Nhóm các giải pháp liên quan trực tiếp đến bình ổn thị trƣờng vàng

Một phần của tài liệu Đề tài:Tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam ppt (Trang 77 - 82)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BÌNH ỔN THỊ TRƢỜNG VÀNG TRONG

1. Nhóm các giải pháp liên quan trực tiếp đến bình ổn thị trƣờng vàng

a. Mở sàn giao dịch vàng quốc gia

Trƣớc đây, Việt Nam cũng đã có hình thức sàn giao dịch vàng. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, sàn vàng đã không đƣợc quản lý một cách nghiêm ngặt. Ở giai đoạn phát triển cao vào cuối năm 2008, năm 2009, các sàn vàng đã biến tƣớng, việc kinh doanh không gắn với vàng vật chất mà thực chất là cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nƣớc, một loại hình kinh doanh chênh lệch giá (margin trading), và các sàn còn cho phép nhà đầu tƣ sử dụng đòn bẩy tài chính rất cao. Nhà đầu tƣ có thể mở tài khoản tiền gửi xem nhƣ tiền ký quỹ, tối thiểu là 2% trên giá trị giao dịch. Với số tiền 20 triệu đồng trong tài khoản, nhƣng nếu cần, nhà đầu tƣ có thể sử dụng số tiền lên tới 20 tỷ đồng để giao dịch (gấp 1.000 lần số tiền trong tài khoản). Đây chính là điểm hấp dẫn của sàn giao dịch vàng qua tài khoản, bởi nó đã đánh trúng tâm lý hám lợi của nhà đầu tƣ. Loại hình kinh doanh này tiềm ẩn rủi ro rất cao cho cả nhà đầu tƣ và cho chính các đơn vị kinh doanh sàn vàng. Thực tế, các sàn giao dịch vàng đều thực hiện hoạt động mua, bán với nhà đầu tƣ qua các phƣơng thức:

(i) Chủ sàn trực tiếp mua bán vàng với nhà đầu tƣ và phòng ngừa rủi ro bằng việc chuyển trạng thái ra nƣớc ngoài thông qua hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nƣớc ngoài của chủ sàn.

(ii) Chủ sàn nhận lệnh của nhà đầu tƣ và chuyển lệnh ra nƣớc ngoài thông qua hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nƣớc ngoài của chủ sàn.

(iii) Các nhà đầu tƣ trực tiếp mua bán vàng trên tài khoản với nhau thông qua hình thức khớp lệnh tập trung.

Đối với hình thức giao dịch (i) và (ii) thì về bản chất chủ sàn cho phép nhà đầu tƣ thực hiện mua bán vàng trên tài khoản ở nƣớc ngoài. Hay nói cách khác đây là hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của nhà đầu tƣ trong nƣớc. Khi nhà đầu tƣ trong nƣớc tính toán

sai việc thua lỗ, mất ngoại tệ ra nƣớc ngoài là không tránh khỏi, tạo thêm sức ép lên tỷ giá VND/ USD.

Ngoài ra, việc thực hiện giao dịch vàng tại các sàn giao dịch vàng của Việt Nam thời gian qua có thể có rủi ro cho các nhà đầu tƣ cá nhân do thông tin và cơ chế giao dịch không hoàn toàn minh bạch; chủ sàn vừa làm môi giới mua/ bán vàng, vừa trực tiếp kinh doanh vàng.

Hiện nay, trƣớc tình hình giá vàng trong nƣớc biến động thất thƣờng, việc thành lập một sàn vàng quốc gia là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, Nhà nƣớc cần phải chú ý để tránh tình trạng nhƣ sàn vàng trƣớc đây. Sàn vàng quốc gia cần phải có sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nƣớc. Ngân hàng Nhà nƣớc đóng vai trò ngƣời thiết lập luật chơi giống nhƣ vai trò Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc hiện nay và không vì mục đích lợi nhuận. Còn ngân hàng đóng vai trò tƣơng tự công ty chứng khoán, hoạt động thông qua các nghiệp vụ kinh doanh trên sàn. Thêm vào đó, trong thời điểm hiện tại, việc Nhà nƣớc sở hữu đa số cổ phần của sàn vàng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với việc để những ngƣời tham gia sàn giao dịch và ngƣời dân sở hữu.

Sàn giao dịch vàng quốc gia sẽ hình thành mức giá chuẩn nhất đối với từng thƣơng hiệu vàng. Từ đó, những cơ sở kinh doanh vàng trên thị trƣờng sẽ phải tham chiếu mức giá này, trƣờng hợp mức giá niêm yết của họ quá xa so với giá chuẩn của sàn quốc gia thì sẽ bị thị trƣờng điều tiết. Hình thức sàn giao dịch vàng quốc gia nhƣ trên mang lại rất nhiều lợi ích:

Thứ nhất, khi có sàn quốc gia là Nhà nƣớc sẽ có công cụ và phƣơng tiện để quản lý dòng xuất nhập khẩu vàng vật chất, nhờ đó, Nhà nƣớc có thể quản lý tập trung lƣợng vàng đang nằm rải rác tại các ngân hàng, đơn vị kinh doanh vàng tại kho vàng nhà nƣớc.

