Tác động về phía Chính phủ

Một phần của tài liệu Đề tài:Tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam ppt (Trang 58 - 65)

II. CHÍNH SÁCH CẤM KINHDOANH VÀNG MIẾNG NĂM 2011 CỦA

3. Tác động về phía Chính phủ

Ngày 24/2, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về 6 nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Đáng chú ý trong bản Nghị quyết này là trong quý II, Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ phải trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hƣớng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trƣờng tự do. Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc nhấn mạnh, Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ theo dõi và dự báo sát tình hình biến động giá vàng quốc tế, cung cầu trong nƣớc để điều hành hoạt động xuất nhập khẩu vàng một cách hợp lý, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động đầu cơ, găm giữ, thao túng thị trƣờng. Nhƣ vậy thị trƣờng vàng và hoạt động kinh doanh liên quan sẽ tiếp tục đƣợc kiểm soát theo hƣớng chặt chẽ hơn. Trƣớc đó, Ngân hàng Nhà nƣớc cũng đã có một loạt biện pháp mạnh nhằm hạn chế thị trƣờng vàng này trong năm 2010 nhƣ đóng cửa các sàn giao dịch vàng và kinh doành vàng tài khoản; ban hành thông tƣ thu hẹp hoạt động huy động và cho vay bằng vàng của các tổ chức tín dụng.

Trƣớc khi Nghị quyết 11 đƣợc đƣa ra cũng đã có rất nhiều ý kiến bàn luận xung quanh vấn đề này. Thông tin về việc Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hƣớng tập trung đầu mối nhập khẩu, tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trƣờng tự do đã khiến dƣ luận gây nhiều tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng, trong thời gian qua những biến động của giá vàng đã tác động không nhỏ đến lạm phát, tỷ giá, đến việc ổn định vĩ mô, vì vây việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng là rất cần thiết. Trƣớc đây, để điều tiết thị trƣờng vàng, Ngân hàng Nhà nƣớc thƣờng chỉ dùng biện pháp cấp phép xuất, nhập vàng theo thời gian cụ thể. Tuy nhiên, biện pháp này tỏ ra vô hiệu vì nguồn ngoại tệ có hạn và nếu các tiệm vàng phối hợp đẩy giá thì không lƣợng cung nào có thể chặn đà tăng của giá vàng. Theo các chuyên gia, nên xem vàng nhƣ một loại hàng hóa đặc biệt, ngƣời dân có thể mua bán thông qua ngân hàng, có thể mua vàng vật chất, có thể mua chứng chỉ vàng.

Từ việc quản lý này, Ngân hàng Nhà nƣớc có thể kiểm soát đƣợc tổng cung, tổng cầu vàng trên thị trƣờng, lƣợng vàng trong dân để cân đối cung cầu và dễ dàng phát hiện ra hiện tƣợng buôn lậu vàng để hƣởng chênh lệch giữa giá vàng trong nƣớc và nƣớc ngoài. Việc đầu cơ nâng giá, hạ giá vàng cũng khó diễn ra vì theo quy chế quản lý mới thì các tiệm vàng tƣ nhân, dù lớn, cũng không còn khả năng chi phối thị trƣờng. Một hiệu ứng khác là giá đô la Mỹ trên thị trƣờng tự do sẽ khó “nhảy múa” theo giá vàng nhƣ hiện nay do không còn hiện tƣợng thƣơng nhân gom đô la Mỹ để nhập lậu vàng. Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc cũng đồng tình với quan điểm này. Ông Kiêm cho rằng, đây là chính sách tốt, cần phải làm ngay. Theo ông Kiêm, vàng miếng đã tiêu tốn một lƣợng ngoại tệ nhất định và làm cho nhập siêu tăng lên, áp lực lạm phát rất lớn. Trƣớc đây cơ chế cho nhập khẩu vàng nhƣng lại không quản lý đƣợc, vàng trôi nổi trên thị trƣờng tự do tạo nên tình trạng găm giữ, buôn lậu, làm cho méo mó chính sách tiền tệ, kinh doanh phập phồng, gây rủi ro cho ngƣời dân. Hiện nay, một số công ty kinh doanh vàng bạc phản đối chính sách trên, theo ông Kiêm là do các công ty này chƣa biết chính sách cụ thể. Sắp tới Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ công bố chính sách cụ thể để triển khai, đảm bảo chính sách này không thiệt cho dân. Ông Kiêm cho biết, sau này số lƣợng vàng miếng sẽ không cho giao dịch trên thị trƣờng tự do, nếu có mua bán phải thông qua một cơ quan của Ngân hàng Nhà nƣớc, để tạo ra một cơ chế chặt chẽ. Nhƣ vậy ý tƣởng của chính sách này là không cấm nhân dân, không để thiệt cho dân nhƣng phải quản lý đƣợc.

