Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với người và động vật máu nóng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ HIỂU BIẾT VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG HOÀNG DIỆU- TP THÁI BÌNH (Trang 25 - 28)

Nhìn chung các loại thuốc BVTV đều độc với con người và động vật máu nóng. Thuốc có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua nhiều con đường khác nhau như: tiếp xúc qua da, ăn hoặc hít phải thuốc do trực tiếp hoặc qua nông sản, môi trường bị ô nhiễm… Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến chết hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Mức độ gây độc đó thể hiện ở 2 cấp độ:

-Độ độc cấp tính: xảy ra khi chất độc xâm nhập vài cơ thể với liều lượng lớn, phá hủy mạnh các chức năng sống, được thể hiện bằng các triệu chứng rõ ràng, gây nhiễm độc tức thời gọi là nhiễm độc cấp tính.

-Độ độc mãn tính: xảy ra khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ, nhiều lần, trong thời gian dài, được tích lũy lại trong cơ thể sinh vật. Những triệu chứng thể hiện chậm, lâu dài, gây tổn thương cho các cơ quan của cơ thể làm cho sinh vật bị ốm, yếu (ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh vật, gây đột biến, ung thư, quái thai, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của thế hệ sau) và có thể dẫn đến tử vong (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)

Do các loại thuốc BVTV thường là các chất hóa học có độc tính cao nên mặt trái của thuốc BVTV là rất độc hại với sức khỏe cộng đồng và là một đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường sinh thái nếu không được quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng cách. Dư lượng thuốc BVTV quá giới hạn cho phép trong nông sản, thực phẩm là mối đe dọa đối với sức khỏe con người.

Bảng 1.6: Các triệu chứng biểu hiện sau khi phun thuốc

Triệu chứng suấtTần Tỷ lệ(%) Triệu chứng suấtTần Tỷ lệ(%) Mệt mỏi, khó chịu 122 78,7 Đau mũi, họng 45 29,0

Đau đầu 103 66,4 Giảm xúc giác 20 12,9

Ra nhiều mồ hôi 78 50,3 Đỏ mắt 32 20,6

Chóng mặt 132 85,2 Khó thở 37 23,9

Da ngứa, mẩn đỏ 64 41,3 Đờm nhiều 19 12,3

Rối loạn giấc ngủ 57 36,8 Run chân, tay 21 13,5

Chảy nhiều nước bọt 32 20,6 Tiêu chảy 24 15,5

Tê bàn tay 37 23,8 Khô miệng 47 30,3

Mắt bị mờ 19 12,3 Da tái xanh 71 45,8

Buồn nôn 68 43,8 Gầy yếu 65 41,9

(Nguồn: Tạp Chí Phát Triển Khoa Học & Công Nghệ, Tập 9, Số 2-2006)

Các nghiên cứu khoa học đã tìm thấy những bằng chứng về mối liên quan giữa thuốc BVTV với bệnh ung thư não, ung thư vú, ung thư gan, dạ dày, bàng quang, thận. Các hậu quả sinh sản: đẻ non, vo sinh, thai dị dạng, quái thai, ảnh hưởng chất lượng tinh dịch, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn hành vi, tổn thương chức năng miễn dịch và dị ứng, tăng cảm giác da . Đặc biệt là những liên quan của thuốc BVTV với ung thư, bạch cầu cấp ở trẻ em. Liên quan đến một số bệnh như Alheimer, bệnh Parkison, các bệnh ở hệ thống miễn dịch, tạo huyết. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có những con số chính xác về ngộ độc thuốc BVTV trên phạm vi toàn cầu. Theo tổ chức y tế Liên Mỹ ước tính khoảng 3% người lao động nông nghiệp tiếp xúc với thuốc BVTV bị ngộ độc cấp tính, với khoảng 1,3 tỷ người lao động nông nghiệp trên toàn thế giới có nghĩa là khoảng 39 triệu người có thể bị ngộ độc cấp tính hàng năm.

Theo thống kê của WHO năm 1990, mỗi năm có khoảng 25-39 triệu lao động trong ngành nông nghiệp bị nhiễm độc, trong đó 3 triệu ca nhiễm độc nghiêm trọng làm 220.000 ca tử vong liên quan đến thuốc BVTV. Ở các nước đang phát triển chiếm 99% số trường hợp, cho dù những nước này chỉ tiêu thụ

20% lượng thuốc BVTV.

Nguyễn Đình Chất nghiên cứu 62 bệnh nhân được chuẩn đoán là ngộ độc cấp lân hữu cơ thấy tổng số nhiễm khuẩn là 29/62 (46,7%) trong đó nhiễm khuẩn phổi phế quản là 23/29 (79,32%). Ngộ độc càng nặng thì càng dễ bị nhiễm khuẩn, ngộ độc độ I: nhiễm khuẩn 0%, độ II: 39,29%, độ III: 62,5%, độ VI: 80% (Nguyễn Đình Chất, 1994)

Hà Huy Kỳ và CS nghiên cứu 213 công nhân sang chai, đóng gói thuốc BVTVở 4 cơ sở sản xuất. Kết quả cho thấy giảm hoạt tính enzyme cholinesterase toàn phần chiếm 43,7%, giảm enzyme cholinesterase hồng cầu 33,8%; enzym cholinesterase huyết tương giảm trên 30% chiếm 8,9 % ( Hà Huy Kỳ và CS, 2001)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ HIỂU BIẾT VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG HOÀNG DIỆU- TP THÁI BÌNH (Trang 25 - 28)