Thứ hai, thông qua sàn giao dịch vàng, Chính phủ có thể biết đƣợc giá trị vàng trong nền kinh tế là bao nhiêu để có những biện pháp điều chỉnh thị trƣờng phù hợp, tránh tình trạng vàng gây nhiễu sang thị trƣờng ngoại hối.

Thứ ba, khi vàng về kho nhà nƣớc, tức Chính phủ vay vàng của dân và tổ chức để làm dự trữ quốc gia. Trong trƣờng hợp nhất định, có thể chuyển đổi chúng thành tiền hoặc tài sản thanh khoản cao để tái đầu tƣ vào nền kinh tế. Khi huy động vàng về kho thì phải cấp cho ngƣời dân và tổ chức chứng chỉ giống nhƣ chứng chỉ tiền gửi, Chính phủ phải trả lãi cho ngƣời dân, đồng thời cho ngƣời dân rút ra khi họ cần. Điều này sẽ giúp đảm bảo uy tín của Chính phủ.

Thứ tƣ, đối với ngƣời dân và tổ chức kinh doanh vàng thì đƣợc lợi ở chỗ, thị trƣờng hoàn toàn minh bạch về giá, chất lƣợng và cơ chế vận hành. Do đặc thù hoạt động tập trung nên các thƣơng hiệu vàng phải niêm yết giá công khai, nhờ đó, giá vàng đƣợc hình thành vừa trên cơ sở thị trƣờng, vừa minh bạch, rất khó xảy ra tình trạng “đánh lên, đánh xuống” hoặc mù mờ thông tin.

Thứ năm, khi cầm “chứng chỉ vàng” trong tay, ngƣời dân và tổ chức đƣợc hƣởng lãi suất nhƣ tiền gửi. Trong trƣờng hợp muốn mua bán thì chỉ cần giao dịch qua tài khoản. Hình thức giao dịch này an toàn hơn so với giao dịch trực tiếp tại các cửa hàng vàng. Những lợi ích mà sàn vàng đem lại, cùng với sự bất ổn của thị trƣờng vàng hiện nay cho thấy việc thành lập một sàn vàng quốc gia trong thời điểm hiện tại là yêu cầu cần thiết đối với nền kinh tế Việt Nam. Hình thức giao dịch này không chỉ giúp nguồn vốn dự trữ trong dân lƣu thông trong nền kinh tế, đảm bảo tính minh bạch mà còn giúp Nhà nƣớc quản lý loại “hàng hóa đặc biệt” này tốt hơn.

b. Quản lý việc nhập khẩu vàng, hạn chế nhập khẩu, kích thích xuất khẩu

vàng.

Việc nhập khẩu vàng ảnh hƣởng nghiêm trọng tới cán cân thanh toán. Việt Nam không phải là nƣớc khai thác vàng lớn, vàng có đƣợc chủ yếu từ nhập khẩu, do vậy, để có đƣợc vàng Việt Nam phải mất ngoại tệ. Chính sách nhập vàng của Việt Nam những năm qua khá đặc biệt. Thông thƣờng, chỉ có các doanh nghiệp lớn mới đƣợc cấp phép nhập vàng. Việc cho phép nhập khẩu vàng gần đây là khá bị động do sức ép của giá vàng trong nƣớc lên cơn sốt. Vàng nhập khẩu về là vàng tiêu chuẩn quốc tế, vàng lƣu hành trên thị trƣờng nội địa là vàng của rất nhiều hãng vàng trong nƣớc không đƣợc