Tuy nhiên, theo ông Kiêm, chính sách này sẽ khó thực thi nếu Nhà nƣớc không thiết lập cơ chế rõ ràng, gắt gao. Đây là nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nƣớc. Chủ trƣơng chỉ cấm vàng miếng, chứ không cấm hẳn vàng. Việc ngƣời dân chuyển sang găm giữ vàng nữ trang đƣợc đánh giá là không đáng lo ngại. Bởi vàng nữ trang có loại nguyên chất, có loại pha trộn, khả năng găm giữ ít, khả năng gây rối thị trƣờng cũng ít, nên có thể chấp nhận.

Một nhà lãnh đạo Ngân hàng Nhà nƣớc cũng cho biết có thể hiểu rằng với nội dung quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hƣớng trên, các tiệm vàng sẽ không còn đƣợc phép bán vàng miếng nhƣ hiện nay mà chỉ đƣợc kinh doanh vàng trang sức. Điều đó đồng nghĩa với việc việc mua vàng miếng sẽ trở nên khó khăn. Với ngƣời đã sở hữu vàng thì vẫn tiếp tục đƣợc giữ nhƣng chỉ đƣợc bán vàng tại đầu mối mà Ngân hàng Nhà nƣớc quy định. Trƣớc đây nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc dự thảo nhiều lần, tuy nhiên theo đại diện Ngân hàng Nhà nƣớc, biện pháp đƣợc nêu trong dự thảo lần này quyết liệt hơn cả. Tới đây Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ soạn thảo lại dự thảo nghị định theo hƣớng trên để trình Chính phủ vào quý 2, sau đó ban hành thông tƣ hƣớng dẫn. Theo quan chức này, “Thời gian áp dụng quy định này sẽ đƣợc cân nhắc sao cho không tác động quá lớn đến đời sống ngƣời dân. Sẽ có thời gian chuyển tiếp trƣớc khi áp dụng”. Tại hội nghị trực tuyến ngày 24-2, Phó thủ tƣớng Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh NHNN sẽ tiến hành những bƣớc kiểm soát cần thiết và chủ động trong hoạt động kinh doanh vàng.

Theo Ngân hàng Nhà nƣớc, sở dĩ đƣa ra những biện pháp cứng rắn đối với thị trƣờng vàng là vì hoạt động tích trữ vàng không làm lợi cho nền kinh tế. Hơn nữa, hoạt động đầu cơ vàng vật chất không chỉ đẩy giá vàng rơi vào vòng xoáy sốt giá mà còn là nguyên nhân trực tiếp đẩy tỉ giá VND/USD tại thị trƣờng tự do tăng cao. Tình trạng giá vàng “hành” giá USD đã diễn ra hàng chục năm nay. Khi nhu cầu vàng tăng cao do giới đầu cơ mua vàng để trả nợ, giới buôn lậu vàng sẽ gom USD để nhập lậu vàng. Thông qua đó, giới buôn USD sẽ gom hàng, đẩy giá lên cao. Quy luật bất thành văn là giá USD tại thị trƣờng tự do chỉ bớt nóng khi giá vàng trong nƣớc ngang với giá thế giới. Ngƣợc lại, giá USD sẽ tăng cao nếu giá vàng trong nƣớc chênh lớn với giá thế giới.

Trên thế giới hiện nay, chỉ có một số quốc gia châu Á ngƣời dân có nhu cầu tích trữ vàng. Còn lại vàng chỉ mang tính chất là vật trang sức hơn là đơn vị tiền tệ, trao đổi nhƣ tại Việt Nam hiện nay. Theo Ngân hàng Nhà nƣớc, việc siết chặt hoạt động kinh

doanh vàng miếng cộng với những biện pháp bình ổn thị trƣờng sẽ góp phần thay đổi thói quen của ngƣời dân, huy động đƣợc một lƣợng vốn nằm chết trong kho vào sản xuất kinh doanh, làm lợi cho xã hội.

