%

78%

Không đổi Giảm

Biểu đồ 14: Biến động doanh thu của các doanh nghiệp vàng vừa và nhỏ

Cụ thể, doanh thu từ vàng miếng tại tất cả các cửa hàng đều giảm xuống, trong khi đó, lƣợng vàng trang sức bán ra không có sự thay đổi hoặc thay đổi theo hƣớng tăng nhẹ ở mức không đáng kể.

Theo thống kê, ¾ ngƣời dân Việt Nam có nhu cầu về vàng. Ngƣời dân chủ yếu mua vàng với mục đích dự trữ, phòng tránh rủi ro và lạm phát. Để phục vụ mục đích đó, vàng miếng thực sự là một công cụ hữu ích. Trong lƣợng vàng đƣợc giao dịch trên thị trƣờng, vàng miếng chiếm tỉ trọng lớn nhất, 65%. Trong khi đó, vàng trang sức và các hình thức khác chỉ chiếm 35%.

65% 25% 10% Vàng miếng Trang sức Khác

Biểu đồ 15: Tỷ trọng doanh thu của các doanh nghiệp vàng vừa và nhỏ

Vàng miếng chiếm tỉ trọng rất lớn trong doanh thu, một sự thay đổi nhỏ trong lƣợng vàng miếng tiêu thụ cũng ảnh hƣởng rất lớn đến doanh thu của các cửa hàng. Trƣớc tình hình kinh doanh đó, không ít cửa hàng vàng đã phải đóng cửa. Vì vậy, nghị quyết 11 và dự thảo cấm kinh doanh vàng miếng của Chính phủ đã có những tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhƣ vậy, mặc dù lƣợng vàng miếng tiêu thụ có xu hƣớng giảm đi, nhƣng lƣợng vàng trang sức lại không biến động nhiều. Điều đó cho thấy thói quen của ngƣời mua vàng vẫn chƣa có gì thay đổi. Những quan ngại về chính sách cấm kinh doanh vàng miếng chỉ khiến ngƣời mua vàng giảm lƣợng vàng miếng giao dịch chứ không chuyển hƣớng sang vàng trang sức hay một hình thức khác tƣơng tự.

b. Đánh giá về mức độ hiệu quả của chính sách

Việc duy trì thói quen mua vàng và hình thức mua vàng cũng nhƣ nhu cầu lớn về vàng miếng của ngƣời dân khiến chính sách cấm kinh doanh vàng miếng theo đánh giá của những ngƣời kinh doanh vàng là không thực sự hiệu quả, đặc biệt là trong vấn đề giảm thiểu và kiềm chế lạm phát.

27%

73%

Không hiệu quả lắm

Biểu đồ 16: Đánh giá về chính sách của các doanh nghiệp vàng vừa và nhỏ

73% chủ các doanh nghiệp vàng tƣ nhân cho rằng chính sách này không thể thực thi và sẽ không mang lại hiệu quả. Các doanh nghiệp này cho rằng vàng không phải là nguyên nhân của tình trạng lạm phát nhƣ hiện nay. Do đó, thay vì kiếm soát thị trƣờng vàng, Nhà nƣớc nên có những biện pháp điểu chỉnh và kiểm soát tỷ giá hối đoái cũng nhƣ cắt giảm đầu tƣ công. Chính phủ nên để thị trƣờng vàng tự do điều tiết và điều chỉnh theo thị trƣờng thế giới.

Các doanh nghiệp còn lại cho rằng chính sách này chỉ hiệu quả khi chính phủ có những biện pháp hợp lý để điều chỉnh thị trƣờng, đồng thời có những hình thức phù hợp để đáp ứng nhu cầu về vàng của ngƣời dân Việt Nam.

c. Định hƣớng kinh doanh

63% các doanh nghiệp tƣ nhân xác định sẽ không thay đổi hình thức kinh doanh kể cả trong trƣờng hợp chính sách này đƣợc áp dụng triệt để. Lý do của những doanh nghiệp này đơn giản dựa trên quy luật ở đâu có cầu thì ở đó có cung.

