Tình hình sử dụng thực tế các biện pháp an toàn trong sử dụng thuốc BVT

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ HIỂU BIẾT VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG HOÀNG DIỆU- TP THÁI BÌNH (Trang 66 - 70)

44 73,3 16 Thời gian trở lại khu vực

3.2.5. Tình hình sử dụng thực tế các biện pháp an toàn trong sử dụng thuốc BVT

Hình 3.2: Đánh giá mức độ thái độ quan tâm về an toàn trong sử dụng thuốc BVTV an toàn của người dân phường Hoàng Diệu

(Nguồn: số liệu điều tra nông hộ 4/2016)

Hình trên cho thấy: trong số những hộ được phỏng vấn chỉ có 3,3% số hộ được phỏng vấn có mức quan tâm cao trong sử dụng thuốc; 76,7% số hộ quan tâm ở mức trung bình, 20% số hộ quan tâm ở mức thấp hay có thể nói là không quan tâm đến vấn đề an toàn trong sử dụng thuốc. Nguyên nhân chính là người dân chưa có điều kiện để tiếp cận các biện pháp an toàn trong sử dụng thuốc, bên cạnh đó là công tác tuyên truyền hướng dẫn bà con tại địa phương vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.

3.2.5. Tình hình sử dụng thực tế các biện pháp an toàn trong sử dụng thuốcBVTV BVTV

Bảng3.7: Tình hình sử dụng các biện pháp an toàn trong sử dụng thuốc BVTV stt Các biện pháp Tỷ lệ % Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiế m khi Không bao giờ Trước khi phun thuốc

1 Cân nhắc, học cách chọn loại thuốc 23,3 38,3 18,3 20,0 2* Lựa chọn thuốc dựa vào hàng xóm,

giá cả 8,3 55,0 31,7 5,0

và làm theo các bước hướng dẫn

4 Kiểm tra bình phun 70,0 30,0 0 0

5 Kiểm tra bảo hộ lao động 15 78,3 3,3 3,3

6 Kiểm tra ngày sản xuất, hạn sử dụng

của thuốc 28,3 40,0 18,3 13,3

7 Chọn thuốc theo thông tin truyền

thông: báo đài, báo mạng… 20 55 10 15

8 Quan tâm đến điều kiện thời tiết:

nắng, mưa.. 70,0 30,0 0 0

9 Kiểm tra đồng ruộng để đảm bảo không có người và gia sức ở khu vực phun thuốc.

5,0 33,3 40,3 18,3

10 Cân đong chính xác lượng thuốc khi

sử dụng 23,3 50,0 18,3 8,3

11 Ăn no 51,7 35,0 10,0 3,3

12 Mang theo nước uống, xà phòng,

quần áo sạch… phòng khi cần 3,3 15,0 51,7 30,0 13 Có người đi cùng khi phun thuốc ở

vùng hẻo lánh. 5 26,7 45 23,3

Trong khi phun

14 Mặc quần áo che kín 88,3 10 1,7 0

15 Đi ủng 13,3 31,7 28,3 26,7

16 *

Hút thuốc, uống nước 0 3,3 8,3 88,3

17 *

Ăn uống 0 0 5,0 95,0

18 Đội mũ 91,7 8,3 0 0

19 Đeo kính 6,7 18,3 30,0 45,0

20 Đi găng tay 20,0 33,3 23,3 23,3

21 *

Sử dụng bình rò rỉ 0 8,3 48,3 43,3

22 *

Phun khi trời gió to 0 0 28,3 71,7

23 *

Chăn thả gia súc 0 0 21,7 78,3

24 Ngừng phun khi phát hiện bình rò rỉ 31,7 33,3 23,3 11,7 25 Tháo vòi và rửa sạch khi vòi bị tắc 5 73,3 20 1,7

Sau khi phun 26

*

27 Rửa bình bằng xà phòng trước khi

cất 3,3 21,7 46,7 28,3

28 *

Vất vỏ ngoài mương nước, đồng

ruộng. 10 50 23,3 16,7

29 Thu gom, phân loại bao bì 13,3 58.3 20 18,3

30 Cởi bỏ quần áo và vệ sinh cá nhân

ngay sau khi phun. 55 33,3 11,7 0

31 Để quần áo bảo hộ và công cụ bảo hộ

trong kho thuốc. 40 35 21,7 3,3

32 *

Để chung quần áo bảo hộ với quần

áo thường. 11,7 33,3 28,3 26,7

(Nguồn: số liệu điều tra nông hộ 4/2016)

