Nguyên tắc 4 đúng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ HIỂU BIẾT VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG HOÀNG DIỆU- TP THÁI BÌNH (Trang 32 - 35)

*Đúng thuốc:

- Không một loại thuốc nào có thể trừ được tất cả các loài dịch hại. Một loại thuốc chỉ có thể trừ được nhiều hay ít loài dịch hại, thậm chí chỉ một loài dịch hại. Thuốc chỉ thích hợp sử dụng trong những điều kiện thời tiết, đất đai, canh tác, cây trồng nhất định. Trước khi mua thuốc, nông dân xác định loại dịch hại nào đang phá trên ruộng để chọn mua đúng loại thuốc thích hợp. Nếu không tự xác định được thì phải nhờ cán bộ kỹ thuật giúp để chọn được đúng thuốc mình cần, đem lại hiệu quả phòng trừ cao .

- Chọn những thuốc phù hợp với trình độ sử dụng và điều kiện kỹ thuật ở địa phương (Miền Bắc, do diện tích canh tác ít, nông dân có thói quen thấy dịch hại xuất hiện mới phòng trừ, họ thường chọn thuốc diệt trừ. Ngược lại ở miền Nam: đất rộng, nông dân quen phun sớm, phun phòng và phun nhiều lần trong vụ, thường chọn thuốc có tác dụng bảo vệ.

- Khi chọn thuốc cần chú ý đến yêu cầu vệ sinh thực phẩm của sản phẩm và chu trình thu hái. Các loại thuốc dùng cho rau và chè đặc biệt là rau sắp thu hoạch cần có loại thuốc có thời gian cách ly ngắn, có thời gian tồn lưu trên cây ngắn và ít độc.

- Lưu ý đến hiệu quả kinh tế khi dùng thuốc, nhất là đối với dịch hại cần phun nhiều lần/ vụ. Không nên sử dụng cùng một loại thuốc trong suốt vụ hoặc từ năm này qua năm khác.

- Nếu cửa hàng dùng nhiều loại thuốc có cùng tác dụng đối với loài dịch hại cần phòng trừ thì nên ưu tiên mua loại thuốc có tác dụng chọn lọc, ít độc với môi sinh, không gây hại cho cây trồng hiện tại và cây trồng vụ sau. Hiệu quả cao.

- Không dùng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc kém chất lượng và không dùng thuốc hạn chế và vi phạm quy định hạn chế. (Nguyễn Trần Oánh, 2007)

* Dùng đúng liều lượng, mức tiêu dùng và lượng nước

- Phun thuốc với liều lượng và mức tiêu dùng thấp sẽ không đảm bảo hiệu quả phòng trừ, gây lãng phí thuốc, thậm chí tạo điều kiện cho dịch hại quen thuốc và dịch hại phát triển mạnh hơn. Ngược lại phun với liều lượng cao sẽ không đem lại ích lợi kinh tế, gây độc cho người sử dụng, cây trồng, gia súc và thiên địch, để lại dư lượng cao trên nông sản.

- Phun thuốc với lượng nước ít, thuốc sẽ không bao phủ toàn cây, dịch hại không tiếp xúc được nhiều với thuốc. Nhưng nếu phun với lượng thuốc quá nhiều sẽ làm cho thuốc bị mất nhiều, hiệu quả phòng trừ bị giảm, mất nhiều công chở nước và gây độc cho môi trường.

- Hiệu quả phòng trừ dịch hại cũng không thể nâng cao nếu chỉ tăng nồng độ thuốc dùng và giảm lượng nước phun. Làm như vậy chỉ tăng độ độc cho người sử dụng, môi sinh và môi trường nhưng vẫn không đạt được hiệu quả phòng trừ mong muốn.

