Có một hằng số bất biến cho mọi thời đại, đó là tình yêu. Khi yêu, con ngƣời thƣờng có nhu cầu, khát vọng giãi bày những tâm trạng, tình cảm, nỗi lòng của mình mà ngôn ngữ đời thƣờng khó diễn đạt hết. Tình yêu nam nữ là tình cảm đƣợc thăng hoa đẹp nhất của con ngƣời. Ở đó có đủ sắc thái, tiết tấu, cung bậc, thanh âm... Vì vậy, mà sự thể hiện tình yêu trong ca dao nhờ đến một quan hệ có ý nghĩa biểu hiện lớn - quan hệ liên tƣởng.
3.3.1. Thời gian gợi liên tưởng đến giai đoạn tỏ tình
Nói đến Ca dao về tình yêu đôi lứa, chúng ta tự hào đƣợc thừa hƣởng từ ông cha những bài ca dao thật đẹp về đầy đủ những giai đoạn, những sắc thái của một cuộc tình. Bắt đầu một tình yêu và để có một tình yêu thì trƣớc hết phải là lời tỏ tình. Đây là một giai đoạn cực kì khó khăn vì vạn sự lúc khởi đầu bao giờ cũng gian nan. Nói làm sao để vừa ý nhị, vừa để ngƣời mình thƣơng hiểu đƣợc tình cảm bấy lâu ẩn chứa trong lòng? Có những cách tỏ tình đầy hình ảnh ẩn dụ bằng lối đối đáp dân gian:
Bây giờ mận mới hỏi đào:
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa: Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
Hay nhƣ:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? Đan sàng thiếp cũng xin vâng Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng?
Những câu chuyện tình yêu và diễn biến tâm lý của nhân vật trữ tình luôn đƣợc các tác giả dân gian tái hiện qua những ngôn ngữ giản dị, mộc mạc cùng lối kể chuyện chân thực nhƣng cũng hết sức tinh tế của ngƣời bình dân. Đó là câu chuyện của cô gái:
Sáng ngày em đi hái dâu
Gặp hai anh ấy ngồi câu Thạch Bàn Hai anh đứng dậy hỏi han Hỏi rằng: “Cô ấy vội vàng đi đâu?”
Thưa rằng: “Em đi hái dâu” Hai anh mở túi lấy trầu cho ăn
Thưa rằng: “Bác mẹ em răn Làm thân con gái chớ ăn trầu người”.
Câu chuyện đơn giản nhƣng có đủ những yếu tố cơ bản quan trọng cần có của một truyện ngắn nhƣ: nhân vật, thời gian, địa điểm…, có sự việc, thắt nút, mở nút; có cả lời dẫn truyện của ngƣời kể lẫn ngôn ngữ đối thoại trực tiếp của các nhân vật…
Đại từ “em” ở câu đầu cho thấy tác giả (cô gái) đang trực tiếp kể chuyện với một ngƣời bạn của mình. Ngƣời bạn ấy là nam hay nữ thì bài ca dao không nói rõ. Nhƣng dù là nam hay nữ thì đó cũng là một ngƣời bạn chí thân của cô gái. Nội dung, tính chất của câu chuyện và cách kể của tác gải đã cho ta biết điều đó.
Hai từ “sáng ngày” cho thấy thời gian xảy ra câu chuyện và thời gian kể lại câu chuyện rất gần nhau, đều đang ở trong một ngày. Sáng có chuyện thì trƣa hay chiều, thậm chí chậm nhất là buổi tối (cùng ngày) cô gái đã kể lại cho bạn nghe câu chuyện ấy. Nghĩa là câu chuyện đƣợc kể lại ngay sau khi nó vừa xảy ra, còn đang hết sức nóng hổi và tƣơi mới. Điều này phản ánh rõ nhu cầu khẩn thiết muốn đƣợc thông báo ngay những sự việc mới xảy ra của ngƣời kể chuyện và mối quan hệ thân thiết giữa ngƣời kể chuyện và ngƣời nghe. Đối
với ngƣời thân thì dù chuyện to hay chuyện nhỏ cũng muốn trao đổi kịp thời. Đó là quy luật tâm lý phổ biến của con ngƣời. Cô gái ở bài ca dao này cũng vậy. Ngƣời bạn mà cô đang trò chuyện ở đây, nếu là nữ thì là một ngƣời bạn gái chí thân. Nếu là nam thì chính là ngƣời tri kỉ mà cô đang tìm hiểu, thăm dò, thử thách.
