Ngoài ảnh hưởng của các thông số nền thì các yếu tố của vật thể chuyển động cũng có thể ảnh hưởng đến ứng xử của dầm. Để làm rõ ảnh hưởng này, ta tiến hành khảo sát một vài thông số của mô hình vật thể.
Xét bài toán dầm 1 nhịp như ở hình 4.9 với khảo sát ảnh hưởng của giá trị thông số khối lượng xe Mv = 5750, 6750, 7750 kg, các thông số mô tả nền gồm: độ
cứng lớp Winkler có giá trị kw= 300 , giá trị độ cứng lớp cắt kS = 0.5, giá trị cản nhớt của nền cf = 300, thông số hệ số tương quan α = 0.4, giá trị mô tả mức độ biến thiên độ cứng của nền n = 2, các thông số khác vần giữ nguyên. Hình 4.30 đến 4.35 mô tả giá trị của chuyển vị và moment theo thời gian tại vị trí giữa dầm với các thông số vận tốc v = 10 m/s, 20m/s
Hình 4.30. Chuyển vịđứng tính toán giữa dầm với v = 10 m/s
Hình 4.32. Moment tính toán giữa dầm với v = 10 m/s
Hình 4.33. Moment tính toán giữa dầm với v = 20 m/s
Hình 4.35. Chuyển vịđứng tính toán của thân xe với v = 20 m/s
Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng của vật thể chuyển động lên ứng xử động bên trong hệ. Kết quả chuyển vị động giữa dầm được xem xét, thể hiện trên Hình 4.30 và Hình 4.31. Từ kết quả trên hình cho thấy rằng, khi tăng giá trị Mv của vật thể thì làm tăng ứng ứng xử động bên trong hệ. Khi tăng giá trị Mv thì làm tăng độ võng dầm và vật thể.
Ngoài ra, từ kết quả xuất ra ta nhận thấy khi xe di chuyển vận tốc nhỏ thì chuyển vị của thân xe tăng và giảm khá đều, nhưng khi xe di chuyển với vận tốc nhanh hơn thì thân xe có chuyển vị thay đổi khá đột ngột. Khi xe chuyển động với vận tốc nhanh thì chuyển vị lớn nhất là lớn hơn khi xe di chuyển chậm. Giá trị đỉnh của chuyển vị xảy ra khi khối lượng tăng và vận tốc cũng tăng điều này diễn ra khi xảy ra cộng hưởng ứng với vận tốc. Thông số khối lượng có ảnh hưởng đáng kể đối với phản ứng của dầm.