6. Cấu trúc khóa luận
3.3. Tiết 132: Quãng đường
I. MỤC TIÊU
- HS biết cách tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
- HS vận dụng để giải các bài toán về tính quãng đường của chuyển động đều.
- Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, sáng tạo, khơi gợi hứng thú học tập môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- 2 băng giấy chép sẵn 2 đề bài của các bài toán ví dụ. - Các tờ giấy rôki trắng khổ to, bút dạ để HS viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm HS. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu: Trong tiết học toán này chúng ta cùng tìm cách tính quãng đường của một chuyển động đều.
2.2. Hình thành cách tính quãng đường của chuyển động đều
a. Bài toán 1
- GV dán băng giấy có đề bài toán1 yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hỏi:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS làm bài theo kĩ thuật khăn trải bàn: 4HS1 nhóm mỗi HS viết bài làm vào một góc của tờ giấy rôki, sau khi làm xong thì thảo luận với nhau, nhóm trưởng viết kết quả chung vào giữa rồi dán lên bảng.
- 2 HS lên bảng làm, các HS khác theo dõi, nhận xét. - Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - 1 HS đọc trước lớp, HS khác đọc thầm. - HS trả lời:
+ Bài toán cho biết ô tô đi trong 4 giờ với vận tốc 42,5km/giờ.
+ Tính quãng đường đi được. - HS thực hiện nhiệm vụ của mình. - Dự kiến các phương án làm bài của HS:
+ HS có thể làm đúng
+ HS có thể làm sai như sau: Quãng đường ô tô đi được là:
- Yêu cầu HS nhận xét kết quả trên bảng. GV giữ lại những tờ giấy có kết quả khác nhau.
- GV hướng dẫn HS tìm bài giải đúng như sau:
+ Em hiểu câu: vận tốc ô tô 42,5km/giờ như thế nào?
+ Ô tô đi trong mấy giờ?
+ Muốn tính quãng đường đi được ta phải làm như thế nào?
- Nhận xét, câu trả lời đúng là: Lấy 42,5 x 4
- GV nhận xét, lời giải đúng là: Bài giải
Quãng đường ô tô đi được là: 42,5 x 4 = 170 (km) Đáp số: 170 km. - GV hướng dẫn để HS rút ra quy tắc tính quãng đường:
+ 42,5 km/giờ là gì của chuyển động của ô tô?
+ 4 giờ là gì của chuyển động của ô tô? 4 x 42,5 = 170 (km) + HS có thể tính sai kết quả. + HS có thể chưa biết cách làm. - HS nhận xét các kết quả giống nhau và khác nhau.
+ Tức là mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km.
+ Ô tô đi trong 4 giờ.
+ Dự kiến câu trả lời của HS : Lấy 4 x 42,5
Lấy 42,5 x 4
- HS trả lời:
+ 42,5km/giờ là vận tốc của ô tô.
đi được ta làm như thế nào?
- Nhận xét, chốt lại:
Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
- Lưu ý HS: mặc dù lấy thời gian nhân với vận tốc cũng ra kết quả đúng nhưng về ý nghĩa của phép tính thì không đúng nên không được làm như thế.
- GV nêu:
+ Gọi quãng đường là S + Thời gian là t
+ Vận tốc là v
Hãy viết công thức tính quãng đường
- Nhận xét, chốt lại: S = v x t.
b. Bài toán 2
- GV dán băng giấy có ghi đề bài toán lên bảng, yêu cầu HS đọc. - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- Muốn tính quãng đường của người
HS:
. Lấy thời gian nhân với vận tốc . Lấy vận tốc nhân với thời gian - Lắng nghe, 1 vài HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
- HS suy nghĩ, viết ra nháp - HS có thể viết như sau: + S = t x v + S = v x t - 1 vài HS nhắc lại. - 2 HS đọc cho HS cả lớp cùng nghe. - 1 HS tóm tắt: Vận tốc : 12km/giờ Thời gian : 2 giờ 30 phút Quãng đường : . . . km?
đó đi được ta làm thế nào?
- Chốt lại: Ta phải lấy vận tốc nhân với thời gian người đó đã đi được. - Vận tốc của xe đạp được tính theo đơn vị nào?
- Vậy thời gian đi phải tính theo đơn vị nào mới phù hợp?
- Nhận xét, chốt lại: phải tính theo đơn vị giờ.
- Vậy trước khi tính quãng đường ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, cho điểm HS trên bảng
Lời giải đúng như sau: Bài giải
2 giờ 30 phút = 2,5 giờ Quãng đường người đó đi được là: 12 x 2,5 = 30 (km)
Đáp số: 30 km. 2.3. Luyện tập - Thực hành
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán
+ Lấy thời gian nhân với vận tốc. + Lấy vận tốc nhân với thời gian - Lắng nghe.