20%

17% 63%

Đã có định hướng Chưa xác định Không định thay đổi

Biểu đồ 17: Định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp vàng vừa và nhỏ

Ngoài những doanh nghiệp không có ý định thay đổi xu hƣớng kinh doanh, trong số 37% còn lại, có khoảng 20% doanh nghiệp đã định hƣớng kinh doanh vàng theo hình thức khác ( trang sức, đúc tƣợng…) và 17% vẫn chƣa xác định đƣợc hƣớng kinh doanh mới. Những doanh nghiệp này hiện nay đang hoạt động rất cầm chừng và chờ đợi chính sách của Chính Phủ để có những định hƣớng rõ hơn cho công việc kinh doanh.

Chính sách cấm kinh doanh vàng miếng không chỉ tác động đến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp vàng tƣ nhân mà còn ảnh hƣởng không nhỏ đến tâm lý của ngƣời kinh doanh vàng.

5 tháng sau khi đƣợc đề xuất cùng với hơn 20 bản dự thảo đƣợc đƣa ra, chính sách cấm kinh doanh vàng miếng đã tác động mạnh mẽ đến thị trƣờng vàng trong nƣớc, đặc biệt là các doanh nghiệp vàng vừa và nhỏ. Không ít cửa hàng đã và đang có nguy cơ phải đóng cửa.

1.2. Doanh nghiệp kinh doanh sản xuất vàng miếng quy mô lớn

Một số doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đồng thời cũng là những doanh nghiệp sản xuất vàng miếng lớn nhất Việt Nam hiện nay nhƣ: SJC, Agribank, Bảo Tín Minh Châu, SBJ, PNJ, ngân hàng Á Châu…cũng đang bị ảnh hƣởng không nhỏ từ chính sách cấm kinh doanh vàng miếng của Chính phủ. Không chỉ kinh doanh, chính sách này còn tác động nặng nề đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp này.

a.Doanh thu

Nghị quyết 11 của Chính phủ trong đó bao gồm chính sách cấm kinh doanh vàng miếng đƣợc đƣa ra vào tháng 2/2011. Tính đến thời điểm 7/2011, chính sách này đã tác động không nhỏ đến doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vàng miếng.

SJC là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vàng miếng lớn nhất trên thị trƣờng Việt Nam, chiếm 90% thị phần cả nƣớc. Vàng miếng là sản phẩm chủ lực của SJC, mang lại 85% doanh thu cho doanh nghiệp này.

85%

10% 5%

vàng miếng vàng trang sức hoạt động khác

Biểu đồ 18: Tỷ trọng doanh thu của các doanh nghiệp lớn

Chính sách cấm kinh doanh vàng miếng đƣa ra tháng 2/2011. Ngày 14/3/2011, lƣợng vàng miếng SJC bán ra đã giảm 5% - 10%. Ngày 17/3/3011, lƣợng vàng miếng tiếp tục giảm 30% - 40%. Vừa qua, bản dự thảo cuối cùng của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng đƣợc đƣa ra, theo đó ngƣời dân vẫn có quyền mua bán vàng miếng. Bản dự thảo này đã khiến những ngƣời mua vàng dự trữ và đầu tƣ có tâm lý an tâm hơn. Ngày 28/6/2011, lƣợng vàng SJC bán ra đã có khởi sắc. Tuy nhiên, khối lƣợng giao dịch thời điểm này so với trƣớc khi chính sách cấm kinh doanh vàng miếng đƣợc đƣa ra vẫn thấp hơn 20% - 30%.

Bên cạnh SJC, các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất vàng miếng khác cũng đang chịu những ảnh hƣởng rất nặng nề.

Bà Nguyễn Ngọc Quế Chi, Tổng giám đốc Công ty Sacombank-SBJ cho biết vàng miếng SBJ thời gian qua mua bán sụt giảm hơn 50%, sau khi xuất hiện thông tin có thể cấm bán vàng miếng tự do.

