Thái Bình từ xưa vẫn dược biết đến là vùng đất có điều kiện tự nhiên khí hậu thuận lợi trong việc sản xuất nông nghiệp. Nhưng, với sự tác động của con người lên môi trường sống, tình hình thời tiết cũng trở nên có nhiều diễn biến phức tạp, tạo điều kiện cho các loại dịch bệnh hại lúa phát triển, làm giảm khả năng sinh trưởng phát triển của cây lúa.
Trong 2 vụ xuân và vù mùa , trên địa bàn phường chủ yếu gieo cấy các loại lúa như: BC15, Tạp Giao, 838, Bắc Thơm, Nếp Chín, Nàng Xuân… Hầu hết toàn là các loại lúa cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon.
vấn đề về sâu hại (nhện dé, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ trĩ, bọ xít…), bệnh hại (đạo ôn, lem lép hạt, khô vằn…), cỏ dại (lòng vực, cỏ dừa, cỏ lác, cỏ chỉ…) thường xuất hiện từ lúc nông dân bắt đầu gieo cấy đến khi lúa làm đòng trổ bông. Bên cạnh đó là một số vẫn đề khác như ốc bươu vàng cắn lúa xuất hiện nhiều nhất là khi cho mạ xuống đồng và chuột hại mùa màng.
Vậy nên, để phòng trừ được các loại dịch hại xảy ra trên ruộng lúa của mình, đảm bảo năng suất cho cây trồng thì giải pháp tối ưu nhất không thể thay đế được đối với các hộ nông dân là sử dụng thuốc BVTV. Thông qua điều tra các hộ nông dân trên địa bàn ta thu được một số kết quả:
Bảng 3.3: Thuốc BVTV chính được sử dụng cho lúa tại phường Hoàng Diệu năm 2015
stt Tên thương phẩm
Tên hoạt chất Nhóm thuốc Nhóm độc
Tác dụng phòng trừ 1 Padan 50SP,
95SP Cartap (min 97%) Carbamat 2 Sâu cuốn lá, sâu đụcthân, rầy nâu 2 Patox 4G,
50SP, 95SP
Cartap (min 97%) Carbamat 2 Sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu 3 Admire 050EC Imidacloprid (min
96%) Neonicotinoit 3 Bọ trĩ, rầy 4 Amico 10EC Imidacloprid (min
96%) Neonicotinoit 3 Rầy nâu