Nhìn vào bảng 3.7 có thể thấy: việc áp dụng các biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc BVTV của người dân trong phường áp dụng vẫn chưa được tốt. Chủ yếu các hộ dân chỉ mặc quần áo bảo hộ và đội mũ- đồ bảo hộ thông thường còn việc đeo kính, đi găng tay, đi ủng chỉ được một số ít hộ áp dụng. 56,7% số người được phỏng vấn thường xuyên đọc nhãn bao bì trước khi sử dụng và làm theo hướng dẫn trên bao bì, tồn tại 21,7% số người phỏng vấn rất hiếm khi đọc nhãn trước sử dụng đồng nghĩa với việc sử dụng thuốc của họ hoàn toàn là bị động, không nắm bắt được các thông tin cơ bản dẫn đến sử dụng sai cách khi dùng thuốc, dễ dẫn đến tình trạng bị nhiễm độc thuốc. Bên cạnh việc sử dụng thuốc không thường xuyên quan tâm đến việc đọc nhãn mác thuốc mà cũng chỉ có 3,3% số người phỏng vấn thường xuyên mang theo nước uống, xà phòng hay quần áo sạch phòng trường hợp bị nhiễm độc thuốc BVTV.

Bên cạnh sự thiếu quan tâm trong việc đảm bảo an toàn sử dụng thuốc, nông dân tại địa phương cũng có những biểu hiện của việc chưa có ý thức bảo vệ môi trường sau khi sử dụng thuốc. Phần lớn số hộ khi được phỏng vấn rửa bình phun thuốc ngay tại kênh mương ao hồ (95%)- một số ở mức độ thường xuyên và một số là với mức độ thỉnh thoảng. Nước thải từ việc rửa các dụng cụ phun thuốc được đổ ngay trong ruộng, những hộ còn lại mang bình phun thuốc rửa và đổ nước thải trực tiếp trong kênh.; 10% số người phỏng vấn thường

xuyên và 50% số người phỏng vấn thỉnh thoảng vứt vỏ thuốc BVTV ngay tại nơi sử dụng. Rất dễ dàng tìm thấy chai lọ vỏ thuốc đã sử dụng ở ngoài bờ đồng hoặc trôi nổi ở kênh mương ngoài đồng. Chỉ có 16,7% số hộ phỏng vấn không bao giờ vất vỏ thuốc ngoài ruộng sau khi sử dụng. Hai thói quen trên đã góp phần đưa một lượng lớn thuốc BVTV vào nguồn nước trong kênh rạch gây ô nhiễm nước mặt, làm tăng dư lượng thuốc BVTV trong cây lúa cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của người tham gia sử dụng thuốc và cả người sử dụng sản phẩm

Không có hộ nào được phỏng vấn thường xuyên ăn uống, hút thuốc, sử dụng bình rò dỉ, thả gia súc, phun thuốc khi trời gió to.

Qua đó có thể thấy, tỷ lệ áp dụng các biện pháp an toàn của các hộ dân là không đồng đều.

Hình 3.3: Đánh giá mức độ áp dụng biện pháp an toàn trong sử dụng thuốc BVTV

(Nguồn: số liệu điều tra nông hộ 4/2016)

Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát về sự hiểu biết, thái độ quan tâm, cả người dân chưa cao. Điều này kéo theo việc áp dụng biện pháp an toàn trong sử dụng thuốc của các hộ dân vẫn còn tồn tại 9 hộ dân (chiếm 15% số người được phỏng vấn) áp dụng biện pháp an toàn ở mức kém dẫn đến tình trạng nhiễm độc khi sử dụng thuốc (co đồng tử, toát mồ hôi hột, nặng hơn có thể gây tử vong). Chỉ có một tỷ lệ nhỏ sô hộ được phỏng vấn (11,7%) áp dụng các biện pháp an toàn một cách đồng đều và được xếp ở mức áp dụng tốt.

Cần sớm có các biện pháp để quản lý, nâng cao kiến thức của người dân địa phương để đạt được hiệu quả cao trong sử dụng thuốc BVTV một cách an toàn, hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ HIỂU BIẾT VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG HOÀNG DIỆU- TP THÁI BÌNH (Trang 66 - 70)