Tuy nhiên, nếu thị trƣờng vàng tiếp tục đƣợc kiểm soát theo hƣớng trên, thì các doanh nghiệp không đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cấp phép hoạt động sẽ phải đóng cửa. Theo thông tin từ phía Hiệp hội kinh doanh vàng, con số này khá nhiều và đang có xu hƣớng tăng. Phản ứng của ngƣời dân và những tác động tới doanh nghiệp kinh doanh vàng vừa và nhỏ lại hoàn toàn khác so với những dự đoán của Chính phủ. Ngƣời dân đã ngừng giao dịch vàng và xếp hàng thuê thợ kim hoàn biến vàng miếng thành nhẫn, lắc, vòng vàng…Hành động này thực sự tốn kém và vô nghĩa. Cũng chính những phản ứng thái quá thế này dẫn tới một nghịch lý: khi giá vàng thế giới xác lập mức kỷ lục 1.445.70 USD/ounce vào 7/3/2011 thì trong nƣớc giá vàng liên tục và thấp hơn giá vàng thế giới. Trƣớc đó, tháng 11, lúc giá vàng thế giƣới chạm ngƣỡng 1.400 USD/ounce, giá vàng trong nƣớc cao hơn giá thế giới tới 2 triệu đồng/ lƣợng. Trƣớc tình hình giá vàng trong nƣớc tụt dốc nhƣ thế, thị trƣờng vàng vẫn vắng bóng cả ngƣời mua lẫn ngƣời bán. Ngân hàng Nhà nƣớc - cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ quản lý thị trƣờng vàng cũng khá ngỡ ngàng trƣớc phản ứng trên của thị trƣờng. Ông Nguyễn Quang Huy - Vụ trƣởng vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nƣớc) đã phải phát đi thông điệp “thanh minh” của Ngân hàng Nhà nƣớc vào chiều thứ Bảy 12/3 - một ngày nghỉ của cơ quan hành chính. Ông đã khẳng định việc nắm giữ tài sản vàng miếng là quyền lợi hợp pháp của ngƣời dân và tiếp tục đƣợc pháp luật bảo vệ kể cả khi có nghị định mới. Vàng, bao gồm cả vàng miếng, theo quy định của pháp luật là tài sản của ngƣời dân. Theo các quy định hiện hành thì ngƣời dân đƣợc nắm giữ và mua bán vàng bình thƣờng. Hiến pháp và Bộ luật Dân sự quy định rõ quyền về tài sản của cá nhân đƣợc pháp luật bảo vệ. Vì vậy, việc ban hành nghị định sửa đổi nên quản lý theo hƣớng siết chặt các điều kiện đăng ký kinh doanh, tiến tới lành mạnh hóa thị trƣờng vàng, bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng. Đồng thời, coi đây là ngành nghề kinh doanh có điều

kiện và đƣa ra các điều kiện mới chứ không thể “cấm” kinh doanh bằng biện pháp phi thị trƣờng.

Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, để tránh cú sốc cho thị trƣờng và ảnh hƣởng tâm lý ngƣời dân, trƣớc mắt không nên cấm hoàn toàn việc kinh doanh vàng miếng mà nên quy định điều kiện kinh doanh, góp phần giảm bớt các cửa hàng, hộ kinh doanh vàng cá thể. Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam vừa có văn bản số 16/2011/CV-HHV trình Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách đối với hoạt động kinh doanh vàng. Theo công văn này, trong điều kiện lạm phát có xu hƣớng tăng cao và kéo dài, chắc chắn ngƣời dân không thể từ bỏ nhu cầu tích trữ vàng. Nếu cấm kinh doanh vàng miếng thì ngƣời dân sẽ chuyển sang mua vàng dƣới dạng nhẫn, vòng, kiềng hay các sản phẩm mỹ nghệ bằng vàng nhƣ con vật, tƣợng… nhƣ đã, đang xảy ra gần đây trên thị trƣờng và thực tế cũng không làm giảm lƣợng vàng nguyên liệu để chế tác ra các sản phẩm vàng so với chế tác vàng miếng. “Điều này sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý, gây tốn kém nhiều chi phí cho xã hội, khó kiểm soát đƣợc chất lƣợng sản phẩm, gây thiệt thòi cho ngƣời dân. Nếu chỉ cho phép ngƣời dân bán nhƣng không đƣợc mua vàng miếng thì kỳ vọng ngƣời dân bán vàng cho Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ không cao. Đồng thời, nếu xử lý chính sách không đồng bộ thì đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng áp lực lạm phát. Các thƣơng hiệu vàng miếng của Việt Nam đã, đang đƣợc giao dịch tại phần lớn các thị trƣờng trong khu vực nhƣ Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Lào… Nếu cấm kinh doanh vàng miếng, thì sẽ làm giảm uy tín thƣơng hiệu quốc gia về vàng miếng của Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế, mà các thƣơng hiệu này là kết quả phấn đấu của các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong hàng chục năm qua”, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam nhấn mạnh. Cũng theo hiệp hội, trên thế giới, việc giao dịch mua bán vàng miếng diễn ra bình thƣờng, không có quy định nào hạn chế hay cấm loại hình giao dịch này. Điển hình là việc Trung Quốc khuyến khích ngƣời dân có khả năng, điều kiện nên mua vàng miếng

tích trữ. Số lƣợng vàng miếng tiêu thụ của Trung Quốc đã tăng 70% trong năm 2010, đạt mức cao kỷ lục 179,9 tấn.