- Vận tốc của xe đạp tính theo đơn vị km/giờ.
- Các phương án HS có thể trả lời: + Tính theo phút
+ Tính theo giờ + Tính theo ngày...
- Ta phải đổi 2 giờ 30 phút ra giờ.
- 1 HS lên bảng làm, các HS khác làm vào vở sau đó nhận xét bài của bạn trên bảng.
- HS có thể mắc các lỗi sau:
+ Đổi 2 giờ 30 phút ra giờ không đúng.
+ Khi tính quãng đường thì lấy 2,5 x 12 = 30 (km)
+ Viết sai đơn vị quãng đường.
- 1 HS đọc to, các HS khác đọc thầm.
- Hỏi: để tính quãng đường ca nô đã đi chúng ta phải làm như thế nào? - Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét bài của HS trên bảng Lời giải đúng như sau:
Bài giải
Quãng đường ca nô đi được là: 15,2 x 3 = 45,6 (km) Đáp số: 45,6 km.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tóm tắt.
- GV hướng dẫn:
+ Để tính được quãng đường người đó đi được bằng xe đạp chúng ta làm như thế nào?
+ Đơn vị của vận tốc là gì? + Đơn vị của thời gian là gì?
- Như vậy đơn vị của vận tốc và thời gian chưa phù hợp với nhau
Vận tốc : 15,2 km/giờ Thời gian : 3 giờ
Quãng đường : ... km?
- HS trả lời: Ta phải lấy vận tốc của ca nô nhân với thời gian đã đi. - 1 HS lên bảng làm bài, HS khác làm vào vở sau đó nhận xét bài của bạn trên bảng.
- HS có thể mắc các lỗi sai như sau: + Tính sai kết quả của phép toán + Lấy 3 x 15,2 = 45,6 (km) + Sai đơn vị của quãng đường.
- HS đọc thầm đề bài, 1HS tóm tắt: Vận tốc : 12,6 km/giờ Thời gian : 15 phút Quãng đường :... km?
+ Ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
+ Đơn vị của vân tốc là km/giờ. + Đơn vị của thời gian là phút.
nên trước khi tính quãng đường chúng ta phải đổi đơn vị.
+ Nếu giữ nguyên vận tốc thì phải đổi thời gian ra đơn vị gì?
Chốt lại: phải đổi thời gian ra giờ. + Nếu giữ nguyên thời gian thì phải đổi vận tốc ra đơn vị gì?
Chốt lại: phải đổi ra km/phút. - Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét, cho điểm HS Lời giải đúng như sau: Bài giải Cách 1:
15 phút = 0,25 giờ Quãng đường xe đạp đi được là: 12,6 x 0,25 = 3,15 (km) Đáp số: 3,15km. Cách 2:
1 giờ = 60 phút
Nếu tính vận tốc theo km/phút thì vận tốc của người đi xe đạp là: 12,6 : 60 = 0,21(km/phút) Quãng đường xe đạp đi được là: 0,21 x 15 = 3,15 (km) Đáp số: 3,15km.
+ HS có thể trả lời đúng hoặc sai.
- Lắng nghe.
+ HS có thể trả lời: m/giờ, km/phút, m/phút, km/giây...
- 2 HS lên bảng làm bài theo 2 cách khác nhau, các HS khác làm ra vở rồi đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau
- HS có thể mắc các lỗi sau: + Đổi đơn vị sai
+ Khi tính quãng đường lại lấy thời gian nhân với vận tốc
+ Viết đơn vị quãng đường sai + Sai kết quả của các phép toán.
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tóm tắt
- Để tính được quãng đường AB chúng ta phải biết những gì?
- Trước hết chúng ta phải tính gì? - Nêu: Thời gian ở đây là khoảng thời gian đi được quãng đường chứ không phải là thời điểm bắt đầu đi hay thời điểm kết thúc.
- Muốn tìm thời gian xe máy đã đi ta làm thế nào?
- Hướng dẫn: Ta phải lấy thời điểm tới nơi trừ đi thời điểm xuất phát. - Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét, cho điểm HS Lời giải đúng như sau: Bài giải
Thời gian xe máy đi từ A đến B là: 11giờ - 8giờ 20 phút = 2giờ 40 phút 2 giờ 40 phút = 8 3 giờ Quãng đường từ A đến B là: 42 x 8 3 = 112 (km) Đáp số: 112 km. - 1 HS đọc to đề bài cho cả lớp nghe và tóm tắt.
- Ta phải biết vận tốc và thời gian xe máy đi từ A đến B
- Phải tính thời gian xe máy đã đi.
- Lắng nghe.
- HS có thể trả lời sai hoặc chưa trả lời được.