Có thể thấy rằng, yếu tố thời gian đóng vai trò rất quan trọng gợi cho ngƣời đọc những liên tƣởng đa dạng trong những câu chuyện tình yêu đƣợc tác giả dân gian gửi gắm qua những ngôn từ hết sức mộc mạc, giản dị. Bài ca Hôm qua tát nước đầu đình cũng là một câu chuyện tình yêu đầy thú vị đƣợc mở đầu bằng khoảng thời gian phiếm định nhƣ một cái cớ làm quen của chàng trai nông thôn thuần phác nhƣng cũng vô cùng thông minh, dí dỏm.
Với một giọng kể chuyện thân mật, nhỏ nhẹ, rất tự nhiên, tác giả (chàng trai) đã mở đầu bài ca dao, mở đầu cuộc chuyện trò, tâm sự đặc biệt của mình với ngƣời bạn gái bằng hai câu lục bát nói về chiếc áo bỏ quên:
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Thế là câu chuyện mất áo đã đƣợc dựng lên với khá nhiều những chi tiết cụ thể, sinh động, đáng chú ý.
Thứ nhất: Thời gian mất áo “hôm qua”, nghĩa là sự việc vừa mới xảy ra, vẫn còn đang giữ nguyên tính thời sự nóng hổi của nó. Hôm qua mất áo, hôm nay gặp nhay kể lại là điều rất tự nhiên, hợp lí. Trong ca dao truyền thống của ta, những trạng ngữ nói về thời gian quá khứ gần (hôm qua, tối qua, đêm qua…) thƣờng xuyên đƣợc sử dụng và nhiều khi trở nên thiếu tính sáng tạo, thiếu hiệu quả nghệ thuật. Ở đây, mô típ truyền thống đó đã đƣợc sử dụng hợp lí, sáng tạo và có thể nói là rất “đắc địa”.
Thứ hai: Địa điểm mất áo “đầu đình” – một địa điểm vừa rất cụ thể, xác định, vừa rất tiêu biểu, điển hình, vì trƣớc đây ở nông thôn Việt nam, làng nào mà chẳng có đình và ngƣời nào ở nông thôn mà lại không một lần đi qua hoặc biết về nơi đó.
Thứ ba: Trƣờng hợp chiếc áo bị “bỏ quên” khi đi tát nƣớc, một trƣờng hợp lao động rất cụ thể, xác định đồng thời cũng mang tính chất điển hình, tiêu biểu, dễ hiểu, dễ chấp nhận, không có gì trái khoáy, khác thƣờng, khiến cho ngƣời nghe phải băn khoăn, nghi hoặc gì cả.
Với việc kể lại những chi tiết nói trên (thời gian, địa điểm, trƣờng hợp mất áo), chàng trai chẳng những làm cho ngƣời nghe (trƣớc hết là cô gái) tin vào câu chuyện và chú ý lắng nghe, theo dõi lời kể của anh mà còn làm cho ngƣời nghe tăng thêm niềm tin và thiện cảm đối với anh nữa. Bởi vì cách kể chuyện rõ ràng, rành mạch, ngắn gọn đâu ra đấy, nhớ chính xác từng chi tiết một chứng tỏ chàng trai không phải là một ngƣời mất trí hay kém trí nhớ. Anh chỉ là một ngƣời đãng trí. Chẳng những không đáng ghét, đáng sợ mà còn đáng yêu, đáng thông cảm. Bởi vì sự đãng trí nhất thời do mải mê công việc, ai mà chẳng có, nhất là ở tuổi thanh niên nhƣ anh.
Vậy là câu chuyện của chàng trai đƣợc dẫn dắt rất tài tình qua các bƣớc: Hỏi xin áo: Em được thì cho anh xin, tiếp theo là nghi vấn và hi vọng: Hay là em để làm tin trong nhà; kể chuyện rách áo và lí do chƣa khâu vá đƣợc:
Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Áo anh sứt chỉ đã lâu
Bƣớc tiếp theo là mƣợn khâu và hứa sẽ trả công hậu hĩnh:
Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng Khâu rồi anh sẽ trả công
Đến lúc lấy chồng anh lại giúp cho
Giúp em một thúng xôi vò Một con lợn béo, một vò rượu tăm
Giúp em đôi chiếu em nằm Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo
Giúp em quan tám tiền cheo Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.
Tựu trung, câu chuyện mất áo trƣớc sau vẫn là một câu chuyện hƣ cấu, “bịa đặt”. Sở dĩ nó hấp dẫn, rung động ngƣời đọc bởi nó đã đƣợc “bịa đặt” và hƣ cấu theo quy luật của cái đẹp, theo nhu cầu chân thực và chân chính của trái tim con ngƣời.
3.3.2. Thời gian gợi liên tưởng đến giai đoạn tình yêu
Sau giai đoạn tỏ tình là đến giai đoạn yêu đƣơng và đây là thời gian thơ mộng nhất cũng nhƣ đầy thử thách nhất. Nào yêu thƣơng, nào nhớ nhung, nào giận hờn, nào xa cách, nào đợi chờ...
