Những biến động của thị trƣờng vàng thế giới 2005-2010

Một phần của tài liệu Đề tài:Tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam ppt (Trang 25 - 31)

I. NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG VÀNG THẾ GIỚI VÀ TRONG

1. Những biến động của thị trƣờng vàng thế giới 2005-2010

a) Biến động về giá vàng

Ngày Giá vàng (USD/oz)

12/31/2005 444.45 12/31/2006 603.77 12/31/2007 695.39 12/31/2008 871.96 12/31/2009 972.35 12/31/2010 1224.52

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Biểu đồ 6: Biến động giá vàng thế giới 2005-2010

Nguồn: World Gold Council

Qua 6 năm, giá vàng liên tục tăng, từ khoảng 444.45 đô la Mỹ/ oz vào năm 2005 lên đến khoảng 1224 đô la Mỹ/ oz vào năm 2010, mức tăng tƣơng đƣơng 275.4%.

Gần đây, hội đồng vàng thế giới ( World Gold Council) đã đƣa ra thông báo về giá vàng trong quý I/2011. Từ đầu năm 2011 đến nay, giá vàng thế giới đã có nhiều biến động và chạm mức 1500 đô la Mỹ/ oz. Tuy nhiên, so với các loại hàng hóa khác, vàng lại là mặt hàng ít dao động nhất. Bất chấp nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn nhạy cảm và xu hƣớng lạm phát tăng cao, vàng vẫn giữ đƣợc mức độ biến động ổn định và tƣơng đối thấp, chỉ khoảng 13% trung bình năm. Tính đến cuối tháng 3 năm 2011, giá vàng đã tăng khoảng 2,4%.

Năm Cầu vàng ( tấn ) 2005 3745 2006 3424 2007 3552 2008 3806 2009 3493 2010 3812 3200 3300 3400 3500 3600 3700 3800 3900 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Biểu đồ 7: Biến động cầu vàng thế giới 2005-2010

Nguồn: World Gold Council

Nhìn chung, cầu về vàng biến động rất thất thƣờng. Mặc dù cầu năm 2009 có xu hƣớng giảm xuống nhƣng xét hai năm 2008 và 2010, cầu vàng ở mức khá cao. Nguyên nhân của mức cầu tăng cao này là do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới 2008 và những bất ổn chính trị trong năm 2010 nhƣ vấn đề nợ công tại Hy Lạp, bất ổn chính trị tại Ai Cập hay bạo động ở Libi. Những lý do này đã khiến vàng trở thành một thứ phƣơng thức đầu tƣ hấp dẫn, một tài sản đáng tin cậy cho những ai tìm kiếm sự ổn định hay nhằm mục đích dự trữ của cải.

Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia chiếm tỉ trọng lớn trong tổng lƣợng cầu vàng của thế giới. Năm 2009, trong tổng lƣợng cầu vàng của thế giới, Ấn Độ chiếm 15 % bao

gồm 25% nhu cầu về vàng trang sức, 19% cầu về vàng đầu tƣ và 17% cho công nghiệp. Trong khi đó, Trung Quốc, đất nƣớc có lƣợng cầu vàng lớn thứ 2 trên thế giới, cũng chiếm tỉ trọng hơn 10% tổng lƣợng cầu. Năm 2010, thị trƣờng vàng thế giới nói chung và hai quốc gia này nói riêng đã chứng kiến sự phục hồi đáng kể trong nhu cầu về vàng, bất chấp sự gia tăng liên tục của giá vàng. Năm 2010, nhu cầu về vàng đã tăng xấp xỉ 9% so với năm 2009, từ 3,493 tấn lên 3,812 tấn. Năm 2009, tổng lƣợng cầu vàng của ngƣời tiêu dùng Ấn Độ là khoảng 600 tấn thì năm 2010, lƣợng cầu này đã tăng lên 963.1 tấn. Tƣơng tự, năm 2009, cầu vàng của Trung Quốc vào khoảng 428 tấn thì năm 2010 con số này đã là hơn 600 tấn. Nhìn chung, nhu cầu vàng của thế giới năm 2010 đã có bƣớc tăng đột biến, mặc dù giá vàng của năm này ở mức khá cao và tăng mạnh so với năm 2009. Ngày 12/5/2010, giá vàng tại Ấn Độ là Rs 56,032/oz, mức cao nhất trong năm và chỉ thấp hơn mức kỷ lục vào tháng 12 trƣớc đó là Rs 56,052/oz. Cùng thời điểm đó, ở Trung Quốc, giá vàng cũng chạm mức cao nhất từ trƣớc đến giờ, RMB 8,480/oz.

Ngoài hai quốc gia có chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng lƣợng cầu vàng thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc, năm 2010 cũng là năm đánh dấu sự phục hồi đáng kể trong nhu cầu về vàng ở các thị trƣờng khác nhƣ Mỹ hay Châu Âu.

c) Biến động về cung vàng Năm Cung vàng ( tấn ) 2007 3494 2008 3605 2009 4034 2010 4108

3100 3200 3300 3400 3500 3600 3700 3800 3900 4000 4100 4200 2007 2008 2009 2010

Biểu đồ 8: Biến động cung vàng thế giới 2007-2010

Nguồn: World Gold Council

Nhìn chung, năm 2010 lƣợng cung vàng trên thế giới tăng nhẹ, khoảng 2%. Trong đó, cung vàng do khai thác mới tăng 9% từ 2332 tấn lên 2543 tấn, tuy nhiên, lƣợng vàng tái chế lại giảm 1% từ 1672 tấn xuống 1653 tấn. Năm 2010, hoạt động tái chế vẫn giữ đƣợc mức tăng tƣơng đối bởi giá cao đã tạo ra sức hút lớn đối với các nhà đầu tƣ. Điều đáng chú ý trong năm 2010 là lƣợng cung vàng bán ra từ NHTW giảm mạnh so với 2009. Năm 2009, lƣợng vàng cung từ NHTW là 30 tấn, nhƣng 2010, NHTW lại trở thành đối tƣợng tiêu thụ lƣợng vàng khá lớn, 87 tấn. Điều này có nghĩa lƣợng cung vàng thế giới từ NHTW giảm đi 87 tấn.

Tấn

Biểu đồ 9: Lượng bán ra của NHTW Châu Âu theo hiệp định CBGA Nguồn: World gold council

Tấn USD/oz

Lƣợng bán ra giá vàng

Biểu đồ 10: Lượng vàng bán ra của IMF

Nguồn: World gold council

Tóm lại, năm 2010 là năm đầy biến động đối với không chỉ giá vàng mà cả cung cầu vàng trên thị trƣờng. Lƣợng cầu vàng đã có sự tăng lên đáng kể về số lƣợng. Bên cạnh đó, cung vàng cũng có sự điểu chỉnh nhẹ , tăng lên khoảng 2%. Điều đáng lƣu ý nhất trong năm 2010 là việc NHTW ở các nƣớc đã trở thành ngƣời mua vàng lớn sau gần 2 thập kỉ giữ vai trò là nguồn cung cấp cho thị trƣờng vàng thế giới.

Hiện nay, các nền kinh tế mới nổi lại đang có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh và NHTW tại các quốc gia này đang tiến hành mua vàng nhằm đa dạng hóa kênh dự trữ và giảm thiểu rủi ro. Cho đến nay, các NHTW vẫn thừa nhận tầm quan trọng của vàng trong việc duy trì sự ổn định và niềm tin.

Một phần của tài liệu Đề tài:Tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam ppt (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)