Tƣơng tự, tình hình kinh doanh của Bảo Tín Minh Châu trong thời gian gần đây, lƣợng vàng miếng bán ra giảm 50% - 60%. Tổng công ty vàng Agribank cũng có thể thiệt hại hàng tỷ đồng nếu phải ngừng hoạt động hệ thống nhà xƣởng sản xuất vàng miếng. Hai nhà máy dập đúc của tổng công ty ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với số vốn đầu tƣ ban đầu hàng triệu đôla mới chỉ khấu hao đƣợc hai phần ba.

Lƣợng vàng miếng giao dịch giảm đáng kể từ khi chính sách cấm kinh doanh vàng miếng đƣợc Chính phủ đƣa ra. Thông tin về việc vàng miếng chỉ đƣợc phép giao dịch một chiều đã khiến nhiều ngƣời dân hoang mang, chuyển sang tích trữ vàng dƣới hình thức khác, đặc biệt là nhẫn tròn trơn. Nhẫn vàng trơn đƣợc gia công bằng vàng nguyên liệu thƣờng với giá trị khoảng 1 chỉ, 2 chỉ hoặc 5 chỉ. Loại nhẫn này đƣợc chế tác đơn giản, phí gia công thấp. Ngay khi chính sách cấm vàng miếng đƣợc đƣa ra, tâm lý bất an đã khiến nhiều ngƣời dân chuyển từ tích trữ vàng miếng sang tích trữ loại nhẫn này. Thời điểm tháng 3/2011, lƣợng vàng miếng bán ra của công ty vàng bạc Bảo Tín Minh Châu sụt giảm 30% - 40%, nhƣng lƣợng nhẫn vàng trơn bán ra lại tăng đột biến, 200% - 250%. Không chỉ Bảo Tín Minh Châu, lƣợng nhẫn vàng trơn của các hãng sản xuất kinh doanh vàng khác cũng tăng mạnh. Trong thời điểm này, công ty SJC đẩy mạnh tung ra thị trƣờng một số loại nhẫn vàng trơn mới. Tuy nhiên do nhu cầu của ngƣời dân quá lớn đã có không ít thời điểm các cửa hàng vàng của công ty này ở trong tình trạng cháy hàng.

Chính sách cấm kinh doanh vàng miếng đã tác động mạnh đến tâm lý ngƣời dân, bao gồm cả ngƣời mua vàng với mục đích tích trữ và nhà đầu tƣ, thông qua đó, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vàng. Sự thay đổi trong các bản dự thảo đƣa ra đã khiến tâm lý ngƣời mua vàng không ổn định. Lƣợng vàng miếng giao dịch biến động thất thƣờng. Do đó, doanh thu của các doanh nghiệp vàng cũng không ổn định. Hiện nay, tuy tình hình kinh doanh vàng miếng đã có những khởi

sắc khi bản dự thảo cuối cùng về chính sách này đƣợc đƣa ra, nhƣng tâm lý bất an và dè chừng của ngƣời mua vàng vẫn khiến thị trƣờng vàng miếng ở trong tình trạng ảm đạm.

b. Định hƣớng kinh doanh

Hầu hết các doanh nghiệp vàng lớn đều đồng tình với bản dự thảo cuối cùng đƣợc đƣa ra của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng. Theo bản dự thảo này, ngƣời dân vẫn có quyền mua bán vàng miếng nhƣng chỉ đƣợc mua ở những đầu mối do Ngân hàng Nhà nƣớc chỉ định. Hiện nay, mặc dù chính sách cấm kinh doanh vàng miếng đã và đang ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tình hình doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vàng miếng, nhƣng sau khi chính sách này đƣợc áp dụng triệt để, đây có thể là những doanh nghiệp đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất. Theo bản dự thảo mới nhất, doanh nghiệp phải đáp ứng đƣợc một số điều kiện nhất định về vốn điều lệ, quy mô hoạt động kinh doanh… Doanh nghiệp vàng lớn sẽ là những doanh nghiệp có khả năng đáp ứng tốt nhất những điều kiện này và trở thành đầu mối giao dịch vàng miếng của Ngân hàng Nhà nƣớc.