Tại Việt Nam, thời gian qua, các chủ thể kinh doanh vàng miếng đã tăng lên một cách nhanh chóng, chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể. Để tránh tạo ra cú sốc cho thị trƣờng và ảnh hƣởng tới tâm lý của ngƣời dân, hiệp hội kiến nghị trƣớc mắt Chính phủ không nên cấm hoàn toàn hoạt động kinh doanh vàng miếng mà nên quy định điều kiện kinh doanh, góp phần giảm bớt các cửa hàng, hộ kinh doanh vàng cá thể. Theo Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam, các doanh nghiệp đƣợc phép kinh doanh vàng miếng cần đáp ứng một số điều kiện nhƣ: Giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ cấp; vốn pháp định tối thiểu 30 tỷ đồng; doanh thu trong 2 năm gần nhất là 500 tỷ đồng trở lên…

Khi nền kinh tế vĩ mô phát triển ổn định, sức mua của tiền đồng tăng, sở giao dịch vàng quốc gia đƣợc hình thành, chắc chắn giao dịch vàng miếng trên thị trƣờng sẽ dần đƣợc thu hẹp theo định hƣớng của Chính phủ và xu hƣớng hội nhập quốc tế. Hiệp hội cho rằng giải pháp kinh tế này chắc chắn sẽ thực hiện đƣợc mục tiêu của Chính phủ về quản lý vàng miếng.

Cuối cùng, sau 20 lần dự thảo, bản dự thảo cuối cùng về nghị định quản lý kinh doanh vàng miếng đã đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc gửi tới một số bộ, ngành, doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề từ cuối tuần qua, ít ngày trƣớc hạn chót phải trình Chính phủ để thông qua.

Theo dự thảo này, quyền mua bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân vẫn đƣợc thừa nhận, chứ không quy định theo kiểu giao dịch một chiều (chỉ bán mà không đƣợc mua) nhƣ ý tƣởng đƣa ra trƣớc đây. Tuy nhiên, các giao dịch này phải thực hiện tại ngân hàng và doanh nghiệp đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cấp phép kinh doanh, mua bán vàng

miếng. Mua bán vàng miếng với những đối tƣợng không có giấy phép sẽ đƣợc coi là vi phạm pháp luật.

Đặc biệt, việc sử dụng vàng làm phƣơng tiện thanh toán cũng đƣợc cho là hành vi vi phạm. Quy định này đƣợc đƣa ra nhằm hạn chế tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế hiện nay, khi nhiều giao dịch giá trị lớn nhƣ nhà đất đƣợc các bên thanh toán hoặc tính theo vàng.

Phần lớn các nguyên tắc chung về quản lý hoạt động kinh doanh vàng vẫn đƣợc duy trì sau nhiều lần dự thảo. Theo đó, kinh doanh mua, bán vàng miếng là hoạt động hạn chế kinh doanh. Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động kinh doanh, mua bán vàng miếng phải đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cấp giấy phép theo các điều kiện nhất định, chứ không tự do nhƣ hiện nay. Trong khi đó, sản xuất, gia công và mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân phải thành lập doanh nghiệp và đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Các hoạt động kinh doanh vàng khác, ngoài vàng miếng và trang sức mỹ nghệ, cũng bị hạn chế, chỉ đƣợc triển khai khi Thủ tƣớng cho phép và đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cấp phép theo quy định.

Trong bản dự thảo mới, quan điểm về sản xuất vàng miếng đã có sự thay đổi đáng kể, mở cơ hội cho một số doanh nghiệp đủ điều kiện đƣợc sản xuất vàng miếng chứ không cấm hoàn toàn. Tại các dự thảo cũ, sản xuất vàng miếng đƣợc quy định nhƣ một hoạt động độc quyền, do Ngân hàng Nhà nƣớc tổ chức thực hiện. Nhƣng dự thảo cuối cùng đƣa ra hai phƣơng án, Ngân hàng Nhà nƣớc tổ chức sản xuất hoặc cấp phép cho doanh nghiệp sản xuất vàng miếng. Trong trƣờng hợp cấp phép cho doanh nghiệp sản xuất, Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ quy định trình tự, thủ tục, số lƣợng doanh nghiệp đƣợc sản xuất gia công vàng miếng trong từng thời kỳ để quản lý chặt chẽ hoạt động này.

Hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu đƣợc quy định theo hƣớng hạn chế xuất khẩu trong khi nhập khẩu sẽ phải tuân theo những điều kiện khắt khe. Theo đó, ngoài

Một phần của tài liệu Đề tài:Tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam ppt (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)