Butan 60EC Butachlor (min 93%) Acetamid 3 Cỏ 11Glyphosan

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ HIỂU BIẾT VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG HOÀNG DIỆU- TP THÁI BÌNH (Trang 52 - 57)

480DD Glyphosate (min95%) Glyxin 3 Cỏ

12 Helix 500WP Metaldehyde Trừ ốc 2 ốc

Các loại thuốc hiện tại được người dân trên địa bàn phường sử dụng đều là những loại thuốc nằm trong danh mục thuốc được sử dụng với 10 hoạt chất, 12 tên thương phẩm trong đó có 2 hoạt chất thuộc loại Carbamat, , 2 hoạt chất thuộc nhóm thuốc Neonicotinoit, 2 hoạt chất thuộc nhóm thuốc Triazole (TB), 1 hoạt chất thuộc nhóm thuốc sinh học (TS), 1 hoạt chất thuộc nhóm thuốc Phenylpyrazol, 1 hoạt chất thuộc nhóm thuốc kháng sinh, 1 hoạt chất thuộc nhóm thuốc Acetamind, 1 hoạt chất thuộc nhóm thuốc Glyxin và 1 loại thuộc nhóm thuốc trừ ốc. Trong số các hoạt chất trên có 5 hoạt chất thuộc nhóm độc 2, 5 hoạt chất thuộc nhóm độc 3.

Qua bảng 3.3 thì phần lớn các loại thuốc người dân sử dụng có nguồn gốc hóa học; 1 loại hoạt chất có nguồn gốc kháng sinh; 1 loại hoạt chất có nguồn gốc sinh học và 1 loại hoạt chất là thuốc trừ ốc. Thuốc chủ yếu thuộc nhóm II và III ( mức độ độc trung bình và nhẹ) theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Người mua thuốc nghe theo sự khuyến cáo, hướng dẫn của người bán thuốc, người bán thuốc lại chỉ chú ý đến hiệu quả phòng trừ nên chủ yếu chỉ hướng người mua tới những sản phẩm thuốc có tác dụng phòng trừ diệt hại nhanh (thuốc có nguồn gốc hóa học) mà không quan tâm đến tác hại của nó đến con người và môi trường. Số hộ dân sử dụng thuốc trừ sâu sinh học- ít độc với con người và môi trường, mau phân hủy nhưng hiệu quả diệt sâu hại chậm hơn so với thuốc trừ sâu hóa học chiếm số lượng rất ít.

Rất nhiều hộ dân khi được hỏi đến các loại thuốc BVTV đã sử dụng cho lúa năm 2015 thì không nhớ được tên thuốc. Một số hộ còn lưu trữ thuốc thừa thì lấy ra để xem lại, một số hộ không lưu trữ lại thuốc thừa hay vỏ thuốc thì hoàn toàn là không nhớ gì. Về liều lượng, số lần phun cũng như thời gian phun thì gần như là 100% số người được phỏng vấn không nhớ được. điều này chứng tỏ việc sử dụng thuốc BVTV của người dân trên địa bàn phường là hết sức thụ động, hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ dẫn của người bán.

Mặc dù thuốc BVTV đã được người dân trên địa bàn đưa vào sử dụng đã lâu nhưng do điều kiện tại địa phương mà đã số người dân vẫn chưa được tham gia các lớp tập huấn, bên cạnh đó cùng với nhu cầu sinh hoạt ngày một đi lên đòi hỏi mỗi hộ dân cần có mức thu nhập cao hơn nên tại những thời điểm nông nhàn các hộ dân không chỉ trồng lúa mà còn kết hợp đi làm kinh tế để thêm thu nhập. Chính bởi lý do dó mà thời gian người dân bỏ ra để tìm hiểu, học hỏi để sử dụng thuốc an toàn hiệu quả cho chính mình và môi trường ngày càng hạn chế- có thể nói là không có. Một thực tế đáng lo ngại trong việc sử dụng thuốc của người nông dân là có đến 96,7% số người được phỏng vấn không tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV, cũng chính việc chưa được hướng dẫn sử dụng đầy đủ này đã dẫn đến nhiều vấn đề bất cập trong thói quen sử dụng thuốc BVTV của nông dân. Khi được hỏi, có đến 50% số người được phỏng vấn cho biết là nguồn thông tin về thuốc BVTV mà họ có được là từ các phương tiện truyền thông (báo, đài, tivi…); 30% số người biết đến là nhờ nguồn thông tin từ hàng xóm. Nhưng có đến 70% số người được phỏng vấn khi đi mua thuốc lại lựa chọ thuốc theo người bán. Khi mua thuốc hầu hết người dân chỉ biết được trên ruộng nhà mình có sâu hại gì, bệnh hại gì để nói với người bán, sau đó được đưa thuốc gì để sử dụng thì họ gần như là “phó mặc” cho người bán- đưa thuốc gì dùng thuốc đó, chỉ quan tâm là thuốc có tác dụng phòng trừ nhanh và hiệu quả hay không chứ rất ít hộ quan tâm đến nguồn gốc của thuốc, ít khi thắc mắc, quan tâm là khi mình sử dụng loại thuốc này thì có tác hại gì cho mình và môi trường không. Còn về phía người bán thuốc, họ là những người có kiến thức về sử dụng thuốc hơn các hộ nông dân, được tham gia các lớp tập huấn thường xuyên hơn, họ có thể khuyến cáo người dân sử dụng các loại thuốc ít độc hơn, an toàn, thân thiện với môi trường hơn song vì lý do kinh tế, cạnh tranh kinh doanh giữa các của hàng mà ít khi họ khuyến cáo người dân sử dụng thuốc như thế. Vì hầu hết các loại thuốc ít độc, an toàn với người dân đó lại đi đôi với việc hiệu quả phòng trừ chậm, người dân do thiếu hiểu biết lại nghĩ đó là

thuốc chất lượng kém nên tác dụng phòng trừ mới chậm như thế, lần sau sẽ không tin dùng thuốc của cửa hàng đó nữa.