chấp nhận rộng rãi trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế... Theo Hiệp hội vàng thế giới (World gold council - WGC), Việt Nam đã trở thành một cái tên vào loại hàng đầu thế giới về nhu cầu vàng vật chất. Theo ƣớc tính, tổng lƣợng vàng nhập vào Việt Nam hàng năm cho mục đích dự trữ (vàng tiền tệ) chiếm tới 90%, có nghĩa vàng đó đáp ứng nhu cầu dự trữ tài sản của dân là chính (thay cho nắm giữ tiền mặt). Điều đáng chú ý mà khá nhiều nhà kinh tế đã đề cập, đó là “quá trình biến vàng tốt, tiêu chuẩn quốc tế, thành vàng tiêu chuẩn Việt Nam”. Nếu nhìn rộng hơn, trên góc độ dự trữ quốc gia thì quá trình đó cũng đƣợc hiểu là quá trình đổi ngoại tệ lấy vàng tiêu chuẩn Việt Nam (vàng quốc tế nhập về và cắt ra chuyển thành vàng gồm đủ các hãng). Việc nhập khẩu vàng hàng năm nhƣ vậy dễ nhìn thấy là quá trình tiêu tốn ngoại tệ để lấy tài sản vàng và lƣợng vàng đó đi vào cất giữ rất kỹ trong dân... Theo cách thức nhập khẩu vàng nhƣ trên cho thấy, những năm qua Việt Nam nhập khẩu vàng vào khá nhiều và việc nhập khẩu vàng thƣờng do các công ty ngoài ngân hàng thực hiện, mục đích chủ yếu là lợi nhuận. Mặt trái của vấn đề này chính là làm khan hiếm ngoại tệ của quốc gia, làm giảm tính thanh khoản dự trữ ngoại hối và đặc biệt gây tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế. Khắc phục tình trạng nhập khẩu vàng tràn lan nhƣ hiện nay, Nhà nƣớc cần có những biện pháp nhất định trong vấn đề nhập khẩu vàng. Ngân hàng trung ƣơng với vai trò của ngƣời đƣa ra các chính sách tiền tệ và điều tiết vĩ mô nền kinh tế nên là đầu mối nhập khẩu vàng. Tập trung việc nhập khẩu vàng về một đầu mối mang lại lợi ích đầu tiên là Nhà nƣớc có thể quản lý đƣợc lƣợng vàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, nhập khẩu một lƣợng vàng phù hợp với nền kinh tế sẽ giúp tiết kiệm ngoại tệ. Nhà nƣớc cần kiểm soát đƣợc quá trình nhập khẩu vàng vật chất. Điều này có nghĩa cơ quan quản lý nhà nƣớc ngoài việc cấp giấy phép nhập khẩu vàng còn cần xác định việc nhập khẩu vàng không tác động nhiều đến nguồn ngoại tệ hoặc đảm bảo ngân hàng (nền kinh tế) có thể sử dụng nguồn vốn bằng vàng đó. Việc cho phép nhập khẩu vàng vật chất, phải đi đôi với việc phát triển thị trƣờng vàng trong nƣớc theo định hƣớng nào đó (nhƣ đƣa Việt Nam thành trung tâm vàng quốc tế).

Bên cạnh việc hạn chế và quản lý việc nhập khẩu vàng, Nhà nƣớc nên có những biện pháp khuyến khích xuất khẩu vàng. Khi xuất đƣợc vàng, Việt Nam sẽ thu đƣợc ngoại tệ. Nói một cách khác, vàng chất lƣợng cao và ở một phân khúc nhất định của thị trƣờng cũng là ngoại tệ hoặc vàng gián tiếp tạo nguồn thu hoặc khoản chi ngoại tệ, có tác động đến cung cầu ngoại tệ trong nƣớc. Việc bình ổn thị trƣờng vàng cũng góp phần quan trọng vào việc bình ổn thị trƣờng ngoại tệ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Và ngƣợc lại, việc bình ổn thị trƣờng ngoại tệ cũng chính là một công cụ tốt nhằm bình ổn thị trƣờng vàng.

Quản lý nhập khẩu vàng sẽ giúp tiết kiệm ngoại tệ cho dự trữ quốc gia, xuất khẩu vàng mang lại nguồn thu ngoại tệ, từ đó làm tăng tính thanh khoản cho nền kinh tế đồng thời giảm bớt thâm hụt cán cân thƣơng mại. Điều này đồng nghĩa với việc làm giảm mức độ “quý” của ngoại tệ trong nền kinh tế Việt Nam. Khi ngoại tệ không còn “quý”, không còn “cần” nữa thì niềm tin vào đồng nội tệ sẽ đƣợc củng cố hơn. Đồng nội tệ một khi chiếm đƣợc lòng tin của ngƣời dân thì khi đó ngƣời dân sẽ không còn trốn tránh đồng nội tệ nữa. Thay vì găm giữ vàng hay đô la, họ sẽ chuyển sang giữ đồng nội tệ. Giải pháp này sẽ giúp bình ổn thị trƣờng vàng, đặc biệt tránh tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế.

c. Tạo sự liên thông với thị trƣờng quốc tế, tránh giá vàng tăng giảm cục bộ

Giá vàng Việt Nam trong thời gian qua ngoài chịu ảnh hƣởng của giá vàng thế giới còn chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác trong nƣớc khiến giá vàng biến động bất ổn, đôi khi đi ngƣợc chiều với giá vàng thế giới. Việc giá vàng trong nƣớc có sự chênh lệch với giá vàng thế giới là một trong những nguyên nhân khiến cho nạn nhập lậu vàng tăng cao. Để tránh tình trạng này, Chính phủ cần tạo sự liên thông, liên kết giữa thị trƣờng vàng trong nƣớc với thị trƣờng vàng thế giới. Điều này vừa tránh đƣợc những rủi ro do nạn buôn lậu vàng đem lại, vừa phản ánh đƣợc cung cầu vàng thực tế. Việc tạo sự liên thông với thị trƣờng bên ngoài cũng góp phần làm giảm tâm lý găm giữ, lo ngại và đặc biệt là đầu cơ. Tại thị trƣờng Việt Nam, nạn đầu cơ, làm giá đã ảnh hƣởng nghiêm trọng đến thị trƣờng cũng nhƣ lợi ích của những ngƣời tham gia. Khi giá vàng

trong nƣớc chỉ chịu ảnh hƣởng của xu hƣớng thế giới, nạn đầu cơ thao túng thị trƣờng sẽ không còn, thị trƣờng vàng sẽ bình ổn.

Một phần của tài liệu Đề tài:Tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam ppt (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)