Tuy nhiên, để tránh rủi ro, các doanh nghiệp đều có những định hƣớng nhất định cho công việc kinh doanh trong thời gian tới, khi chính sách cấm kinh doanh vàng miếng đƣợc áp dụng triệt để.

Theo Tổng giám đốc SJC, ông Nguyễn Thành Long, nếu chủ trƣơng của nhà nƣớc nhằm thu hẹp thị trƣờng vàng miếng, công ty cũng sẽ chú trọng sản xuất, kinh doanh mặt hàng nữ trang, cố gắng đẩy nhanh tiến độ xây dựng xƣởng gia công nữ trang quy mô lớn và tìm hƣớng mới để bỏ vốn kinh doanh.

Vàng miếng đóng góp 80% vào doanh thu của toàn tập đoàn vàng bạc đá quý Doji. Từ cuối năm 2010, Tập đoàn Doji đã điều chỉnh các chỉ tiêu kinh doanh của mình theo hƣớng giảm dần lệ thuộc vào mảng vàng miếng do lƣờng trƣớc khả năng kinh doanh vàng miếng có thể bị thu hẹp. Từ năm 2008, tập đoàn DOJI đã đẩy mạnh phát triển thƣơng hiệu trong mảng trang sức, đá quý. Khi Chính phủ đƣa ra chính sách cấm kinh

doanh vàng miếng, kinh doanh vàng miếng khó khăn hơn, công việc này sẽ đƣợc đẩy mạnh hơn nữa. Nhu cầu trang sức rất nhỏ bé so với nhu cầu đầu tƣ vàng miếng, vì thế doanh thu do vàng trang sức đem lại không cao. Tuy nhiên, nếu vàng miếng bị ngừng giao dịch hoặc thu hẹp giao dịch, doanh nghiệp sẽ phải chuyển hƣớng. Mặt khác, tỷ suất lợi nhuận của kinh doanh trang sức lớn hơn rất nhiều so với vàng miếng. Nếu nhƣ tỷ suất lợi nhuận trên kinh doanh vàng miếng chỉ là một phần nghìn thì tỷ lệ này ở trang sức là 10%. DOJI xác định khi phát triển mảng vàng trang sức sẽ đẩy mạnh chiến lƣợc hai trong một, tức là đầu tƣ cho dòng sản phẩm có hàm lƣợng vàng cao, vừa phục vụ nhu cầu làm đẹp nhƣng vẫn đảm bảo làm quà tặng có giá trị, và giải quyết nhu cầu bảo toàn, tích trữ tài sản của nhân dân.

Đa số các doanh nghiệp lớn kinh doanh và sản xuất vàng miếng hiện nay đều chủ trƣơng chuyển sang đẩy mạnh sản xuất vàng trang sức và coi đó là hoạt động mũi nhọn trong thời gian tới. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp xác định hƣớng đầu tƣ khác cho công việc kinh doanh. Tổng giám đốc một đầu mối kinh doanh vàng miếng lên kế hoạch thu hẹp hoạt động kinh doanh cả vàng miếng lẫn vàng trang sức, thay vào đó sẽ bỏ vốn sang các mảng khác nhƣ bất động sản.

Chính sách cấm kinh doanh vàng miếng không chỉ ảnh hƣởng đến tâm lý ngƣời tích trữ vàng và các nhà đầu tƣ, mà còn tác động mạnh đến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vàng. Thị trƣờng vàng thời gian gần đây trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Mỗi lần dự thảo đƣợc đƣa ra lại gây nên những biến động nhất định trên thị trƣờng vàng. Hình ảnh thị trƣờng vàng hiện này có thể hình dung qua sự bất an trong tâm lý ngƣời dân và sự hoang mang của doanh nghiệp không xác định đƣợc hƣớng kinh doanh cụ thể.

Một phần của tài liệu Đề tài:Tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam ppt (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)