- Để có hiệu quả phòng trừ cao, ít gây hậu quả xấu cho môi trường, cần đảm bảo đồng thời 3 yếu tố trên. Ba yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau trên cơ sở được tính toán kỹ. Các dạng thuốc khác nhau có khả năng phân tán trong nước không giống nhau. Vì thế, cần có cách pha thích hợp cho từng dạng thuốc, để tạo hiệu quả phòng trừ cao nhất (Nguyễn Trần Oánh, 2007)

* Đúng lúc

- Đúng thời điểm: dùng thuốc vào thời điểm dịch hại dễ bị tác động, cây trồng chịu thuốc nhất và điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cho thuốc phát huy hiệu lực tốt nhất.

- Dịch hại mẫn cảm: Nên dùng thuốc khi sâu còn nhỏ, cỏ còn non, bệnh mới xuất hiện. Với các côn trùng cần phun thuốc lúc sâu còn ở bên ngoài, đang kiếm thức ăn; bướm chưa đẻ sẽ mang lại hiệu quả cao.

- Cây trồng chịu thuốc tốt nhất: Thực vật có những giai đoạn chống chịu thuốc tốt, đồng thời có những giai đoạn rất mẫn cảm với thuốc. Thuốc BVTV dễ làm giảm năng suất nếu phun vào lúc cây ra hoa, thụ phấn. Trưa nắng to, thuốc cũng dễ gây cháy lá. Cần tránh phun thuốc BVTV vào gia đoạn này.

- Điều kiện thuận lợi nhất cho thuốc phát huy tác dụng: Không phun thuốc khi trời sắp mưa, quá nắng nóng. Nên phun vào sáng sớm hay chiều mát (tố nhất là phun thuốc lúc chiều mát), tránh phun thuốc buổi trưa.

- Phun vào sáng sớm tuy ít hại đến người đi phun, dịch hại chưa lẩn tránh nên dễ dàng bị trúng độc, đần đến trưa, nhiệt độ lên cao, thuốc dễ gây độc cho dịch hại; nhưng sau khi phun, thuốc gặp nhiệt độ cao, nắng gắt, thuốc sẽ bị phân hủy một phần; mặt khác, gặp nhiệt độ cao, sự trao đổi chất của dịch hại mạnh, nên thuốc cũng bị thải ra nhiều.

- Phun vào chiều mát, khỏe người, ít bị ngộ độc; gió lặng hơn nên thuốc bị mất ít hơn. Sau khi phun thuốc, gặp nhiệt độ xuống thấp, thuốc ít bị phân hủy; dịch hại hoạt động, ra khỏi nơi ẩn nấp, nên dễ tiếp xúc với thuốc, tạo điều kiện

cho thuốc phát huy hiệu lực.

- Hạn chế một phần tác hại của thuốc với sinh vật có ích: Không phun khi thiên địch còn ít, thời điểm sinh vật có ích hoạt động mạnh.

- Về mặt kinh tế: Mỗi cây trồng chỉ có từng giai đoạn sinh trưởng nhất định, tác động của dịch hãi dễ ảnh hưởng đến năng suất. Vì vậy chỉ phun thuốc vào thời điểm mật độ hay sự phá hoại của dịch hại vượt ngưỡng kinh tế. Làm như vậy sẽ giảm được số lần phun thuốc. (Nguyễn Trần Oánh,2007)

* Đúng cách

- Đúng cách khi phun rải:

+ Phun đúng nơi dịch hại cư trú để dịch hại tiếp xúc với thuốc nhiều nhất. + Chọn phương pháp sử dụng thích hợp nhằm tăng cường tính chọn lọc của thuốc.

+ Chọn đúng công cụ phun rải thích hợp co từng mục đích sử dụng.

+ Trong điều kiện có thể, nên dùng luân phiên các thuốc khác nhau để giảm tác hại của thuốc đến sinh quần và làm chậm tính kháng thuốc của dịch hại.

+ Phải hỗn hợp các thuốc BVTV đúng cách. - Bảo hộ và an toàn lao động đúng cách.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ HIỂU BIẾT VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG HOÀNG DIỆU- TP THÁI BÌNH (Trang 32 - 35)