- Lắng nghe.
- 1 HS lên bảng làm, các HS khác làm vào vở rồi nhận xét bài của bạn trên bảng.
- HS có thể mắc các lỗi sai sau: + Không đổi 2 giờ 40 phút ra giờ + Tính quãng đường thì lấy thời gian nhân với vận tốc.
+ Sai đơn vị quãng đường
3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc và công thức tính quãng đường.
- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 1-2 HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
Bài tập luyện tập thêm: Một ô tô khởi hành từ A lúc 6 giờ 15 phút với vận
tốc 50km/giờ. Đến B ô tô nghỉ 1 giờ 30 phút, rồi từ B trở về A với vận tốc 40 km/giờ và đến A lúc 14 giờ 30 phút cùng ngày. Tính độ dài quãng đường AB.
Trong quá trình thiết kế các giáo án trên tôi thấy rằng việc dạy giải toán có lời văn trong Toán 5 rất khó khăn, phức tạp. Giáo viên thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn các phương pháp dạy học, lựa chọn các câu hỏi gợi ý hướng dẫn HS tìm ra cách giải bài toán. Qua đây tôi thấy muốn nâng cao hiệu quả các tiết dạy học giải toán có lời văn trong Toán 5 thì ở mỗi dạng toán giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận dạng bằng nhiều cách: đọc, nghiên cứu đề, phân tích bằng nhiều phương pháp (Mô hình, sơ đồ đoạn thẳng, suy luận ....) để học sinh dễ hiểu, dễ nắm bài hơn. Không nên dừng lại ở kết quả ban đầu (giải đúng bài toán) mà nên có yêu cầu cao hơn đối với học sinh.
Giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp dạy bằng nhiều hình thức
như: trò chơi, đố vui.... phù hợp với đối tượng học sinh của mình: "Lấy học sinh để hướng vào hoạt động học, thầy là người hướng dẫn, tổ chức, trò nhận thức chủ động trong việc giải toán''.
KẾT LUẬN
Việc ngiên cứu đề tài “Dạy học giải toán có lời văn trong Toán 5”
đã giúp tôi hiểu sâu hơn về cấu trúc nội dung giải toán có lời văn trong Toán 5, phân biệt được các dạng toán về giải toán có lời văn trong Toán 5, biết cách thiết kế giáo án nhằm nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn trong Toán 5. Không những thế tôi còn thấy rõ hơn được những thuận lợi và khó khăn khi dạy học giải toán có lời văn trong Toán 5.
Qua đây tôi thấy rằng muốn việc dạy học giải toán có lời văn trong Toán 5 đạt hiệu quả cao giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm biện pháp giảng dạy thích hợp, giúp các em giải bài toán một cách vững vàng, hiểu sâu được bản chất của vấn đề cần tìm, mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận toán lôgic thông qua cách trình bày, lời giải đúng, ngắn gọn, sáng tạo trong cách thực hiện. Từ đó giúp các em hứng thú, say mê học toán.
Nói tóm lại, để nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn trong Toán 5 nói riêng, trong môn Toán nói chung đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Mặc dù đã cố gắng hết mình trong việc tìm hiểu đề tài và những vấn đề xung quanh đề tài song chắc chắn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất mong nhận được sự góp ý của đông đảo quý thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài của tôi được hoàn thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Diên Hiển, Thực hành giải toán Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm. [2]. Trần Diên Hiển, 10 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Toán 5, NXB
Giáo dục - 2002.
[3]. Bùi Văn Huệ, Giáo trình tâm lý học Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm-
2006.
[4]. Đỗ Trung Hiệu, Các bài toán điển hình lớp 4,5, NXB GD- 2007.
[5]. Đỗ Trung Hiệu , Đỗ Đình Hoan , Vũ Dương Thụy, Vũ Quốc Chung,
Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học, NXB Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội- 1995.
[6]. PGS.TS. Đỗ Đình Hoan (chủ biên)- Nguyễn Ánh- TS.Đỗ Tiến Đạt,
Hỏi - Đáp về dạy học Toán 5, NXB Giáo dục - 2006.
[7]. Hà Sĩ Hồ - Đỗ Đình Hoan- Đỗ Trung Hiệu, Phương pháp dạy học Toán,
NXB GD- 2002.
[8]. Nguyễn Phụ Hy, Dạy học môn Toán ở bậc Tiểu học, NXB ĐHQGHN. [9]. Phạm Đình Thực, Phương pháp dạy học Toán bậc Tiểu học, NXB
ĐHSP.
[10]. Phạm Đình Thực, Toán chọn lọc lớp 4&5, NXB GD- 2007. [11]. Sách giáo khoa Toán 5, NXB Giáo dục - 2007.