Bài toán dầm đơn giản chịu tác dụng của hệ dầm cứng và 2 bánh

Một phần của tài liệu phân tích ứng xử động của dầm chịu vật thểdi động trên nền đàn hồi có độcứng biến thiên lượng giác (Trang 58 - 60)

(suspended rigid beam)

Xét bài toán như ví dụ 2 của Ping Lou [16] , Hệ gồm dầm cầu một nhịp chịu tải trọng của xe được mô tả gồm dầm cứng 2 bánh xe chuyển động được thể hiện ở hình 4.6. Trong đó, ảnh hưởng cản của dầm và các thông số của nền được loại bỏ.

Hình 4.6 Mô hình bài toán của Ping Lou [16]

Thông số của dầm và xe được cho sau đây. Chiều dài một nhịp dầm: L = 30 m Moment quán tính: I = 3.81 m4

Mođun đàn hồi: E = 2.943×10^10 N/m2 Khối lượng riêng của dầm: ρ = 3.4088×10^4 kg/m3 Khối lượng bánh xe: mw = 5×10^3 kg

Khối lượng xe: Mv = 4.8×10^4 kg

Độ cứng lò xo: kv = 1.5×10^6 N/m

Cản lò xo: cv = 8.5×10^4 Ns/m

Khoảng cách hai bánh xe: d = L1 + L2 = 18 m

Lực quán tính xe: Iv = 2.5×10^6 kg m2

Trong phân tích phần tử hữu hạn, cầu được chia ra thành 20 phần tử, mỗi phần tử dài 1.5m. Tổng thời gian chạy của xe là 3,67 (s) với vận tốc không đổi v = 100 km/h = 27.78 m/s. Ta thu được kết quả.

Hình 4.7. Chuyển vị tính toán giữa dầm của luận văn

Hình 4.8. Chuyển vị tính toán giữa dầm của Ping Lou [16]

Kết quả khảo sát giữa Luận văn và Ping Lou [16] có sự sai khác nhỏ, dễ dàng nhân thấy chuyển vị tại thời điểm gần 2 (s) của Ping Lou là gần 0.002 (m), trong khi khảo sát của Luận văn là lớn hơn 0.002 (m) tại cùng thời điểm. Có sự sai

khác này là do trong bài báo của Ping Lou [16] có xét đến thông số cản của dầm có độ lớn ζv =2.5%, còn Luận văn bỏ qua thông số này.

Một phần của tài liệu phân tích ứng xử động của dầm chịu vật thểdi động trên nền đàn hồi có độcứng biến thiên lượng giác (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)