Tác dụng của so sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu t-ợng về các hiện t-ợng tự nhiên khác

Một phần của tài liệu Tác dụng của so sánh tu từ đối với việc hình thành biểu tượng về một số hiện tượng tự nhiên cho học sinh tiểu học (Trang 49 - 56)

biểu t-ợng về các hiện t-ợng tự nhiên khác

Nh- đã nói, các đối t-ợng đ-ợc các nhà văn, nhà thơ lựa chọn để hình thành nên biểu t-ợng về tự nhiên cho HS tiểu học là rất phong phú và đa dạng.

Bên cạnh các đối t-ợng đ-ợc nhắc tới nhiều nh- trên thì còn rất nhiều những đối t-ợng mà tần số xuất hiện của chúng không nhiều . Sau đây, chúng tôi xin lựa chọn phân tích một vài ví dụ tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề này.

Nắng là một hiện t-ợng tự nhiên không xa lạ với con ng-ời Việt Nam. Những con ng-ời sống ở vùng đất nhiệt đới. Có thể vì nắng quá quen thuộc với mọi ng-ời, cho nên các nhà văn, nhà thơ ít dùng so sánh tu từ để miêu tả về nó. Tuy vậy, trong những tr-ờng hợp cụ thể, việc dùng so sánh tu từ để đặc tả đặc điểm cụ thể của nắng trong thơ văn cũng đem lại hiệu quả giáo dục nhận thức bằng biểu t-ợng cho HS tiểu học.

Ví dụ 15:

Nắng cứ nh- từng dòng lửa xối xuống mặt đất.

(Nắng tr-a - TV5)

ở đây, tác giả đã lựa chọn hình ảnh "dòng lửa xối xuống mặt đất" để tạo ra biểu t-ợng rất điển hình về "nắng tr-a" ở Việt Nam. Hình ảnh đó có sức gợi rất lớn về màu sắc của nắng (đỏ gắt) và độ nóng ghê gớm của nó.

Trong số các hiện t-ợng tự nhiên đ-ợc miêu tả bằng so sánh tu từ trong các tác phẩm thơ văn đ-ợc khảo sát, mây, suối chiếm tỉ lệ thấp nhất (1,3%). HS có thể nhận biết đ-ợc các đối t-ợng này thông qua trực giác. bằng thị giác, các em cảm thấy mây là cái gì đó rất cao, không có hình dạng cố định; còn suối ngoài việc quan sát bằng mắt, các em còn có thể nghe thấy âm thanh của đối t-ợng này. Để giúp những HS không có điều kiện quan sát trực quan về mây và suối, một số tác giả đã dung so sánh tu từ để miêu tả chúng:

Nhà thơ Quang Huy trong bài "Cửa sông" đã chọn biện pháp so sánh tu từ để giúp các HS nhỏ tuổi nhận thức đ-ợc đặc điểm của mây ở cửa sông:

Ví dụ 16:

Cửa sông tiễn ng-ời ra biển Mây trắng lành nh- phong th-.

(TV5)

Vẫn sử dụng mô hình cấu trúc có từ so sánh "A nh- B", nh-ng ở đây B đ-ợc tác giả sử dụng để đối chiếu với mây (A) lại là "phong th-", và nét t-ơng đồng giữa chúng đ-ợc tác giả lựa chọn là "lành". Đây không phải là đặc điểm bên ngoài của mây, không giống với những gì các em đã từng biết về mây bằng thị giác. Bằng cách dùng một thuộc tính đáng quý của con ng-ời làm cơ sở liên t-ởng t-ơng đồng để miêu tả tính chất của đối t-ợng, nhà thơ giúp HS có một biểu t-ợng mới về mây trắng.

Suối là đối t-ợng đ-ợc nhà thơ Vũ Duy Thông lựa chọn để hình thành nên biểu t-ợng về tự nhiên cho HS tiểu học và ông cũng là ng-ời duy nhất dùng biện pháp so sánh tu từ để giúp ông làm nên thành công này. Trong bài "Suối" tác giả có nhắc đến suối trong hai câu thơ sau:

Ví dụ 17:

Suối là tiếng hát của rừng

Từ cơn m-a bụi ngập ngừng trong mây Từ giọt s-ơng của lá cây

Từ trong vách đá mạch đầy tràn ra.

(Suối - TV3)

ở đây, nhà thơ đã sử dụng phép so sánh kết hợp với phép điệp và nhân hoá để giúp HS hình thành nên biểu t-ợng về suối. Những cách tu từ đó đã giúp HS liên t-ởng để có biểu t-ợng đẹp về suối. Nếu diễn giải ra, câu thơ đó có nghĩa là "tiếng suối hay nh- tiếng hát", nh-ng nếu nói nh- vậy thì câu thơ

sẽ không còn thi vị nữa và hiệu quả hình thành biểu t-ợng cho học sinh sẽ không cao.