Nói về tình yêu thì không thể bỏ qua một cung bậc cảm xúc rất đặc biệt của những tâm hồn nhạy cảm đang sống trong tình yêu: đó là nỗi nhớ. Nỗi nhớ trong ca dao luôn gắn liên với những khoảng thời gian nhất định, đó cũng chính là thƣớc đo tình cảm của nhân vật trữ tình trong tình yêu:
Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt trên vai Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt Mắt thương nhớ ai Mà mắt không yên
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một lỗi chưa yên mọi bề
Đây là một bài ca dao tƣơng tƣ rất độc đáo, nội dung và nghệ thuật của nó không trùng với bất kì một bài ca dao nào khác. Hai từ “thƣơng”, “nhớ” đƣợc dùng liền nhau tạo thành một cụm từ điệp đầy tính nhạc, khắc họa sâu nỗi nhớ
thƣơng của ngƣời con gái đang yêu. Sự nhớ thƣơng ở bài ca dao này gắn liền với một nỗi lo rất lớn mà hai câu cuối cùng đã nói rõ:
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một lỗi chưa yên mọi bề
Câu chuyện về sự khắc khoải không yên đã xảy ra từ “đêm qua” đƣợc nhân vật tái hiện lại nhƣ một lời kể lể, thở than để vơi bớt đi những tâm sự trong lòng.
Khi phải tạm xa nhau, chàng trai luyến tiếc những giây phút cận kề:
Còn đêm nay nữa mai đi
Lạng vàng không tiếc, tiếc khi ngồi kề.
Trời đã sáng, những gặp gỡ hàn huyên đêm qua giờ chỉ còn là kỷ niệm mong manh để làm hành trang cho cuộc đăng trình.
Còn nàng thôn nữ thì cũng nức nở trong ngấn lệ đầy vơi:
Có đêm thơ thẩn một mình Ở đây thức cả năm canh rõ ràng
Có đêm tạc đá ghi vàng
Ngày nào em chả nhớ chàng, chàng ơi.
Đi đâu, làm gì, nàng đều cảm thấy nỗi nhớ đeo đẳng và vƣơng dấu tích khắp nơi khiến xao lãng cả công việc thƣờng ngày:
Chiều chiều mang giỏ hái dâu
Hái dâu chả hái, nhớ câu ân tình
Có khi, tình yêu trong ca dao lại là chút dò hỏi đầy hoài nghi:
Bữa nay tôi hỏi thiệt lòng mình
Còn thương nghĩa cũ hay tình lao xao
Có khi là chút giận hờn nhƣng chứa đựng biết bao tình cảm yêu thƣơng:
Mùa xuân em đi chợ Hạ
Mua cá thu về, chợ hãy còn đông Ai nói với anh rằng em đã có chồng Bực mình em đổ cá xuống sông em về
Có khi, đó lại là niềm tin yêu sâu sắc, quyết tâm đợi chờ ngƣời mình yêu thƣơng:
Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ
Hình ảnh cây đa, bến đò đi cùng với các từ ngữ xưa, cũ nhằm khắc họa một tình cảm sắt son, bền chặt của nhân vật trữ tình (thƣờng đƣợc hiểu là ngƣời phụ nữ).
Muối ba năm, muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa
Nay mười tư mai mười rằm
Chín tháng cũng đợi, mười năm vẫn chờ
Trăm năm quyết đợi, quyết chờ
Dẫu mà tóc bạc như tơ cũng đành
Ca dao thƣờng dùng các khoảng thời gian mặc dù mang tính cụ thể, định lƣợng rõ ràng nhƣng trên thực tế chỉ là những hình ảnh bóng bảy, đầy tính ẩn dụ nhằm mục đích diễn đạt suy nghĩ, tình cảm của ngƣời bình dân. Quãng thời gian ba năm, sáu tháng ba vạn sáu ngàn ngày hay trăm năm… nhằm khắc họa một khoảng thời gian có tính chất lâu dài, bền vững, ẩn dụ cho tình cảm con ngƣời bền chặt, khó phai. Việc sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian kết hợp với các từ ngữ chỉ thuộc tính mang tính chất bền vững, hiển nhiên của sự vật nhƣ: muối mặn, gừng cay; nay mười tư mai mười rằm và khoảng thời gian đƣợc tính bằng độ dài đời ngƣời trăm năm đƣợc sử dụng nhƣ khẳng định chân lý về sự thủy chung, son sắc trong tình cảm con ngƣời.
