Thời gian không xác định

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ thời gian trong ca dao về tình yêu đôi lứa (Trang 73 - 75)

Nếu thời gian xác định là những khoảng thời gian cụ thể, đƣợc định lƣợng bằng các đơn vị chỉ thời gian thì thời gian không xác định (phiếm định) là những thời gian mang tính phiếm chỉ, chung chung.

Cái hiện tại của thời gian trong ca dao thƣờng đƣợc đánh dấu bằng các mô típ nhƣ: bao giờ, bấy lâu, nào khi, sáng ngày, chiều chiều, ngày ngày…

Ví dụ:

Đêm đêm ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ

Đêm đêm là mốc thời gian gắn với nhiều suy tƣ, đó là khoảng thời gian trầm lắng trong ngày, khi mà những cảm xúc yêu đƣơng, nhớ nhung tuôn trào.

Ví dụ:

Khi xưa đằm thắm muôn phần

Bây giờ đã lạt như canh cần nấu xuông

Khi xưa đằm thắm như hoa

Bây giờ đã lạt như pha nước hồ

Các cặp từ ngữ chỉ thời gian khi xưa, bây giờ khắc hoạ rõ nét sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại. Quá khứ thì tƣơi sáng, tốt đẹp còn hiện tại thì nhạt nhẽo, chia xa.

Ngày ngày ra đứng đầu đình

Chuyện trò to nhỏ có mình, có ta

Ngày ngày ra đứng đầu nhà

Chuyện trò to nhỏ có ta, có mình

Chiều chiều gió giục cơn buồn

Thương ai nước mắt nhỏ tuôn ngắn dài

Mô típ ngày ngày, chiều chiều đã trở nên quen thuộc trong ca dao Việt Nam. Nó diễn tả một sự việc diễn ra thƣờng xuyên, lặp đi lặp lại. Đọc câu ca dao đầu tiên, ngƣời đọc hình dung ra hình ảnh quen thuộc của cặp vợ chồng ngày ngày, lúc vui lúc buồn đều có nhau để sẻ chia tâm tƣ, tình cảm. Câu ca dao thứ hai lại khắc hoạ một nỗi nhớ thƣơng vẫn luôn thƣờng trực trong lòng nhân vật trữ tình.

Khoảng thời gian chiều chiều lại càng làm cho nỗi nhớ nhung, sầu muộn ấy càng trở nên khắc khoải hơn.

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ thời gian trong ca dao về tình yêu đôi lứa (Trang 73 - 75)