3.9. Tiểu kết.

Qua việc phân tích một số ví dụ chọn lọc trên đây, chúng ta có thể thấy so sánh tu từ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành biểu t-ợng về một số hiện t-ợng tự nhiên cho HS tiểu học. Bằng cách dùng so sánh tu từ sáng tạo, độc đáo trong những tác phẩm văn ch-ơng, các nhà thơ, nhà văn đã giúp các em liên t-ởng và t-ởng t-ợng sáng tạo để có những biểu t-ợng vừa chân thực vừa giàu tính thẩm mĩ về hiện t-ợng tự nhiên gắn với một góc nhìn, một thời điểm quan sát cụ thể. Nhờ vậy, các em mở rộng và nâng cao nhận thức của mình về tự nhiên.

kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu về "Tác dụng của so sánh tu từ đối với việc hình thành biểu t-ợng về một số hiện t-ợng tự nhiên cho học sinh tiểu học" chúng tôi ban đầu rút ra một số kết luận nh- sau:

- Trong các biện pháp tu từ ngữ nghĩa đ-ợc xây dựng theo quan hệ liên t-ởng, so sánh tu từ đ-ợc các tác giả văn ch-ơng sử dụng nhiều hơn cả. Bằng cách đối chiếu hai hay nhiều đối t-ợng khác loại dựa trên quan hệ liên t-ởng t-ơng đồng giữa chúng, so sánh tu từ có sức mạnh giúp HS tiểu học nhận thức bằng hình ảnh sinh động về đối t-ợng đ-ợc phản ánh.

- Mặc dù so sánh tu từ dùng để miêu tả hiện t-ợng tự nhiên không chiểm tỉ lệ cao nhất trong các tác phẩm văn thơ dành cho HS tiểu học, nh-ng nó lại là một cách dùng ngôn ngữ nghệ thuật tái hiện sinh động nhiều loại hiện t-ợng tự nhiên và là một trong những cách tu từ có vai trò đắc lực giúp HS mở mang hiểu biết về thế giới quanh ta.

- Bằng cách dùng so sánh tu từ rất độc đáo, mỗi nhà văn, nhà thơ, thông qua tác phẩm của mình đã giúp HS tiểu học liên t-ởng, t-ởng t-ợng để có biểu t-ợng thật và đẹp về một hiện t-ợng tự nhiên gắn với một không gian và một

thời gian cụ thể. ở một số tr-ờng hợp sử dụng cụ thể trong tác phẩm văn ch-ơng, nhờ so sánh tu từ, HS tiểu học có thể từ một biểu t-ợng tiếp tục liên t-ởng, t-ởng t-ợng sáng tạo để có một biểu t-ợng mới đẹp hơn, khái quát hơn biểu t-ợng ban đầu. Theo cách đó, so sánh tu từ trong các tác phẩm văn ch-ơng đã góp phần đắc lực bồi d-ỡng năng lực t- duy cho HS tiểu học.

Tài liệu tham khảo

1. Diệp Quang Ban (chủ biên), Đinh Trọng Lạc (1999), SGK Tiếng Việt lớp 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa (1982), Phong

cách học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Đỗ Hữu Châu (chủ biên), Bùi Minh Toán (2003), Đại c-ơng ngôn ngữ

học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Hà Minh Đức (chủ biên), Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long, Phạm Thành H-ng, Nguyễn Văn Nam, Đoàn Đức Ph-ơng, Trần Khánh Thành, Lí Hoài Thu (2001), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Bùi Văn Huệ (2005), Giáo trình tâm lí học tiểu học, Nxb ĐHSP.

7. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2008), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Đinh Trọng Lạc (1964), Giáo trình Việt ngữ, tập III, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hoà (1993, 1995, 1998, 1999),

Phong cách học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Đinh Trọng Lạc (1995), 99 ph-ơng tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

11. Hoàng Phê, Vũ Xuân L-ơng, Hoàng Thị Tuyền Linh, Phạm Thị Thuỷ, Đào Thị Minh Thu, Đặng Thanh Hoà (2009), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

12. Phan Thị Thạch (1992), Giáo trình phong cách học Tiếng Việt, Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2.

13. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Hoàng Hoà Bình, Trần Mạnh H-ởng, Trịnh Mạnh, Đào Ngọc, Trần Thị Minh Ph-ơng, Lê Hữu Tỉnh, Nguyễn Trí (2008), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, Nxb ĐH & THCN.

15. Ch-ơng trình Tiểu học (2005), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. SGK Ngữ văn 6 (2006), tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. SGK Ngữ văn 12 (2008), tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tác dụng của so sánh tu từ đối với việc hình thành biểu tượng về một số hiện tượng tự nhiên cho học sinh tiểu học (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)