3.3.3. Thời gian gợi liên tưởng đến những lời thề nguyền
Tình yêu vốn có nhiều cung bậc, có buồn vui, ngọt bùi, đắng cay…và cũng có sự bất hạnh nữa. Nếu tâm hồn con ngƣời có bao nhiêu “nốt nhạc thăng trầm” thì tình yêu cũng thế. Bên cạnh những lời tỏ tình, trao duyên thì những lời thề
nguyền gắn bó keo sơn lại càng không thể thiếu đƣợc. Nó đƣợc xem nhƣ là chất keo dính, là một sự khẳng định cho tình yêu đôi lứa. Nói khác hơn, lời thề nguyền ấy có tính chất lằm tăng sức mạnh cho hai ngƣời trong việc hƣớng về lý tƣởng cả hai cùng đang thêu dệt.
Sau những lần “e ấp làm quen”; sau những lời tỏ tình vừa dễ thƣơng, hóm hỉnh, hài hƣớc, thông minh, tài tình, táo bạo và cũng không kém phần tha thiết thì cả hai cùng hƣớng về một tƣơng lai thật đẹp. Để củng cố niềm tin và tăng thêm sức mạnh, cả hai cùng muốn thể hiện tấm chân tình của mình; và những lời thề đã đƣợc thốt ra.
Chàng trai nói một cách mạnh mẽ:
Yêu nhau mấy núi cũng leo Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua
Yêu nhau chẳng ngại đường xa
Một ngày không đến thì 3-4 ngày”
Tình yêu là tâm sự muôn đời và tâm lý chung của những ngƣời đang yêu, là niềm khao khát gìn giữ cho tình yêu bất tử. Ca dao xƣa cũng mang trong mình tinh thần nhân bản ấy, khi có rất nhiều câu, bài thể hiện ƣớc nguyện gắn kết của tình yêu chung thuỷ trọn đời. Và cái đích cuối cùng mà những lời thề nguyền hƣớng tới: ấy là khát khao một tình yêu chung thuỷ, gắn bó keo sơn, một sự gắn kết bền vững giữa những trái tim yêu thƣơng. Nên câu ca dao sau mang đậm ý nghĩa ấy:
Thương nhau tạc một chữ tình
Trăm năm thề quyết bạn mình có nhau
Có quan niệm cho rằng, khi yêu ngƣời con gái thƣờng rất nhạy cảm, tình yêu của họ mãnh liệt đến vô cùng. Cho nên nhu cầu gắn kết hoặc mong muốn một tình yêu bất diệt luôn thƣờng trực trong họ:
Trót lời đã bén duyên chàng Dù cho nát đá phai vàng mới thôi
Hòn đá cách Hàn xếp đổ lò nôi Cạn lòng con sông cái Thì tôi mới quên nghĩa chàng”
Có những từ ngữ bản thân nó không có ý nghĩa chỉ thời gian, nhƣng đặt trong một ngữ cảnh nhất định lại có ý nghĩa chỉ một thời gian mãi mãi, lâu dài nhƣ: nát đá phai vàng ở câu thơ trên. Có khi thề nguyền một cách quyết liệt dứt khoát nhƣ một sự kiên định về tình yêu chung thuỷ suốt đời không đổi thay.
Chừng nào núi Bụt hết cây
Lại Giang hết nước, dạ này hết thương.
Cây núi Bụt, nƣớc sông Giang thì không thể nào hết và không thể xác định hay cân, đo, đong, đếm đƣợc. Và nhƣ thế, đem tình cảm của chính mình ra mà thề nguyền là một minh chứng rõ nhất, đáng quý nhất của tình yêu đôi lứa.Thứ tình cảm ấy là tình cảm gắn cốt ghi tâm, khắc sâu vào trong da thịt của ngƣời con gái. Dù cho vật đổi sao dời, dù cho thế giới xoay chuyển, vận thế đổi thay nó cũng không hề xê dịch.
Vì thế:
Trăm năm quyết chí một chồng
Dầu ai thêu phụng vẽ rồng mặc ai
Dầu cho đá nát vàng phai
Trăm năm duyên nợ chẳng phai chút nào
Ngƣời con gái thề nguyền trong tình yêu là vậy. Còn chàng trai thì sao? Chàng trai cũng mạnh mẽ không kém, dù biết rằng trong tình yêu không có khái niệm: ai yêu ai nhiều hơn. Chính vì vậy, để đáp lại ân tình của ngƣời con gái, chàng trai thƣờng đƣa ra những lời thề thốt, hứa hẹn một tƣơng lai cho mối tình của họ.
Chừng nào cho sóng bỏ ghềnh
Bao giờ cạn lạch Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới phai lời nguyền Biển đông sóng gợn cát đùa Sánh đôi không đặng lên chùa anh tu
Lời thề nguyền của chàng trai không chỉ là minh chứng cho tình yêu chung thuỷ của chàng trai đối với ngƣời con gái ở kiếp này, mà sức mạnh của tình yêu