Bảng 3.4: Thông tin liên quan về sử dụng thuốc BVTV của người dân (n=60)

Thông tin Lựa chọn ngườiSố Tỷ lệ(%)

Trộn lẫn thuốc khi sử dụng Có 55 91,7 Không 5 8,3 2 loại 19 34,5 Trên 2 loại 36 65,5 Triệu chứng nhiễm độc liên quan đến thuốc

BVTV

Chưa bao giờ 6 10,0

Một số triệu chứng nhẹ 40 66,7 Triệu chứng tương đối nặng 14 23,3 Xử lý khi gặp triệu

chứng nhiễm độc

Không làm gì 16 26,7

Tự sử dụng thuốc 28 46,7

Đến trung tâm y tế địa phương 11 18,3 Đi bệnh viện thành phố 5 8,3

Nguồn thông tin về thuốc BVTV

Phương tiện truyền thông (báo, đài, tivi) 30 50,0 Hàng xóm 18 30,0 Cán bộ khuyến nông 3 5,0 Người bán thuốc 6 10,0 Khác 3 5,0

Tham gia tập huấn Có 2 3,3

Không 58 96,7

(Nguồn: số liệu điều tra nông hộ 4/2016)

Để tiết kiệm thời gian và công lao động, để ngừa và đẩy lùi được nhiều loại sâu bệnh sau khi phun mà có đến 91,7% số hộ dân trộn thuốc với nhau để cùng phun trong 1 bình/lần phun trong đó ỷ lệ số hộ trộn hỗn hợp nhiều hơn 2 loại chiếm 65,5%. Những hộ lựa chọn phun hỗn hợp trên 2 loại thuốc chủ yếu là vì hiệu quả phòng trừ lần phun trước không cao nên khi mua thuốc họ thường mua thêm, mua tăng liều lượng, phun hỗn hợp nhằm đạt mục đích phòng trừ sâu

bệnh cao hơn mà không ý thức được việc trộn thuốc của họ đôi khi lại làm giảm tác dụng của thuốc, tăng thêm tính độc, gây hại cho người sử dụng chứ không hề đạt mục đích phòng trừ sâu bệnh như họ mong muốn.

Với tỷ lệ 36,7% số hộ tiếp xúc, sử dụng thuốc BVTV từ 20- 30 năm thì việc ảnh hưởng đến sức khỏe người dân ở các mức độ khác nhau phụ thuộc vào độ độc của thuốc, vào cách thức sử dụng thuốc của người dân có đảm bảo an toàn không. Thông qua khảo sát điều tra có đến 66,7% số người được phỏng vấn mắc phải một số triệu chứng nhẹ (đau đầu, mệt mỏi, đau bụng, chóng mặt, ngứa họng…) khi sử dụng thuốc, 23,3% số người mắc triệu chứng tương đối nặng (nôn mửa, mờ mắt, run rẩy, thở nhanh). Khi mắc các triệu chứng nhiễm độc khi sử dụng thuốc có 46,7% số hộ dân tự sử dụng thuốc, số hộ đến cơ sở y tế tại địa phương, cơ sở y tế tại thành phố lần lượt chiếm 18,3%; 8,3% và đặc biệt, có 26,7% số hộ dân không làm gì khi gặp phải triệu chứng nhiễm độc.

3.2.3. Kiến thức về an toàn trong sử dụng thuốc BVTV của người dân trênđịa bàn phường Hoàng Diệu địa bàn phường Hoàng Diệu

Kết quả điều tra 60 hộ dân trong phường về kiến thức an toàn trong sử dụng thuốc BVTV:

Bảng3.5: Kiến thức về an toàn trong sử dụng thuốc BVTV của người dân

Stt Kiến thức Câu trả lời đúng Số

người

Tỷ lệ (%) 1* Theo ông/bà thuốc

BVTV có thể đi vào cơ thể con người thông qua

con đường nào?

Thông qua ăn uống và hô hấp. 8 13,3 Thông qua ăn uống, hô hấp và

thấm qua da. 45 75,0

2 Theo ông/bà, thế nào là cách chọn thuốc BVTV

hợp lý?

Chọn thuốc phù hợp với dịch

hại cần phòng trừ. 34 58,3 3* Khi cần mua thuốc

ông/bà sẽ quan tâm đến vấn đề gì?

Ngày sản xuất và hạn sử

dụng(1) 1 1,7

Chọn đúng loại thuốc cho loại dịch hại trên ruộng và mua

đúng lượng càn để sử dụng.(2) 10 16,7 Cả hai đáp án (1) và (2) 46 76,7 4* Khi cửa hàng bán nhiều

loại thuốc cùng có tác dụng phòng trừ cho một loại sâu bệnh, ông/bà sẽ

ưu tiên sử dụng loại thuốc nào?

Thuốc có độc tính thấp. 7 11,7 Thuốc có độc tính thấp và thời

gian cách ly ngắn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ HIỂU BIẾT VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG HOÀNG DIỆU- TP THÁI BÌNH (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w