Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ HIỂU BIẾT VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG HOÀNG DIỆU- TP THÁI BÌNH (Trang 43 - 46)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hoàng diệu là phường cửa ngõ phía bắc của thành phố Thái Bình- tỉnh Thái Bình. Ranh giới được bao bọc 3 mặt là sông, có tổng diện tích đất tự nhiên là 613,8 ha.

- Phía Đông giáp với xã Vũ Đông. - Phía Bắc giáp với xã Đông Mỹ. - Phía Tây giáp với xã Đông Hòa.

- Phía Nam giáp với phường Lê Hồng Phong và phường Kỳ Bá.

Là phường mới thành lập theo NĐ/181/NĐ-CP ngày 16/12/2008 theo kiểu bán đô thị. Nhìn chung, vị trí địa lý của phường rất thuận lợi, nằm sát trung tâm tỉnh Thái Bình. Đặc biệt là phường mới thành lập, có 4 km Quốc lộ 10 chạy qua và 2 km tuyến nắn cải đường cầu bo mới được xây dựng. Đây là một lợi thế rất lớn tạo điều kiện cho giao lưu phát triển về kinh tế, văn hóa cũng như nhiều lĩnh vực khác với các xã, huyện trong tỉnh và với các tỉnh lân cận như: Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên…

3.1.1.2. Địa hình địa mạo

Với đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ điển hình ven biển nên địa hình của phường Hoàng Diệu khá bằng phẳng, độ dốc < 1°, thấp dần từ khu dân cư ra sông. Tính chất bằng phẳng của địa hình chỉ bị phá vỡ bởi các sông ngòi, kênh mương tự nhiên. Độ cao hầu hết từ 0,75m đến 1,25m so với mực nước biển, mức độ chênh lệch địa hình không quá 1m. Địa hình Hoàng Diệu nhìn chung bằng phẳng và dốc dần từ Bắc xuống Đông Nam.

Những nơi có địa hình cao hơn, cũng gặp khó khăn trong canh tác, yêu cầu canh tác của vùng đất cao đòi hỏi phải có hệ thống kênh mương để dẫn nước ngọt tưới cho cây trồng và tiêu chua cải tạo cho đất.

Nhìn chung đại hình của phường khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt cảu nhân dân, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, nhất là trồng lúa, màu và cây ăn quả… vùng trũng phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng lúa, hoa màu và cây gia vị thực phẩm.

3.1.1.3. Khí hậu

Phường nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do ảnh hưởng của địa hình giáp biển nên khí hậu của phường mang nét đặc trưng của vùng khí hậu duyên hải, đặc điểm mùa đông thường ấm hơn, mùa hè thường mát hơn so với khu vực sâu trong nội địa. Khí hậu của phường được chia là 4 mùa: xuân; hạ; thu; đông. Mùa xuân và mùa thu là 2 mùa chuyển tiếp, mùa hạ và mùa đông có khi hậu rất trái ngược nhau. Mùa hạ thời tiết nóng, mưa nhiều; mùa đông trời lạnh, khô và ít mưa. Theo chế độ mưa có thể chia khí hậu của phường thành 2 mùa chính:

- Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với đặc trưng là nóng ẩm mưa nhiều. Hướng gió thịnh hành là hướng gió Đông Nam với tốc độ gió là 2-4 m/s. Lượng mưa từ 1100-1500 mm chiếm 80% lượng mưa cả năm. Khi mùa lũ đến, mực nước các con sông lên cao và khi có mưa lớn tập trung thường xuyên gây ngập úng cục bộ một số khu vực thấp trũng trên địa bàn phường làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa khô có khí hậu lạnh,ít mưa. Hướng gió thịnh hành là gió đông bắc thường gây lạnh đột ngột. Nhiệt độ trung bình thấp nhất khoảng 15°C, lượng mưa ít, đạt 15- 20% lượng mưa cả năm.

Các đặc trưng khí hậu của phường bao gồm:

là 39°C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15°C, nhiệt độ cao tuyệt đối lên tới trên 39°C và nhiệt độ thấp tuyệt đối là 4,1°C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày nóng và ngày lạnh khoảng 15-20°C. Biên độ nhiệt trong một ngày đêm< 10°C. Lượng bức xạ mặt trời trung bình năm khoảng 100 kcal/cm². Tổng tích ôn khoảng 8300- 8500°C.

- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500- 2000mm, chủ yếu vào tháng 4 đến tháng 10, tập trung nhiều vào các tháng 7, 8, 9. Lượng mưa chiếm đến 80% lượng mưa cả năm. Vào mùa này, lượng mưa cao điểm có ngày cường độ lên tới 200- 350mm/ngày. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 với tổng lượng mưa khoảng 20% lượng mưa cả năm, các tháng 12 và tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi. Tháng 2 và tháng 3 là thười kì mưa phùn ẩm ướt. - Độ ẩm không khí: độ ẩm trung bình năm dao động từ 85- 95%. Các tháng có độ ẩm không khí cao là tháng 7 và tháng 8 (95%), thấp nhất vào các ngày có gió Tây Nam (có khi xuống dưới 30%)

- Bức xạ mặt trời lớn, số giờ nắng trung bình từ 1600- 2700 giờ/năm thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng và trồng được nhiều vụ trong một năm.

- Gió: gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi vào mùa hạ mang theo không khí nóng ẩm với tốc độ gió trung bình từ 2-5 m/s. Mùa hè thường hay có gió bão kèm theo mưa to có sức tàn phá rất lớn. gió bão xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7 có khi đến tháng 11, trung bình mỗi năm có từ 2-4 cơn bão đổ bộ kèm theo mưa to và gió mạnh gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc mang theo không khí lạnh, tốc độ gió không lớn lắm nhưng thường gây lạnh đột ngột, đôi khi có rét hại gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Nhìn chung, khí hậu của phường Hoàng Diệu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, song sự phân hóa của thời tiết theo mùa với những hiện tượng

thời tiết như bão, giông, gió mùa Đông Bắc, lũ lụt, hạn hán, khô hanh… đòi hỏi phải có biện pháp phòng chống hiện tượng thời tiết bất thường một cách cụ thể và hữu hiệu.

3.1.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn phường có 2 con sông lớn chảy qua: sông Trà Lý (7km) và sông Sa Lung, cùng hệ thống kênh mương và các con sông nhỏ được trải đều trên địa bàn phường có khả năng cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong phường.

Nước ngầm là nguồn nước phục vụ cho nhân dân sinh hoạt chủ yếu là giếng khơi và giếng khoan. Nguồn nước ngầm nông, sạch chưa bị ô nhiễm, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ HIỂU BIẾT VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG HOÀNG DIỆU- TP THÁI BÌNH (Trang 43 - 46)